Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 14/TTLB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Minh Hương, Lê Thị Ngọt |
Ngày ban hành: | 04/11/1992 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 04/11/1992 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực một phần |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
LIÊN BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 14/TTLB | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1992 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - NỘI VỤ
Về công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà
nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành theo Pháp luật Ngân hàng nước Việt Nam ngày 24-5-1990; Pháp luật về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam ngày 14-11-1987; Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 11-2-1989; Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Nội vụ ra Thông tư hướng dẫn về công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản như sau:
I.- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1/ Công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản quy định trong Thông tư này bao gồm các mặt công tác:
- Bảo vệ an ninh nội bộ ngành Ngân hàng, giữ bí mật Nhà nước, phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động phá hoại kinh tế, tiền tệ;
- Bảo vệ an toàn: tiền (đồng Việt Nam và ngoại tệ), vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, giấy dùng để in tiền và các loại ấn chỉ có giá trị khác do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản (dưới đây gọi là hàng đặc biệt);
- Công tác phòng cháy, chữa cháy;
- Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm kinh tế xâm phạm tài sản Nhà nước.
2/ Ngân hàng và công an các cấp có trách nhiệm thường xuyên trao đổi các thông tin; những hiện tượng nghi vấn về các hoạt động xâm phạm an ninh và tài sản nhà nước; tình hình hoạt động của các loại tội phạm trong lĩnh vực Ngân hàng. Phát động và duy trì thường xuyên phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an toàn cơ quan, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống những hành vi có hại cho an ninh và trật tự trong lĩnh vực Ngân hàng.
II.- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Để công tác bảo vệ được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, liên Bộ quy định trách nhiệm của mỗi ngành như sau:
A.- NGÀNH NGÂN HÀNG
1/ Thủ trưởng Ngân hàng các cấp là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai các mặt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ an toàn tài sản do đơn vị mình quản lý và bảo quản. Phải thường xuyên giáo dục ý thức chính trị, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cao cho Cán bộ Công nhân viên thuộc quyền. Bố trí những người có đủ tiêu chuẩn chính trị và năng lực chuyên môn làm việc tại các bộ phận cơ mật, có liên quan trực tiếp tới tiền bạc, tài sản quý hiếm. Phải thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập nắm vững quy trình quy phạm làm việc đã quy định
Căn cứ Pháp luật bảo vệ bí mật Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, xây dựng các quy chế về bảo vệ bí mật, quy chế giao dịch, tiếp xúc, làm việc với khách hàng, nhất là với người nước ngoài; các chế độ, nội quy về hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng.
2/ Thủ trưởng Ngân hàng các cấp phải thường xuyên kiện toàn, củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ quan, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ. Trang bị phương tiện bảo vệ cần thiết cho lực lượng này.
3/ Đối với các đơn vị trọng điểm như nhà máy in đúc tiền, các kho tiền, các kho giấy in tiền, các đợt vận chuyển hàng đặc biệt phải phối hợp với công an cùng cấp xây dựng kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt, thường xuyên củng cố hệ thống kho tiền, từng bước trang bị xe vận chuyển chuyên dùng, các phương tiện kỹ thuật bảo vệ, phương tiện báo cháy tự động, phương tiện thông tin liên lạc... nhằm bảo đảm bí mật, an toàn tài sản Nhà nước.
4/ Thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng các cấp cần phân công người có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Nhà nước. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy của cơ quan. Xây dựng nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy cần thiết. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương, xử lý kịp thời và có hiệu quả khi có cháy xảy ra.
5/ Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ của Nhà nước và của ngành; đặc biệt là các chế độ bảo vệ bí mật Nhà nước, chế độ tín dụng, tiền tệ và thanh toán, chế độ quản lý ngoại tệ, kim khí quý, đá quý nhằm phát hiện, uốn nắn và xử lý kịp thời các sơ hở, thiếu sót, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao.
6/ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an cùng cấp trong việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản. Đấu tranh kiên quyết với các hoạt động phá hoại tiền tệ, sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả, ngoại tệ giả và các ấn phẩm có giá trị như tiền giả.
