Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 88/1998/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 25/06/1998 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 10/07/1998 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 88/1998/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LàI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN
ĐỂ CHO VAY THEO KẾ HOẠCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
CỦA NHÀ NƯỚC NĂM 1998
Căn cứ Quyết định số 52/1998/QĐ-TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp bù chênh lệch lãi suất huy động vốn để cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998 như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được cấp bù chênh lệch lãi suất theo hướng dẫn tại Thông tư này là các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, huy động vốn để cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước năm 1998 được quy định tại Quyết định số 52/1998/QĐ-TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, gồm Tổng cục Đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
2. Phạm vi, nguyên tắc cấp bù
- Chỉ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản cho vay đầu tư theo kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo danh mục và kế hoạch cho vay. Tổng số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước đã được phê duyệt cho mục tiêu này.
- Số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất được tính toán trên cơ sở mức dư nợ cho vay đầu tư thực tế phát sinh và với mức lãi suất hoà đồng của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả các nguồn vốn không phải trả lãi (nếu có). Việc huy động vốn trong dân để cho vay tín dụng đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp.
3. Phương pháp cấp bù
Số tiền chênh lệch lãi suất được tạm cấp bù hàng quý theo kế hoạch; số tiền chênh lệch lãi suất cấp bù chính thức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúc năm tài chính.
3.1. Lập kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn tín dụng năm 1998 được phân bổ và danh mục công trình cho vay đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, đơn vị được giao nhiệm vụ cho vay lập kế hoạch huy động vốn trong dân (trong phạm vi nguồn vốn được phân bổ theo Quyết định số 52/1998/QĐ-TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ), lãi suất huy động dự kiến và xác định số chênh lệch lãi suất dự kiến đề nghị cấp bù theo công thức:
Tiền cấp bù chênh Dư nợ cho Lãi suất huy Số tháng cho
lệch lãi suất dự = vay bình x động b.quân - 0,81% x vay được cấp (1)
kiến trong năm quân tháng theo tháng bù trong năm
Trong đó:
+ Dư nợ cho vay bình quân tháng là dư nợ cho vay dự kiến theo kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998 được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số dư nợ đầu tháng và dư nợ cuối tháng.
+ Lãi suất huy động bình quân tháng là lãi suất hoà đồng bình quân dự kiến (được tính theo phương pháp bình quân gia quyền) của tất cả các nguồn vốn (kể cả nguồn không phải trả lãi) trong phạm vi nguồn vốn được phân bổ theo kế hoạch 1998.
- Trên cơ sở số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất dự kiến được xác định theo công thức (1), Tổng cục Đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam lập kế hoạch đề nghị cấp bù lãi suất năm trong đó có chia ra từng quý gửi Bộ Tài chính theo đúng thời hạn quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước để làm căn cứ tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và xét tạm cấp bù chênh lệch lãi suất hàng quý.
- Háng quý, vào tháng cuối quý, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi và báo cáo tình hình thực tế nguồn vốn cho vay, thực hiện cho vay quý trước của đơn vị để xét tạm cấp bù chênh lệch lãi suất quý theo kế hoạch và có điều chỉnh theo tiến độ thực hiện quý trước của đơn vị.
3.2. Xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế
- Số tiền chênh lệch lãi suất thực tế năm được xác định theo công thức:
Số dư nợ Số ngày dư
S thực tế của x nợ thực tế
Số tiền cấp Lãi suất từng khoản vay trong năm
bù chênh huy động
lệch lãi suất = thực tế - 0,81% x (2)
thực tế năm b/q tháng 30
Trong đó:
+ Lãi suất huy động thực tế bình quân tháng là lãi suất thực tế bình quân tháng (được tính theo phương pháp bình quân gia quyền) của các nguồn vốn (kể cả nguồn không phải trả lãi) trong phạm vi nguồn vốn được phân bổ trong kế hoạch tín dụng đầu tư 1998. Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sử dụng nguồn vốn sẵn có để cho vay theo kế hoạch thì lãi suất huy động trong dân dùng để tính lãi suất huy động thực tế bình quân tháng để tính cấp bù là lãi suất huy động bình quân trong năm của các loại tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.
+ Dư nợ cho vay thực tế là dư nợ thực tế cho vay theo danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.
- Kết thúc năm tài chính, Tổng cục Đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu từ và phát triển Việt Nam lập báo cáo đề nghị cấp bù chênh lệch lãi suất gửi Bộ Tài chính theo quy định tại điểm 4 của Thông tư này.
- Sau khi kiểm tra, Bộ Tài chính sẽ xác định chính thức số tiền chênh lệch lãi suất được cấp bù. Nếu số tiền đã tạm cấp bù trong năm nhỏ hơn số tiền được cấp bù thực tế, Bộ Tài chính sẽ cấp bổ sung phần chênh lệch thiếu. Nếu số tiền đã tạm cấp bù trong năm lớn hơn số tiền được cấp bù thực tế, phần chênh lệch thừa phải nộp vào ngân sách nhà nước.
4. Chế độ báo cáo
Tổng cục Đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi Bộ Tài chính những báo cáo sau:
a. Báo cáo quý bao gồm:
Báo cáo quý về tình hình thực tế nguồn vốn, vốn huy động trong dân để cho vay đầu tư, dư nợ cho vay, số chênh lệch lãi suất thực tế, số tiền chênh lệch lãi suất đã được tạm cấp (gửi trong tháng đầu của quý sau).
b. Báo cáo năm gửi trong vòng quý I của năm sau gồm:
+ Tình hình nguồn vốn, huy động vốn trong dân để cho vay theo danh mục chỉ định.
+ Báo cáo tình hình thực hiện cho vay, dư nợ cho vay (chi tiết theo từng khoản vay).
+ Số tiền chênh lệch lãi suất đã tạm cấp trong năm.
+ Số tiền chênh lệch lãi suất thực tế đề nghị cấp bù cả năm.
5. Cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn.
Việc cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay từ nguồn vốn ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại theo Quyết định 237/KTTH-Tym ngày 20/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 55 TC/TCDN ngày 18/8/1997 của Bộ Tài chính.
6. Tổ chức thực hiện
- Tổng cục Đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt việc lập kế hoạch, xác định chính xác số chênh lệch lãi suất đề nghị cấp bù và gửi báo cáo cho Bộ Tài chính đúng nội dung và thời hạn quy định tại Thông tư này.
- Các Tổ chức tín dụng khác nếu được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ huy động vốn và cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước cũng được thực hiện theo quy định của Thông tư này.
- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính.
Không có văn bản liên quan. |
Thông tư 88/1998/TT-BTC hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất huy động vốn để cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước năm 1998
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số hiệu: | 88/1998/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 25/06/1998 |
Hiệu lực: | 10/07/1998 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!