Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | 621-622 |
Số hiệu: | 26/VBHN-NHNN | Ngày đăng công báo: | 26/06/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 11/06/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Không còn phù hợp |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 26/VBHN-NHNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008;
2. Thông tư số 26/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng1, 2,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Quyết định số 877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002 về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001, Quyết định số 1085/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 và khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. 3, 4 Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng.
2. Thời hạn còn lại: Là thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó.
3. Mua có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
4. Bán có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
5. Mua hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá.
6. Bán hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.
7. Đấu thầu khối lượng: Là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
8. Đấu thầu lãi suất: Là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán.
9. Ngày thông báo: Là ngày Ngân hàng Nhà nước thông báo về việc mua hoặc bán giấy tờ có giá.
10.5 Ngày đấu thầu: Là ngày Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu, xét thầu, thông báo kết quả đấu thầu.
11. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán (haircut): Là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn và giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán đối với từng loại giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ trên cơ sở xem xét mức độ rủi ro và thời hạn còn lại của từng loại giấy tờ có giá.
12. Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá: Là tỷ lệ khối lượng các loại giấy tờ có giá tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tính theo giá trị giao dịch (giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng).
13.6 Ngày thanh toán: Là ngày tổ chức tín dụng trúng thầu thực hiện giao, nhận giấy tờ có giá và thanh toán với Ngân hàng Nhà nước.
14.7 Ngày mua lại: Là ngày bên mua bán lại và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đã mua (đối với giao dịch mua, bán có kỳ hạn) cho bên bán, bên bán thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho bên mua theo giá mua lại.
15.8 Thời hạn bán: Là số ngày kể từ ngày đấu thầu của phiên mua, bán có kỳ hạn đến ngày mua lại (tính cả ngày đấu thầu và không tính ngày mua lại).
Điều 3. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở
Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước thành lập, do một Phó Thống đốc làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức và hoạt động theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở
Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Điều 5. Công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở9
1. Các tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố);
1.2. Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm: máy FAX, máy vi tính nối mạng internet;
1.3. Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở (theo Phụ lục số 01/TTM của Quy chế này);
2. Thủ tục công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở:
2.1. Các tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện theo quy định Khoản 1 Điều này lập và gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở (theo Phụ lục 02a.ĐGH đính kèm Thông tư này) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để được cấp giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở.
Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở hợp lệ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học) thực hiện việc cấp giấy Giấy công nhận thành viên tham gia thị trường mở và mã số thành viên, mã số giao dịch, mã khóa chữ ký điện tử và phân quyền cho tổ chức tín dụng để giao dịch qua mạng của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng gửi Giấy đề nghị cấp mới mã khóa truy cập, chữ ký điện tử tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học) (theo Phụ lục 02b.ĐGH đính kèm Thông tư này) để thực hiện các thủ tục cấp mới quyền giao dịch, mã khóa truy cập và mã chữ ký điện tử theo quy định. Đối với trường hợp thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử tổ chức tín dụng phải gửi giấy đề nghị ngay cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học) qua Fax, gửi trực tiếp hoặc thông báo qua điện thoại để đảm bảo an toàn trong giao dịch.
Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, chữ ký điện tử, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học) thực hiện việc cấp mới quyền giao dịch, mã số khóa và mã số chữ ký điện tử theo quy định. Trường hợp thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử, Ngân hàng Nhà nước sẽ hủy quyền giao dịch và thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử, ngay sau khi nhận được đề nghị của tổ chức tín dụng.
3. Giấy công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở tự động chấm dứt hiệu lực trong trường hợp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản về việc tổ chức tín dụng bị tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc trong trường hợp có thông báo của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức tín dụng gửi lại giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo Phụ lục 02a.ĐGH đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong trường hợp tổ chức tín dụng đã được tổ chức lại hoặc trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện để được cấp lại giấy công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
Điều 6. Thẩm quyền ký tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng là người có thẩm quyền ký các văn bản tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng có thể ủy quyền trực tiếp, hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của các chức danh trong hệ thống tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này.
2. Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là người có thẩm quyền ký các văn bản giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, hoặc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Giao dịch ký các văn bản giao dịch nghiệp vụ thị trường mở và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này.
Điều 7. Cung cấp thông tin qua trang tin nghiệp vụ thị trường mở
1. Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở:
1.1. Thông tin đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở;
1.2. Thông tin tổng hợp về nghiệp vụ thị trường mở;
1.3. Các thông tin khác có liên quan do Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định.
2. Tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau:
2.1. Dự kiến vốn khả dụng bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng (Phụ lục số 02/TTM);
2.2. Nhu cầu mua, bán giấy tờ có giá;
2.3. Hoạt động mua, bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng;
2.4. Các thông tin khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.10 Việc trao đổi thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua trang tin nghiệp vụ thị trường mở. Định kỳ cung cấp thông tin tối thiểu là một tuần một lần.
Điều 8. Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
1. Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
1.2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
1.3.11 Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán (bao gồm giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán);
1.4.12 Giấy tờ có giá được mua hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 91 ngày.
2. Danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 9. Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá13
1. Giao dịch mua có kỳ hạn;
2. Giao dịch bán có kỳ hạn;
3. Giao dịch mua hẳn;
4. Giao dịch bán hẳn.
Điều 10. Cấp mã số, mã khóa, khóa ký chữ ký điện tử
Tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước cấp mã số, mã khóa, khóa ký chữ ký điện tử cho những người đại diện của tổ chức tín dụng để giao dịch qua máy vi tính với Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện chế độ bảo mật đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.
Điều 11. Ngày giao dịch và định kỳ tổ chức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
1.14 Ngày giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết. Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết, thì ngày thanh toán và chuyển giao giấy tờ có giá được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
2. Định kỳ và ngày tổ chức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở do Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 12. Phương thức đấu thầu
Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Tại mỗi phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng một phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.
1. Đấu thầu khối lượng
1.1. Ngân hàng Nhà nước thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất đấu thầu;
1.2. Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu;
1.3. Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo;
1.4. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của các tổ chức tín dụng đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng là khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng đó;
1.5. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu bằng khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được tính đến đơn vị đồng.
1.6.15 Trường hợp tại đơn dự thầu của tổ chức tín dụng trúng thầu đăng ký nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán:
1.6.1. Nếu không bao gồm các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ giao dịch tại mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá như sau:
1.6.1.1. Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn;
1.6.1.2. Giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn.
1.6.2. Nếu bao gồm các loại giấy tờ có giá có quy định tỷ lệ giao dịch và các loại giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch, Ngân hàng Nhà nước xét thầu theo nguyên tắc tỷ lệ các loại giấy tờ có giá trúng thầu tương ứng với tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá đăng ký tại đơn dự thầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc xác định thứ tự ưu tiên xét thầu trong số giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch và giấy tờ có giá có quy định tỷ lệ giao dịch được thực hiện theo quy định tại điểm 1.6.1.1 và 1.6.1.2 Điều này.
2. Đấu thầu lãi suất
2.1. Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu;
2.2. Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (tối đa là 5 mức lãi suất dự thầu trong một đơn dự thầu) và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ %/năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy;
2.3. Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá;
2.4. Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá) trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở mà tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán;
2.5. Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá);
2.6. Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong từng thời kỳ:
2.6.1. Lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một mức lãi suất trúng thầu;
2.6.2. Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được xét là lãi suất trúng thầu;
2.7. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức dụng tại mức lãi suất trúng thầu và được tính đến đơn vị đồng;
2.8. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu của một tổ chức tín dụng có nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định theo thứ tự từng loại giấy tờ có giá như quy định tại điểm 1.6 khoản 1 Điều này.
Điều 13. Thẩm quyền của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở
1. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở có thẩm quyền quyết định các nội dung chủ yếu trong phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, bao gồm:
1.1. Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng;
1.2. Quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu;
1.3. Các loại giấy tờ có giá cần mua, bán;
1.4. Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá;
1.5. Phương thức đấu thầu;
1.6. Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất);
1.7.16 Thời hạn của giao dịch mua, bán;
1.8. Lãi suất mua hoặc bán.
2. Thời gian, cách thức xem xét và quyết định các nội dung chủ yếu trong phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở do Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định.
3. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước các nội dung mà Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã quyết định về phiên giao dịch để Sở Giao dịch thông báo cho các thành viên.
4. Việc xác định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ vào:
4.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ;
4.2. Kết quả dự báo vốn khả dụng;
4.3. Khối lượng, lãi suất trúng thầu của các loại giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước đã mua hoặc đã bán qua nghiệp vụ thị trường mở tại phiên đấu thầu gần nhất;
4.4. Tham khảo các loại lãi suất hiện hành trên thị trường;
4.5. Tình hình hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 14. Thông báo mua, bán giấy tờ có giá
Vào ngày thông báo, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá cho các thành viên qua mạng máy vi tính với nội dung chính như sau:
1. Ngày đấu thầu;
2. Phương thức đấu thầu;
3. Phương thức xét thầu;
4. Phương thức mua, bán;
5. Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán (trừ trường hợp Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định không thông báo trước khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán);
6. Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
7. Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua);
8. Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
9. Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
10. Định kỳ thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán các giấy tờ có giá thanh toán lãi định kỳ);
11. Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
12. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán, trừ trường hợp phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước);
13.17 Thời hạn của giao dịch mua, bán;
14. Lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi mua hoặc bán (trường hợp đấu thầu khối lượng);
15. Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán, trừ trường hợp phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu lãi suất);
16. Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
Điều 15. Nộp đơn dự thầu
1. Vào ngày đấu thầu, các tổ chức tín dụng căn cứ vào thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước để nộp đơn dự thầu đăng ký mua hoặc bán với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước qua mạng máy vi tính với các nội dung chính như sau:
1.1. Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
1.2. Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
1.3. Khối lượng cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán;
1.4. Các mức lãi suất dự thầu của từng loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán (trường hợp đấu thầu lãi suất);
1.5. Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán);
1.6. Định kỳ thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán các giấy tờ có giá thanh toán lãi định kỳ);
1.7. Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán);
1.8. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán);
1.9. Phương thức mua hoặc bán;
1.10. Thời hạn mua hoặc bán của giấy tờ có giá (số ngày);
1.11. Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán);
1.12. Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp tổ chức tín dụng bán).
2. Trong thời hạn nộp đơn dự thầu, tổ chức tín dụng có thể thay đổi nội dung đơn dự thầu bằng đơn dự thầu mới hoặc hủy bỏ đơn dự thầu thông qua mạng máy vi tính. Những thay đổi về nội dung đơn dự thầu của tổ chức tín dụng chỉ có hiệu lực sau khi đơn dự thầu cũ bị hủy bỏ.
3. Tổng khối lượng giấy tờ có giá đăng ký mua hoặc bán của một tổ chức tín dụng trong một đơn dự thầu tối thiểu là 100 triệu đồng.
Điều 16. Đơn dự thầu không hợp lệ
1. Đơn dự thầu của tổ chức tín dụng bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây;
1.1. Đơn dự thầu không đúng với mã số quy định;
1.2. Không xác thực được chữ ký điện tử của người đại diện tổ chức tín dụng trong đơn dự thầu;
1.3. Đơn dự thầu đặt nhiều mức lãi suất hơn so với quy định;
1.4. Lãi suất dự thầu không làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy;
1.5. Lãi suất dự thầu không đúng với lãi suất thông báo của Ngân hàng Nhà nước (trường hợp đấu thầu khối lượng);
1.6. Đơn dự thầu ghi cụ thể yêu cầu mua theo giá rẻ nhất hoặc yêu cầu bán theo giá đắt nhất;
1.7. Tổng khối lượng giấy tờ có giá ghi trong một đơn dự thầu dưới 100 triệu đồng;
1.8.18 Tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá mà không có, hoặc không đủ giấy tờ có giá lưu ký theo quy định;
1.9.19 Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá đăng ký bán ngắn hơn thời hạn của giao dịch mua, bán có kỳ hạn, hoặc dài hơn 91 ngày đối với giao dịch mua hẳn;
1.10. Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá không được đăng ký theo đúng thông báo của Ngân hàng Nhà nước;
1.11. Các nội dung trong đơn dự thầu không được điền theo đúng quy định.
2. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ thông báo cho tổ chức tín dụng biết những đơn dự thầu không hợp lệ qua mạng máy vi tính hoặc FAX.
