hieuluat

Công văn 7433/BNN-TCTS hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:7433/BNN-TCTSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Văn Tám
    Ngày ban hành:01/09/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/09/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 7433/BNN-TCTS
    V/v hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển

    Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016

     

    Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

    Thực hiện Thông báo số 259/TB-VPCP ngày 29/8/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển; căn cứ tình hình thực tiễn triển khai việc kê khai xác định thiệt hại và đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn bổ sung Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 về việc hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, như sau:

    1. Bổ sung đối tượng bị thiệt hại:

    1.1. Về khai thác hải sản

    Chủ tàu cá và người lao động trên tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác hải sản tại vùng bin các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế từ ngày 06/4/2016 đến 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

    1.2. Về nuôi trồng thủy sản

    a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản đã nuôi trồng thủy sản trong năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi trong thời gian từ ngày 06/4/2016 đến 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

    b) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản nêu tại Điểm a Mục này (1.2).

    1.3. Về cơ sở chế biến thủy sản

    a) Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải sản... có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc có hộ khu thường trú tại các xã/phường/thị trấn ven biển, cửa sông, đầm phá vùng bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

    b) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại Điểm a Mục này (1.3).

    1.4. Về cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản

    a) Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp đông tại các xã/phường/thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30/8/2016.

    b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính tcơ sở nêu tại Điểm a của Mục này (1.4).

    2. Phương pháp xác định thiệt hại

    Căn cứ nội dung hướng dẫn, phương pháp xác định thiệt hại tại Phụ lục II kèm theo công văn này và tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Cục Thống kê và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh xây dựng định mức/ đơn giá theo các đối tượng bị thiệt hại được quy định tại Mục 1 của công văn này; tổng hợp theo Phụ lục III kèm theo công văn s6851/BNN-TCTS và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    3. Trình tự thực hiện:

    3.1. Việc kê khai thiệt hại cho từng nhóm đối tượng bổ sung theo Công văn này được thực hiện như sau:

    a) Các đối tượng được quy định tại Mục 1.1 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.1 Phụ lục I kèm theo Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    b) Các đối tượng được quy định Điểm a, Mục 1.2 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.2 Phụ lục I kèm theo Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    c) Các đối tượng được quy định tại Điểm b Mục 1.2 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.3 Phụ lục I kèm theo Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    d) Các đối tượng được quy định tại Điểm a Mục 1.3 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.5 Phụ lục I kèm theo Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    đ) Các đối tượng được quy định tại Điểm b Mục 1.3 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.8 Phụ lục I kèm theo Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    e) Các đối tượng được quy định tại Điểm a Mục 1.4 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.9 Phụ lục I kèm theo Công văn này.

    g) Các đối tượng được quy định tại Điểm b Mục 1.4 được kê khai thiệt hại theo biểu mẫu I.8 Phụ lục I kèm theo Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    h) Thay biểu mẫu IV.2 và IV.3 phụ lục IV Công văn văn số 6851/BNN- TCTS ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng biểu mẫu IV.2 và IV.3 công văn này.

    i) Bổ sung biểu mẫu số IV. 14, IV. 15, IV. 16 kèm theo công văn này.

    3.2. Trình tự thực hiện cho các đối tượng được bổ sung tại công văn này được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Mục V của Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    4. Về giải thích từ ngữ và trả lời một số câu hỏi:

    Phụ lục V: Về giải thích một số từ ngữ và trả lời câu hỏi trong công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khẩn trương triển khai thực hiện./.

     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
    - Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình (để b/c);
    - Phó Thủ t
    ướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng (để b/c);
    - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ: TC, CT, VHTT&DL, LĐTB&XH, TP, TN&MT, TT&TT, KH&ĐT;
    - Sở NN&PTNT các tỉnh HT, QB, QT, TTH;
    - Lưu: VT, TCTS.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Vũ Văn Tám

     

     

    Mẫu số I.9

    MẪU KÊ KHAI CỦA CHỦ CƠ SỞ TẠM TRỮ THỦY SẢN CÓ KHO ĐÔNG, KHO LẠNH (Bổ sung)
    (Kèm theo công văn s: 7433/BNN-TCTS ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    Họ tên người kê khai:…………………; Số chứng minh thư nhân dân ..............................

    Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................

    Tên cơ sở:………………………………………… Số đăng ký kinh doanh ..........................

    Địa điểm kinh doanh: .........................................................................................................

    Số lao động làm việc tại cơ sở:…………………………………………Người

    Tiền vay ngân hàng (nếu có):…………… đồng; Lãi suất vay ......................... VNĐ/tháng

    Xin kê khai kho đông, kho lạnh hải sản lưu kho như sau:

    TT

    Kho

    Thể tích kho (m3)

    Hải sản lưu kho

    Ghi chú

    Loại hải sản

    Khi lượng sản phẩm (kg)

    Giá sản phẩm (đồng)

    Thành tiền (đồng)

    1

    Kho A

     

    ……

     

     

     

     

    ……

     

     

     

     

    Mc……

     

     

     

     

    Cộng

     

     

     

     

    2

    Kho B

     

    ……

     

     

     

     

     

    ……

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tng cộng

     

     

     

     

     

    Tôi xin cam đoan lời khai trên của tôi là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

     


    Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã
    (Ký tên, đóng dấu)

    …………, ngày     tháng     năm 2016
    Người khai
    (Ký tên, ghi rõ họ tên)

     

    PHỤ LỤC II

    PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI (bổ sung)
    (Ban hành kèm theo Công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    1. Phương pháp xác định giá trị thiệt hại của chủ tàu cá có công sut trên 90CV:

    Giá trị thiệt hại của chủ tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên theo từng dải công suất (từ 90CV đến dưới 250CV; từ 250CV đến dưới 400CV; từ 400 CV đến 800CV và trên 800CV) được tính như sau:

    H= S x (G1-G2) x 6

    Trong đó:

    H: là giá thiệt hại của chủ tàu theo từng dải công suất;

    S: là sản lượng khai thác bình quân 1 tháng (từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/9/2015) theo từng dải công suất;

    G1: là đơn giá bình quân 1 tháng (từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/9/2015);

    G2: là đơn giá bình quân 1 tháng (từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/8/2016);

    Ghi chú:

    - Sản lượng khai thác từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/9/2016 được tính tương đương với sản lượng khai thác từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/9/2015.

    - Chi phí sản xuất từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/9/2016 được tính tương đương với chi phí sản xuất từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/9/2015. Chi phí sản xuất đã bao gồm: vật tư, nhiên liệu, tiền lương lao động.

    2. Xác đnh giá trị thiệt hi của lao đng trên tàu cá:

    Giá trị thiệt hại về thu nhập của người lao động trên tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên (không phân biệt theo dải công suất) được tính như sau:

    L= (L1 - L2) x 6

    Trong đó:

    L: là giá trị thiệt hại về thu nhập của người lao động trên tàu từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/9/2016;

    L1: Thu nhập bình quân 01 tháng (từ tháng 4/2015 đến tháng 9/2015);

    L2: Thu nhập bình quân 01 tháng (từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016).

    3. Xác định thiệt hại của cơ sở nuôi trồng thủy sản:

    Giá trị thiệt hại của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản và người lao động tại các cơ sở được nêu tại Điểm 1.2 Mục 1 của Công văn này được xác định tương đương với lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản (theo số liệu của Niên giám thống kê quý II, quý III năm 2015 được công bố theo quy định của Luật Thống kê) nhân với 6 tháng.

    4. Xác định thiệt hại của cơ sở chế biến thủy sản

    Giá trị thiệt hại của chủ cơ sở chế biến thủy sản và người lao động tại các cơ sở được nêu tại Điểm 1.3 Mục 1 của Công văn này được xác định tương đương với lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản (theo số liệu của Niên giám thống kê quý II, quý III năm 2015 được công bố theo quy định của Luật Thống kê) nhân với 6 tháng.