7/ Thủ trưởng Ngân hàng các cấp cần bố trí nơi ăn ở và phương tiện làm việc cần thiết cho lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các Nhà máy in đúc tiền, các kho tiền thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
B.- BỘ NỘI VỤ
1/ Công an các cấp có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, hỗ trợ Ngân hàng cùng cấp trong công tác bảo vệ cán bộ, xây dựng quy chế bảo vệ bí mật, quy chế giao dịch, tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài, chế độ quản lý cán bộ công nhân viên, quản lý tiền tệ... có liên quan tới công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ an toàn tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động có hại cho hoạt động lưu thông tiền tệ và những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Ngân hàng.
2/ Phối hợp với Ngân hàng xây dựng phương án bảo vệ toàn diện đối với nhà máy in đúc tiền, kho tiền và kế hoạch bảo vệ đối với các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt của hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
3/ Bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ đủ về số lượng, có năng lực nghiệp vụ cần thiết, ngày đêm trực tiếp bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm như các nhà máy in đúc tiền, các kho tiền, các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước quản lý và bảo quản.
Đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, công ty vàng bạc, đá quý, việc bảo vệ kho tiền và hàng đặc biệt trên đường vận chuyển do Thủ trưởng đơn vị Ngân hàng và Thủ trưởng cơ quan công an cùng cấp bàn bạc, thỏa thuận khi có yêu cầu.
4/ Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng bảo vệ chuyên trách và lực lượng phòng cháy chữa cháy của các Ngân hàng. Giới thiệu nơi cung cấp và hướng dẫn cho ngân hàng các cấp việc trang bị, sử dụng các phương tiện bảo vệ và phương tiện phòng cháy, chữa cháy cần thiết. Có phương án chủ động phối hợp với Ngân hàng xử lý khi có cháy, nổ xảy ra tại trụ sở các cơ quan của ngành Ngân hàng.
5/ Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc ngành Ngân hàng trong những trường hợp cần thiết để thanh tra, kiểm tra chấp hành chính sách, chế độ và các quy định khác về quản lý tiền tệ, tài sản của ngành Ngân hàng nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kịp thời khắc phục.
6/ Áp dụng những biện pháp cần thiết để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra khám phá các hành vi làm lộ bí mật Nhà nước; sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả, các ấn phẩm có giá trị như tiền giả, phá hoại tiền tệ; làm trái chính sách, chế độ của Nhà nước và của ngành Ngân hàng gây thiệt hại đến tài sản do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản, thu hồi tài sản cho Nhà nước.
III.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Hai ngành Ngân hàng và Nội vụ cần làm tốt việc phổ biến Thông tư này đến cán bộ, công nhân viên chức Ngân hàng và cán bộ, chiến sĩ công an làm nhiệm vụ bảo vệ ngành Ngân hàng.
2/ Mỗi ngành phải chủ động lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung đã nêu trong Thông tư này.
3/ Hàng tháng, các cán bộ lãnh đạo cấp phòng có liên quan của 2 ngành tại địa phương phải trao đổi kết quả thực hiện Thông tư liên bộ; rút kinh nghiệm công tác và phải báo cáo Giám đốc công an và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để phối hợp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
4/ Hàng năm, lãnh đạo 2 ngành tại địa phương họp kiểm điểm việc thực hiện Thông tư liên bộ. Đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan cấp trên theo ngành dọc để theo dõi chỉ đạo.
5/ Vụ Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh kinh tế Bộ Nội vụ làm đầu mối của liên bộ để tập hợp và theo dõi tình hình thực hiện Thông tư này. Hai đơn vị cần thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời báo cáo lãnh đạo liên bộ xem xét và có ý kiến chỉ đạo.
6/ Thông tư này thay thế thông tư số 05/TT-LB ngày 6-8-1984 của Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Nội vụ và có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định khác của hai Bộ trái với tinh thần Thông tư này từ nay hết hiệu lực thi hành.
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG (Đã ký)
LÊ MINH HƯƠNG | KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC PHÓ THỐNG ĐỐC (Đã ký)
LÊ THỊ NGỌT |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
Thông tư liên bộ 14/TTLB bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước của ngành Ngân hàng
In lược đồCơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ |
Số hiệu: | 14/TTLB |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Ngày ban hành: | 04/11/1992 |
Hiệu lực: | 04/11/1992 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Minh Hương, Lê Thị Ngọt |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực một phần |