Điều 17. Tổ chức xét thầu
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện xét thầu với sự chứng kiến của thành viên trong Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở.
2. Việc xét thầu được thực hiện theo nội dung thông báo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Quy chế này và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
Điều 18. Xác định giá mua hoặc giá bán giấy tờ có giá
1. Trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn
1.1. Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá
1.1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành:
a. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
G = | MG | |
1 + | L x T | |
| 365 |
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm);
b. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
G = | MG | |
(1 + L) | T/365 | |
|
|
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm);
1.1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
a. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
G = | GT | |
1 + | L x T | |
| 365 |
Trong đó:
GT = MG x (1 + | Ls x n | ) |
365 |
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm);
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày);
b. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
G = | GT | |
1 + | L x T | |
| 365 |
Trong đó:
GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm);
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày);
c. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
G = | GT | |
(1 + L) | T/365 | |
|
|
Trong đó:
GT = MG x (1 + Ls)n
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm);
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm);
1.1.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:
G = Si | Ci |
|
| |
(1 + | L | ) (Ti x k)/365 | ||
| k |
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i;
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i;
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu;
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm;
Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày);
1.2. Giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng:
Gđ = G x (1- h)
Trong đó:
Gđ: Giá thanh toán;
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
h: Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán;
1.3. Giá mua lại giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng xác định theo công thức sau:
Gv = Gđ x (1 + | L x Tb | ) |
365 |
Trong đó:
Gv: Giá mua lại;
Gđ: Giá thanh toán;
L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu;
Tb: Thời hạn bán (số ngày);
1.4. Bên mua được nhận tiền thanh toán lãi định kỳ của giấy tờ có giá (đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ) trong thời hạn mua, bán có kỳ hạn.
2. Trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn giấy tờ có giá:
Giá mua hẳn hoặc bán hẳn giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng được áp dụng như quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này.
Điều 19. Thông báo kết quả đấu thầu
1. Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả đấu thầu cho các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu qua mạng máy vi tính. Thông báo kết quả đấu thầu bao gồm các nội dung chính như sau:
1.1. Ngày đấu thầu;
1.2. Khối lượng trúng thầu;
1.3. Khối lượng không trúng thầu;
1.4. Lãi suất trúng thầu;
1.5. Số tiền thanh toán.
2. Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và giao nhận giấy tờ có giá trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn giấy tờ có giá, đồng thời là căn cứ để lập hợp đồng mua lại trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn.
Điều 20. Hợp đồng mua lại20
1. Từng tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở phải ký với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) một hợp đồng mua lại giấy tờ có giá (theo Phụ lục 03/TTM) áp dụng chung cho tất cả các giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng đó.
2. Khi phát sinh giao dịch mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, bên bán lập Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá đối với từng giao dịch. Phụ lục này quy định chi tiết từng giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá.
3. Việc ký, giao, nhận Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá và Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá thực hiện theo hướng dẫn tại Quy trình nghiệp vụ thị trường mở. Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá và Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá là căn cứ thực hiện việc thanh toán và giao nhận giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn.
Điều 21. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá21
1. Khi nhận được thông báo kết quả đấu thầu hoặc Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá đã được các bên ký kết, bên bán phải chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua, đồng thời, bên mua phải thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho bên bán. Việc thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá thực hiện trong ngày thanh toán.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng trúng thầu mua giấy tờ có giá không đủ tiền để thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ trích tài khoản của tổ chức tín dụng trúng thầu tại Ngân hàng Nhà nước cho đủ số tiền phải thanh toán tương ứng với khối lượng trúng thầu; nếu không đủ số tiền phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước sẽ hủy bỏ phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán.
3. Vào ngày kết thúc thời hạn của giao dịch mua, bán có kỳ hạn, bên mua và bên bán sẽ thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá và thanh toán theo cam kết của các bên tại Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá.