    5. Xác định thiệt hại của cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản

    Giá trị thiệt hại của chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản và người lao động tại các cơ sở nêu tại Điểm 1.4 Mục 1 của Công văn này được tính:

    - Tiền thuế được tính theo Điểm 1 Mục II của Phụ lục II kèm theo công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    - Tiền điện được tính theo Điểm 3 Mục II của Phụ lục II kèm theo công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    - Lãi suất vốn vay ngân hàng để thu mua, tạm trữ hải sản được thực hiện theo Điều 1 của Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

    - Thu nhập của người lao động trong các cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản được tính theo Điểm 2 Mục II của Phụ lục II kèm theo công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

    - Giá trị thiệt hại do giảm giá bán được tính như sau:

    H= S x (G1 - G2)

    Trong đó:

    H: là giá trị thiệt hại do giảm giá bán;

    S: là khối lượng hải sản còn lưu kho tính đến ngày 22/8/2016;

    G1: là giá mua vào

    G2: là giá bán bình quân từ ngày 06/4/2016 đến ngày 22/8/2016.

     

    PHỤ LỤC III

    DANH MỤC ĐỊNH MỨC THIỆT HẠI (bổ sung)
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    TT

    DANH MC

    ĐỊNH MỨC THIỆT HẠI

    GHI CHÚ

    I

    ĐỐI TƯỢNG CHỦ TÀU

    Đồng/tàu/tháng

     

    1

    Tàu cá có công sut từ 90 CV đến dưới 250CV

     

     

    2

    Tàu cá có công suất từ 250 CV đến dưới 400CV

     

     

    3

    Tàu cá có công sut từ 400 CV đến dưới 800CV

     

     

    4

    Tàu cá công công sut từ 800CV trở lên

     

     

    II

    ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG TRÊN TÀU

    Đng/người/tháng

     

     

    Lao động trên tàu cá có công sut từ 90 CV trở lên

     

     

     

    Mẫu số IV.2:

    TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ TÀU CÁ DÀNH CHO CỦA UBND CẤP HUYỆN (BỔ SUNG)
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    TT

    Địa phương/Loại tàu

    Số lượng tàu (chiếc)

    Giá trị thiệt hại của chủ tàu về tàu cá (triệu đồng)

    Số lao động làm việc trên tàu/thuyền (người)

    Giá trị thiệt hại về lao động làm việc trên tàu (triệu đồng)

    Tổng giá trị thiệt hại (triệu đồng)

    Ghi chú

    A

    B

    C

    D

    Đ

    E

    G= D+G

    H

    I

    Xã/Phường A

     

     

     

     

     

     

    1

    Tàu không lắp máy

     

     

     

     

     

     

    2

    Tàu nhỏ hơn 20CV

     

     

     

     

     

     

    3

    Tàu từ 20CV đến dưới 50CV

     

     

     

     

     

     

    4

    Tàu từ 50CV đến dưới 90CV

     

     

     

     

     

     

    5

    Tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 250CV

     

     

     

     

     

     

    6

    Tàu cá có công sut từ 250 CV đến dưi 400CV

     

     

     

     

     

     

    7

    Tàu cá có công suất từ 400 CV đến dưới 800CV

     

     

     

     

     

     

    8

    Tàu cá công công suất từ 800CV trở lên

     

     

     

     

     

     

    II

    Xã/Phường B

     

     

     

     

     

     

    1

    Tàu không lắp máy

     

     

     

     

     

     

    2

    Tàu nhỏ hơn 20CV

     

     

     

     

     

     

    3

    Tàu từ 20CV đến dưới 50CV

     

     

     

     

     

     

    4

    Tàu từ 50CV đến dưới 90CV

     

     

     

     

     

     

    5

    Tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 250CV

     

     

     

     

     

     

    6

    Tàu cá có công suất từ 250 CV đến dưới 400CV

     

     

     

     

     

     

    7

    Tàu cá có công suất từ 400 CV đến dưới 800CV

     

     

     

     

     

     

    8

    Tàu cá công công suất từ 800CV trở lên

     

     

     

     

     

     

    III

    ……

     

     

