hieuluat

Bộ Thông tin và Truyền thông ra Công điện 10/CĐ-BTTTT chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới gần bờ và Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:10/CĐ-BTTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công điệnNgười ký:Nguyễn Thành Hưng
    Ngày ban hành:01/11/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/11/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    -------
    Số: 10/CĐ-BTTTT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2017
     
     
    CÔNG ĐIỆN KHẨN
    V/V CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ
    VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG
    ---------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG điện:
     
     
    - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang và Đông Nam Bộ;
    - Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông: VNPT, Viettel, MobiFone, VNPost, Vishipel;
    - Thành viên BCH PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Theo tin từ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, Hồi 10 giờ ngày 01/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 7,7 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 120km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 10 giờ ngày 02/11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40- 60km/giờ), giật cấp 9. Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Ven biển Nam Bộ cần đề phòng nước dâng do ATNĐ và không khí lạnh từ 0,3-0,4m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m. Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 5-10 độ vĩ Bắc, 103,0-108,5 độ kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
    Ngoài ra, hiện nay ở khu vực phía Đông miền Trung Philipin đang có một ATNĐ, Hồi 10 giờ ngày 01/11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Philippin) khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50 - 60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 10 giờ ngày 02/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 10-14 độ Vĩ Bắc; phía Đông 115,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
    Để chủ động ứng phó với ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông, BCH PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn vị triển khai ngay các nhiệm vụ sau:
    1. Cục Báo chí; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố nói trên chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng các bản tin về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên. Các cơ quan báo chí liên tục cập nhật thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai để kịp thời đưa tin dự báo, cảnh báo ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    2. Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai phương án ứng phó với ATNĐ, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương các cấp. Ưu tiên tổ chức gia cố lại nhà trạm, các tuyến truyền dẫn, cột ăng ten và mạng ngoại vi. Bổ sung kịp thời các thiết bị, vật tư dự phòng cho mạng lưới bưu chính, viễn thông như máy nổ, nhiên liệu, ắc quy...
    3. Cục Bưu điện Trung ương sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
    4. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
    a) Đảm bảo thông tin liên lạc an toàn tuyệt đối phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó với ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông của Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh nói trên.
    b) Tăng cường, bổ sung phương tiện, trang thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat, VSAT, các trạm BTS di động và xe cơ động thông tin cho các công ty dọc trên địa bàn và Viễn thông các tỉnh được dự báo ảnh hưởng trực tiếp của ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông để sẵn sàng ứng cứu thông tin trong trường hợp giao thông các tỉnh bị chia cắt.
    5. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đảm bảo an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc công cộng bằng mạng cố định, di động, internet... Tăng cường các xe BTS lưu động đến các địa điểm có nguy cơ bị mất liên lạc di động để sẵn sàng ứng cứu.
    6. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đảm bảo an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc di động. Tăng cường các xe BTS lưu động đến các địa điểm có nguy cơ bị mất liên lạc di động để sẵn sàng ứng cứu.
    7. Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel) tăng cường công tác trực canh, phát sóng các bản tin dự báo, cảnh báo trên biển và thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông để chủ động các biện pháp phòng tránh kịp thời.
    8. Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông ngoài nhiệm vụ của mình cần chủ động sẵn sàng hệ thống thông tin liên lạc của mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông của Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh nói trên khi có yêu cầu.
    9. Các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên biển Đông, báo cáo Bộ trưởng, BCH PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác ứng phó, tình hình hoạt động của mạng lưới bưu chính, viễn thông và công tác đảm bảo thông tin liên lạc.
    10. Ngoài việc đảm bảo thông tin liên lạc ứng phó với phó với ATNĐ, đề nghị các đơn vị (Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục Bưu điện Trung ương, Cục An toàn Thông tin, Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử) và các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông (VN-Post, VNPT, Viettel, MobiFone và các doanh nghiệp khác) có các phương án dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Hội nghị APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng trong thời gian từ 06/11/2017 đến 11/11/2017./.
     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - TT Nguyễn Thành Hưng;
    - TT Phạm Hồng Hải;
    - BCĐ TWPCTT;
    - Thành viên BCH PCTT&TKCN Bộ TTTT;
    - Các Cục: TS, VT, ATTT, BC, PTTH&TTĐT;
    - Lưu: VT, CVT (20).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thành Hưng
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Bộ Thông tin và Truyền thông ra Công điện 10/CĐ-BTTTT chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới gần bờ và Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thông
    Số hiệu:10/CĐ-BTTTT
    Loại văn bản:Công điện
    Ngày ban hành:01/11/2017
    Hiệu lực:01/11/2017
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thành Hưng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X