4. Trường hợp đến hạn phải thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ trích tài khoản của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước cho đủ số tiền phải thanh toán. Trường hợp tài khoản của tổ chức tín dụng không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu của tổ chức tín dụng sang nợ quá hạn và tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo áp dụng đối với giao dịch mua, bán có kỳ hạn đó tính trên số tiền còn thiếu và số ngày trả chậm. Số tiền phạt chậm thanh toán được tính theo công thức sau:
P = Gp x Lp x Np/365
Trong đó:
P: Số tiền phạt;
Gp: Số tiền còn thiếu;
Lp: Lãi suất phạt (%/năm);
Np: Số ngày chậm thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm giữ toàn bộ khối lượng giấy tờ có giá của giao dịch mua, bán có kỳ hạn đó vào tài khoản riêng và sẽ trích tài khoản của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi số tiền còn thiếu (gồm cả lãi nợ quá hạn) khi tài khoản của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước có đủ tiền và hoàn trả lại giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, hoặc Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá, hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá để thu hồi số tiền còn thiếu (gồm cả lãi nợ quá hạn).
Điều 22. Xử lý vi phạm
1.22 Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo vi phạm bằng văn bản gửi các tổ chức tín dụng trúng thầu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
1.1. Không đủ số tiền phải thanh toán khối lượng trúng thầu được Ngân hàng Nhà nước thông báo;
1.2. Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán khi đến hạn (đối với trường hợp tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại);
1.3. Không chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước vào ngày thanh toán (trường hợp tổ chức tín dụng bán) hoặc vào ngày mua lại (trường hợp tổ chức tín dụng mua và cam kết bán lại).
Tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở vi phạm từ lần thứ 3 trở lên một trong các trường hợp quy định tại khoản này, thì mỗi lần vi phạm sẽ bị Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc tham gia nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian 1 tháng kể từ ngày có thông báo vi phạm lần thứ 3.
2. Các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở không cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 7 Quy chế này sẽ bị tạm đình chỉ tham gia mua, bán trong thời gian 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước thông báo vi phạm.
Điều 23. Báo cáo thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
Sau mỗi phiên giao dịch, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước lập báo cáo gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng về kết quả đấu thầu của phiên giao dịch đó.
Hàng tháng, quý, năm, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trong kỳ cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở và các đơn vị có liên quan.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Tín dụng:
1.1. Phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ trì thực hiện Quy chế này;
1.2. Cung cấp thông tin về hoạt động tái cấp vốn cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở;
1.3. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trong từng thời kỳ.
1.4.23 Phối hợp với Sở Giao dịch theo dõi tổ chức tín dụng vi phạm việc cung cấp thông tin về nhu cầu mua, bán giấy tờ có giá và hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng quy định tại điểm 2.2 và điểm 2.3 khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
2. Vụ Chính sách tiền tệ:
2.1. Quản lý, theo dõi và cung cấp kết quả dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo quy định tại Quy chế quản lý vốn khả dụng;
2.2. Đề xuất với Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở về khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua, cần bán, phương thức mua hoặc bán, thời hạn cần mua hoặc bán và dự kiến các mức lãi suất áp dụng khi mua, bán giấy tờ có giá;
2.3. Phối hợp với Vụ Tín dụng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trong từng thời kỳ.
2.4.24 Phối hợp với Sở Giao dịch theo dõi các tổ chức tín dụng vi phạm việc cung cấp thông tin về dự kiến vốn khả dụng bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
3.1. Xem xét, công nhận tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở;
3.2. Thực hiện các giao dịch mua, bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng;
3.3. Ban hành Quy trình nghiệp vụ thị trường mở;
3.4. Phối hợp với Vụ Tín dụng và Vụ Chính sách tiền tệ tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trong từng thời kỳ;
3.5. Tham mưu cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở xác định cơ cấu, thời hạn cần mua, bán của các loại giấy tờ có giá;
3.6. Thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán theo quy định;
3.7. Tổng hợp, theo dõi và báo cáo các thông tin về nghiệp vụ thị trường mở gửi Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Vụ Tín dụng và Vụ Chính sách tiền tệ;
3.8. Quản lý và cung cấp thông tin về nghiệp vụ thị trường mở cho tổ chức tín dụng qua trang tin nghiệp vụ thị trường mở.