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

    …………, ngày …… tháng …… năm 2016
    Ủy ban nhân dân………

     

    Mẫu số IV.3:

    TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA UBND CẤP TỈNH (Bổ sung)
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    TT

    Địa phương

    Số lượng tàu (chiếc)

    Giá trị thiệt hại của chủ tàu về tàu cá (triệu đồng)

    Số lao động làm việc trên tàu/thuyền (người)

    Giá trị thiệt hại về lao động làm việc trên tàu (triệu đồng)

    Tổng giá trị thiệt hại (triệu đồng)

    Ghi chú

    A

    B

    C

    D

    Đ

    E

    G= D+G

    H

    I

    Huyện A

     

     

     

     

     

     

    1

    Tàu không lắp máy

     

     

     

     

     

     

    2

    Tàu nhỏ hơn 20CV

     

     

     

     

     

     

    3

    Tàu từ 20CV đến dưới 50CV

     

     

     

     

     

     

    4

    Tàu từ 50CV đến dưới 90CV

     

     

     

     

     

     

    5

    Tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 250CV

     

     

     

     

     

     

    6

    Tàu cá có công suất từ 250 CV đến dưới 400CV

     

     

     

     

     

     

    7

    Tàu cá có công suất từ 400 CV đến dưới 800CV

     

     

     

     

     

     

    8

    Tàu cá công công suất từ 800CV trở lên

     

     

     

     

     

     

    II

    Huyện B

     

     

     

     

     

     

    1

    Tàu không lắp máy

     

     

     

     

     

     

    2

    Tàu nhỏ hơn 20CV

     

     

     

     

     

     

    3

    Tàu từ 20CV đến dưới 50CV

     

     

     

     

     

     

    4

    Tàu từ 50CV đến dưới 90CV

     

     

     

     

     

     

    5

    Tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 250CV

     

     

     

     

     

     

    6

    Tàu cá có công suất từ 250 CV đến dưới 400CV

     

     

     

     

     

     

    7

    Tàu cá có công suất từ 400 CV đến dưới 800CV

     

     

     

     

     

     

    8

    Tàu cá công công suất từ 800CV trở lên.

     

     

     

     

     

     

    III

    Huyn……

     

     

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

     

     

    Tng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

    …………, ngày …… tháng …… năm 2016
    Ủy ban nhân dân………

     

    Mẫu số IV.14:

    TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ TẠM TRỮ THỦY SẢN CÓ TRONG KHO ĐÔNG, KHO LẠNH CỦA UBND CẤP XÃ
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    TT

    Loài hải sản

    Sản phẩm hải sản

    Ghi chú

    Khối lượng sản phẩm (kg)

    Giá sản phẩm (đồng)

    Thành tin (đng)

    H

    1

    Cá....

     

     

     

     

    2

    Mc....

     

     

     

     

    3

    Tôm

     

     

     

     

    Khác

     

     

     

     

     

    Cộng

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

     

    ………………

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

    …………, ngày …… tháng …… năm 2016
    Ủy ban nhân dân………

     

    Mẫu số IV.15:

    TỔNG HỢP THIỆT HẠI CỦA CHỦ KHO ĐÔNG, KHO LẠNH CỦA UBND CẤP HUYỆN
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    TT

    Địa phương

    Hải sản lưu kho

    Ghi chú

    Loại hải sản

    Khi lượng sản phẩm (kg)

    Giá sản phẩm (đồng)

    Thành tin (đồng)

    I

    Xã A

     

     

     

     

     

    1

    Cá....

     

     

     

     

     

    2

    Mc....

     

     

     

     

     

    3

    Tôm

     

     

     

     

     

    ..

    Khác

     

     

     

     

     

     

    Cộng

     

     

     

     

     

    II

    Xã B

     

     

     

     

     

    1

    ……

     

     

     

     

     

    2

    Mc....