3.9.25 Theo dõi và làm đầu mối xử lý vi phạm đối với thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở vi phạm các quy định tại Quy chế và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
4. Vụ Kế toán-Tài chính: Hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở.
5. Cục Công nghệ tin học ngân hàng:
5.1. Cài đặt chương trình phần mềm và đảm bảo hạ tầng mạng truyền thông cho nghiệp vụ thị trường mở hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật;
5.2. Quy định mã số, mã khóa, khóa ký chữ ký điện tử cho những người tham gia nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước và các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
Phụ lục số 02a.ĐGH26
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……. ngày….. tháng….. năm…… |
GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Sở Giao dịch)
Tên tổ chức tín dụng: ………………………………………………………...
Địa chỉ: …………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………… Fax: ……………………………
SWIFT CODE : ………………………………………………………………..
Tài khoản tiền gửi VND: ……………………………… tại ………………….
Xin đăng ký tham gia thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và cam kết chấp hành đầy đủ các quy định tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Chúng tôi xin giới thiệu chữ ký và xin cấp khóa ký chữ ký điện tử cho những người có tên sau đây tham gia nghiệp vụ thị trường mở:
| Chức vụ | Chữ ký 1 | Chữ ký 2 |
Người có thẩm quyền:
- Người thứ nhất:
- Người thứ hai:
Người kiểm soát:
- Người thứ nhất:
- Người thứ hai:
Người giao dịch (người lập biểu):
- Người thứ nhất:
- Người thứ hai:
| TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) |
Phụ lục số 02b.ĐGH
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……. ngày tháng năm |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, chữ ký điện tử tham gia nghiệp vụ thị trường mở
Kính gửi: |
- Sở Giao dịch NHNN; |
Tên Tổ chức tín dụng: ………………………………………………………...
Địa chỉ: …………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………… Fax: ……………………………
SWIFT CODE : ………………………………………………………………..
Tài khoản tiền gửi VNĐ: ……………………………… Tại: ………………….
Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập mã chữ ký điện tử theo quy định cho những cán bộ có tên theo danh sách dưới đây:
I. Cấp mới: (Đối với những cán bộ mới)
Họ và tên | Chức vụ | Chữ ký 1 | Chữ ký 2 |
1.Cán bộ ký duyệt |
|
|
|
…….. |
|
|
|
2.Cán bộ kiểm soát |
|
|
|
…….. |
|
|
|
3.Cán bộ giao dịch (Người lập biểu) |
|
|
|
…….. |
|
|
|
II. Thu hồi (Không cần giới thiệu chữ ký):
1. Cán bộ có thẩm quyền:
2. Cán bộ kiểm soát:
3. Cán bộ giao dịch:
Ghi chú:
- Người ký duyệt phải là người đại diện hoặc được ủy quyền đại diện hợp pháp của Tổ chức tín dụng trước pháp luật;
- Số điện thoại, Fax của bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
Phụ lục số 02/TTM
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG……………….
DỰ KIẾN VỐN KHẢ DỤNG BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu | Tăng (+), giảm (-) Ngày hôm nay (t) | Tăng (+), giảm (-) Ngày hôm sau (t+1) | +/- | +/- | +/- | +/- | +/- | +/- | +/- |
I. Thay đổi nguồn vốn VND: | At | A(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi TG Kho bạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi TG của dân cư và TCKT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi vốn tài trợ ủy thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi nợ vay NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi nợ TCTD trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các khoản bán ngoại tệ để thu VND |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các khoản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Thay đổi sử dụng vốn bằng VND | Bt | B(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi tiền mặt tồn quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi cho vay cá nhân và TCKT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi cho vay các TCTD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thay đổi đầu tư vào giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các khoản sử dụng VND để mua ngoại tệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các khoản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Chênh lệch giữa nguồn vốn và sử dụng vốn | Ct | C(t+1)=A(t+1)-B(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Thiếu hụt (-), dư thừa (+) nguồn vốn VND | Dt | D(t+1)= It+C(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn cân đối dự kiến | Et | E(t+1)=G(t+1)+H(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
- Vay (+)/ cho vay (-) các TCTD | Gt | G(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
- Vay (+)/ gửi tiền (-) với NHNN | Ht | H(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. Trạng thái vốn khả dụng cuối ngày | It | I(t+1 )=D(t+1)+E(t+1) |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Chỉ dự kiến các thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn bằng VND
- Phương pháp tính dựa trên cơ sở dự kiến các khoản sẽ phát sinh và đến hạn bằng VND (nếu có)
Phụ lục số 03/TTM27
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG MUA LẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Số:………/HĐML
Ngày….. tháng….. năm…...
- Căn cứ Quyết định số……… ngày…..……của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở và Quyết định số………… ngày……….. về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế nghiệp vụ thị trường mở;
Căn cứ Quyết định số……… ngày…..……của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở;
Bên A: (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………… FAX: ……………………… E-mail:...........................................
Số tài khoản: ……………………………………………… mở tại.................................................
Bên B: (Tổ chức tín dụng).....................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………… FAX: ……………………… E-mail:...........................................
Số tài khoản: ……………………………………………… mở tại.................................................
Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá (sau đây gọi là "Hợp đồng") với các điều khoản như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Hợp đồng này là hợp đồng tổng thể, áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo quy định tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ……… (tên tổ chức tín dụng) là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
Điều 2. Thực hiện giao dịch
1. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn được thực hiện qua máy tính nối mạng giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và …….. (tên tổ chức tín dụng) theo chương trình phần mềm nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
2. Sau khi có thông báo trúng thầu của Ngân hàng Nhà nước, Bên mua và Bên bán xác nhận giao dịch mua, bán có kỳ hạn bằng việc ký Phụ lục kèm theo Hợp đồng với các nội dung chính sau đây:
2.1. Bên bán;
2.2. Bên mua;
2.3. Thông tin về giấy tờ có giá mua, bán: mã số, ngày phát hành, lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp, định kỳ thanh toán lãi (nếu có), ngày đến hạn thanh toán, khối lượng giấy tờ có giá;
2.4. Giá mua lại;
2.5. Thời hạn bán;
2.6. Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng);
2.7. Ngày mua lại;
2.8. Lãi suất quá hạn.
3. Tất cả các khoản thanh toán giữa các bên được thực hiện bằng đồng Việt Nam và được chuyển vào tài khoản của các bên nêu trong Hợp đồng này. Việc thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thị trường mở và cam kết tại Hợp đồng này.
Điều 3. Cam kết của các bên
Hai bên ký Hợp đồng này cam kết:
1. Tuân thủ các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này và các quy định pháp luật liên quan.
2. Người đại diện cho mỗi bên ký kết Hợp đồng này là đại diện hợp pháp của mỗi bên.
3. Có đầy đủ quyền để chuyển giao các giấy tờ có giá cho bên kia vào thời điểm chuyển giao và bên kia sẽ có tất cả các quyền và lợi ích đối với giấy tờ có giá đó và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ nghĩa vụ nợ, các khoản phí hay những nghĩa vụ khác.
Điều 4. Xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm các cam kết tại Hợp đồng này được xử lý theo quy định của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 5. Trường hợp bất khả kháng
1. Các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến các quy định trong Hợp đồng này khi xảy ra các sự cố mà hậu quả ngoài tầm kiểm soát của các bên như: chiến tranh, bạo động, thiên tai, đình công,... và các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngay sau khi xảy ra các sự cố nêu tại khoản 1 Điều này, bên bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân bất khả kháng thông báo bằng văn bản cho bên kia để trao đổi và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này.
Điều 6. Thông báo và liên lạc
1. Tất cả các thông báo, yêu cầu hoặc trao đổi liên quan tới Hợp đồng này phải được lập bằng văn bản tiếng Việt và được gửi qua chương trình phần mềm nghiệp vụ thị trường mở, hoặc gửi bằng thư điện tử, hoặc fax, hoặc chuyển tay theo địa chỉ của các bên đề cập ở phần đầu của Hợp đồng.