     

     

     

     

     

    3

    Tôm

     

     

     

     

     

    Khác

     

     

     

     

     

    8

     

     

     

     

     

     

    III

    Xã…

     

     

     

     

     

     

    …………………

     

     

     

     

     

     

    …………………

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

    …………, ngày …… tháng …… năm 2016
    Ủy ban nhân dân………

     

    Mẫu số IV.16:

    TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ TẠM TRỮ THỦY SẢN CÓ KHO ĐÔNG, KHO LẠNH CỦA UBND CẤP TỈNH
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    TT

    Địa phương

    Hải sản lưu kho

    Ghi chú

    Loại hải sản

    Khi lượng sản phẩm (kg)

    Giá sản phẩm (đồng)

    Thành tin (đồng)

    I

    Huyện A

     

     

     

     

     

    1

    Cá....

     

     

     

     

     

    2

    Mc....

     

     

     

     

     

    3

    Tôm

     

     

     

     

     

    ..

    Khác

     

     

     

     

     

     

    Cộng

     

     

     

     

     

    II

    Huyn B

     

     

     

     

     

    1

    .…..

     

     

     

     

     

    2

    Mc....

     

     

     

     

     

    3

    Tôm

     

     

     

     

     

    Khác

     

     

     

     

     

    8

     

     

     

     

     

     

    III

    Huyện...

     

     

     

     

     

     

    …………………

     

     

     

     

     

     

    …………………

     

     

     

     

     

    Tng cộng

     

     

     

     

     

     

     

    …………, ngày …… tháng …… năm 2016
    Ủy ban nhân dân………

     

    PHỤ LỤC V

    VỀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG CÔNG VĂN SỐ 6851/BNN-TCTS
    (Ban hành kèm theo công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

    1. “Cửa sông”: là khu vực tính từ biển đến nơi tiếp giáp giữa nước biển và nước ngọt của sông có nuôi trồng khai thác thủy sản mặn, lợ.

    2. “Người lao động”: là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động.

    3. “Người lao động sống ven biển” là người lao động có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã ven biển hoặc các xã ven đầm phá, cửa sông.

    4. “Thu nhập chính” là thu nhập chiếm trên 50% tổng thu nhập hàng tháng của người lao động.

    5. “Lao động làm thuê thường xuyên” là người lao động có thời gian làm thuê trong các cơ sở từ 03 tháng liên tục trở lên.

    6. “Trực tiếp thu mua” là hoạt động mua, bán không qua trung gian giữa người sản xuất (khai thác, nuôi trồng thủy sản) và người mua thủy sản.

    7. “Sơ chế thủy sản” là hình thức chế biến thủy sản đơn giản, thô sơ như: phơi khô, nướng, hấp, sấy...

    8. “Lao động trên tàu cá trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016” (Mu số I.1): là lao động thường xuyên và thu nhập chính trên tàu cá trước ngày xảy ra sự cố môi trường biển bị mất việc trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016.

    9. “Diện tích/thể tích” (Mu số I.2): Là diện tích mặt nước ao nuôi, bãi triều; thể tích lồng có đối tượng nuôi bị chết.

    10. “Hình thức nuôi” (Mu số I.2): đối với hình thức nuôi tôm (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, xen ghép), trong đó:

    - Nuôi tôm thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), mật độ thả giống cao. Cụ thể, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên cát: mật độ ≥ 120 con/m2; nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao đất mật độ ≥ 60 con/m2; nuôi tôm sú thâm canh: mật độ ≥ 25 con/m2;

    - Nuôi tôm bán thâm canh: là hình thức nuôi tôm chủ yếu dựa vào bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), mật độ thả giống tương đối cao. Nuôi tôm thẻ bán thâm canh mật độ từ 20 - 60 con/m2; Nuôi tôm sú bán thâm canh mật độ từ 15 con/m2 đến dưới 25 con/m2

    - Nuôi tôm quảng canh cải tiến là hình thức nuôi ít cho ăn, có bổ sung thêm thức ăn từ bên ngoài (thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống) nuôi với mật độ thấp. Đối với tôm thẻ mật độ < 20 con/m2; đối với tôm sú < 15 con/m2; nuôi tôm, cua, cá kết hp, đối tượng nuôi chính là tôm mật độ ≤ 8 con/m2.