2. Các thông báo và liên lạc được xác định là đã được nhận trong trường hợp:
- Ngay sau khi gửi qua chương trình phần mềm nghiệp vụ thị trường mở, gửi bằng thư điện tử hoặc fax (với điều kiện người gửi nhận được bản xác nhận đã gửi);
- Người nhận nhận được thư trong trường hợp chuyển qua đường bưu điện, nhưng không quá 7 ngày sau khi gửi cho người nhận;
- Ngay thời điểm chuyển trong trường hợp thư được chuyển tay trong giờ làm việc.
3. Mỗi bên phải thông báo cho bên kia khi có thay đổi địa chỉ, điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.
Điều 7. Chuyển nhượng
Không bên nào được chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia. Việc thực hiện Hợp đồng này là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với bên kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ.
Điều 8. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này tự động chấm dứt hiệu lực khi xảy ra các trường hợp quy định tại Điều 5 khoản 3 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, tuy nhiên, các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này vẫn tiếp tục được áp dụng cho những giao dịch đang thực hiện.
Điều 9. Luật áp dụng
Hợp đồng này được điều chỉnh theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
PHỤ LỤC KÈM THEO HỢP ĐỒNG MUA LẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Số:……../200…. (số thứ tự theo năm)
(Lập theo Hợp đồng mua lại số…...../HĐML ngày…. tháng….. năm….)
Căn cứ Thông báo kết quả đấu thầu số…. ngày….. của Ngân hàng Nhà nước, ….. (bên bán) đồng ý bán các giấy tờ có giá dưới đây cho….. (bên mua) với giá là…… (số tiền ghi theo giá thanh toán) trong thời hạn……. (số ngày). …......(Bên bán) có trách nhiệm giao các giấy tờ có giá cho….. (bên mua), đồng thời ……. (bên mua) có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua các giấy tờ cho ……. (bên bán) vào ngày …………….. (ngày thanh toán) …………… (Bên bán) cam kết mua lại các giấy tờ có giá trên với giá mua lại là …………. (số tiền) vào ngày mua lại. ………. (Bên mua) có trách nhiệm giao lại các giấy tờ có giá trên cho …….. (bên bán), đồng thời …… (bên bán) có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua lại các giấy tờ có giá vào ngày……… (ngày mua lại). Cụ thể như sau:
Đơn vị: đồng Việt Nam
Mã số giấy tờ có giá (tên, hình thức phát hành, hình thức trả lãi, kỳ hạn) | Khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu(đồng) | Giá mua lại (đồng) | Thời hạn bán (ngày) | Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ hoặc lãi suất do NHNN thông báo (%/năm) | Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá | Ngày phát hành của giấy tờ có giá | Định kỳ thanh toán lãi (đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi định kỳ) | Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá | Ngày mua lại | |
Theo mệnh giá | Theo số tiền thanh toán | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trường hợp tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước vào ngày mua lại thì phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với mức là………….. %/năm tính trên số tiền còn thiếu và số ngày chậm thanh toán.
| Ngày…. tháng….. năm….. |
Ghi chú: Phụ lục này do Bên bán lập vào ngày phát sinh giao dịch mua, bán có kỳ hạn.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. THỐNG ĐỐC |
1 Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,"
2 Thông tư số 26/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ như sau:"
3 Điều 3 và Điều 4 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008 quy định như sau:
"Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tín dụng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này."
4 Điều 6 và Điều 7 của Thông tư số 26/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011 quy định như sau:
"Điều 6. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./."
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
8 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008 (được sửa đổi theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 26/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011).
10 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
11 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
12 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
13 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
15 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
16 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
17 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
18 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
19 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
20 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
21 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
22 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
23 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm 14.1 khoản 14 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
24 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm 14.2 khoản 14 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
25 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm 14.3 khoản 14 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008.
26 Phụ lục số 02a.ĐGH và 02b.ĐGH được ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 26/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011, thay thế Phụ lục số 01/TTM đính kèm Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007.
27 Phụ lục này được ban hành theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2008, thay thế Phụ lục số 03/TTM đính kèm Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN.
01 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
02 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
03 | Văn bản được hợp nhất |
Văn bản 3
Văn hợp nhất