    11. Biểu mẫu I.2 Phụ lục I kèm theo công văn 6851/BNN-TCTS chỉ áp dụng cho chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có đối tưng nuôi bị chết từ 70% trở lên.

    II. TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI

    Câu 1. Chủ tàu cá không có hộ khẩu thuộc xã ven biển trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, đầm phá ven biển, cửa sông có thuộc diện được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Đối với chủ tàu cá trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, đầm phá ven biển, cửa sông không có đăng ký hộ khẩu thường trú tại các xã ven biển nhưng thực tế hoạt động khai thác thủy sản thường xuyên và có đăng ký tạm trú thuộc các xã ven biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển thì được kê khai thiệt hại.

    Câu 2. Người lao động không thuộc các xã ven biển khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông thì có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Được kê khai thiệt hại nếu chứng minh được thường xuyên lao động và có đăng ký tạm trú thuộc các xã ven biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

    Câu 3. Hiện nay tại địa phương có một số hộ dân sử dụng săm ô tô, bè tre, bè gỗ, phao xốp... để làm phương tiện khai thác thủy sản. Các lao động này có được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Các lao đng này nếu khai thác thủy sản thường xuyên và đó là nguồn thu nhập chính thì được kê khai thiệt hại.

    Câu 4. Người lao động tham gia nhiều loại hình sản xuất (Khai thác, NTTS, muối) thì việc kê khai, xác định thiệt hại như thế nào?

    Trả li:

    Người lao động tham gia nhiều nghề sản xuất thì chỉ kê khai thiệt hại cho 01 nghề làm thường xuyên và là thu nhập chính.

    Câu 5. Người dân đóng mới hoặc mua lại tàu cá từ thời điểm sau ngày xảy ra sự cố môi trường có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả li:

    - Đối với tàu cá đóng mới nếu có Giấy chấp thuận đóng mới tàu cá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì được kê khai thiệt hại.

    - Đối với tàu mua lại sau ngày xảy ra sự cố môi trường biển thì được kê khai thit hại.

    Câu 6. Chủ tàu thuyền đã được đền bù khi tái định cư nay đóng mới hoặc mua tàu để đi khai thác thì có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời:

    - Đối với tàu đóng mới có Giấy chấp thuận đóng mới tàu cá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì được kê khai thiệt hại.

    - Đối với tàu mua lại trước ngày xảy ra sự cố môi trường biển thì được kê khai thit hại.

    Câu 7. Trường hợp tàu cá nhưng do sự cố môi trường chủ tàu bán tàu cá trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 /2016 thì chủ tàu và lao động trên tàu cá có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Trường hợp này vẫn được kê khai thiệt hại, giá trị thiệt hại được tính từ ngày xảy ra sự cố đến ngày bán tàu.

    Câu 8. Một chủ có hai tàu thì việc kê khai như thế nào?

    Trả li: Chủ tàu được kê khai thiệt hại cả 02 tàu.

    Câu 9. Cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại có thuê lao động từ địa phương khác đến làm thì chỉ có đăng ký tạm trú tại địa phương. Các đối tượng lao động này có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Chủ cơ sở được kê khai thiệt hại cho người lao động.

    Câu 10. Hộ dân có hộ khẩu ở địa phương này nhưng địa điểm nuôi trồng thủy sản tại địa phương khác thì việc kê khai như thế nào?

    Trả lời: Việc kê khai thực hiện tại địa phương nơi có cơ sở nuôi trồng thủy sản.

    Câu 11. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều xã khác nhau thì việc kê khai như thế nào?

    Trả lời: Cơ sở sản xuất, kinh doanh ở xã nào thì chủ cơ sở thực hiện kê khai thiệt hại ở xã đó.

    Câu 12. Diện tích sản xuất muối có tính phần hạ tầng không?

    Trả lời: Phần hạ tầng phục vụ sản xuất muối thì không được tính để kê khai thiệt hại.

    Câu 13. Người dân mua hải sản về bán tại các chợ thì có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Chỉ trường hợp người dân thu mua cá trực tiếp từ các tàu cá tại cảng cá, bến cá, điểm lên cá, tại cơ sở nuôi trồng thủy sản mặn lợ, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã/phường/thị trấn ven biển thì được kê khai.

    Câu 14. Hiện nay nhiều địa phương vùng bãi ngang có loại hình lao động đẩy thuyền, kéo thuyền thuê, các đối tượng này có được kê khai để bồi thường không?

    Trả lời: Nếu người dân làm công việc đẩy thuyền kéo thuyền thuê là việc làm thường xuyên, thu nhập chính thì được kê khai thiệt hại.

    Câu 15. Các đối tượng có địa điểm sản xuất, kinh doanh: đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; sản xuất, kinh doanh ngư cụ không thuộc các xã ven biển có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Không thuộc diện được kê khai thiệt hại.

    Câu 16. Sửa chữa máy cho tàu thuyền nghề cá có thuộc đối tượng được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời: Người lao động hoặc cơ sở sửa chữa máy cho tàu thuyền nghề cá thường xuyên thuộc các xã ven biển bị thiệt hại được kê khai như nghề đóng, sửa tàu thuyền nghề cá.

    Câu 17. Năm 2016 hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở không phát sinh thuế thì việc kê khai như thế nào?

    Trả lời: Việc kê khai chỉ hỗ trợ thuế phát sinh nên các cơ sở không phát sinh thuế thì không phải kê khai.

    Câu 18. Việc xác định số lượng con giống thả, thời gian thả giống được xác định như thế nào (Bảng I.2)

    Trả lời:

    - Trường hợp có hóa đơn, chứng từ, giấy tliên quan đến mua bán con giống thì căn cứ vào chứng từ, hồ sơ để kê khai.

    - Trường hợp không có hóa đơn, chứng từ, giấy tliên quan đến mua bán con giống thì tổ xác định thiệt hại của thôn xóm có trách nhiệm rà soát, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc xác nhận vào kê khai của hộ nuôi.

    Câu 19. Ông Trần Văn A là chủ ao hồ có diện tích 10 ha nuôi tôm với 20 lao động trong đó có 2 ha bị chết thì có bao nhiêu lao động được hưởng bồi thường?

    Trả lời:

    - Số lao động kê khai sẽ được tính theo tỷ lệ với diện tích của cơ sở đó, ví dụ trên nếu trung bình 01 ha nuôi có 2 lao động thì cơ sở ông A được kê khai 4 lao động.

    Câu 20. Ông Nguyễn Văn A làm việc bốc vác thường xuyên và có thu nhập chính tại cảng cá nghỉ việc từ tháng 4/2016 do mất việc và ông đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì đối tượng này có được kê khai thiệt hại không?

    Trả lời:

    Trường hợp trên ông A đã có việc làm ổn định, có thu nhập nên không được kê khai

    Câu 21. Một gia đình có chồng, vợ, con làm các nghề khác nhau thì việc kê khai như thế nào?

    Trả lời: Người lao động làm nghề nào thì kê khai nghề đó.

    Câu 22. Đối tượng bị thiệt hại nhưng hiện tại không có mặt tại địa phương thì việc kê khai như thế nào?

    Trả lời: Địa phương, người nhà có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị thiệt hại để về kê khai thiệt hại theo hướng dẫn.

    Câu 23. Người ăn theo, phụ thuộc các lao động đã được kê khai bồi thường thì có được kê khai không?

    Trả lời: Người ăn theo, người phụ thuộc không thuộc diện kê khai.

    Câu 24. Đối với các lao động bắt đầu làm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 và chỉ làm một số tháng (trước đó không làm) trên tàu, trong cơ sở NTTS, trong các cơ sở dịch vụ, hậu cần thì có thuộc đối tượng kê khai không.

    Trả lời:

    Đối với những người lao động có thời gian lao động trên 3 tháng trong khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016 được kê khai và được tính bồi thường mất thu nhập kể từ khi nghỉ/mất việc đến 30/9/2016./.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X