hieuluat

Kế hoạch 189/KH-UBND phát triển HT thu gom và xử lý nước thải đô thị Tp.Hà Nội đến 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:189/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Văn Khôi
    Ngày ban hành:30/12/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/12/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  •  

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    -------
    Số: 189/KH-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013
     
     
    KẾ HOẠCH
    PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
     THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.
     
     
    Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 với nội dung như sau:
    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1. Mục đích:
    Từng bước xây dựng, phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực đô thị Thành phố Hà Nội theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố, nâng cao mức độ dịch vụ đô thị, đáp ứng nhu cầu cải thiện môi trường sống ngày càng cao của nhân dân;
    2. Yêu cầu:
    - Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch thoát nước Thủ đô được duyệt, tình hình thực hiện Kế hoạch về phát triển hạ tầng thoát nước đô thị của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 (số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012 của UBND Thành phố), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong giai đoạn hiện tại và giai đoạn đến năm 2020..v.v;
    - Kế hoạch cần triển khai cụ thể hóa đối với từng dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho từng lưu vực thuộc các khu đô thị theo quy hoạch; dự kiến nguồn vốn, kinh phí đầu tư, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo phương thức xã hội hóa.
    II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
    Kế hoạch phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2020 được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn từ 2016 đến 2020, cụ thể:
    1. Giai đoạn đến năm 2015.
    Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội đã được UBND Thành phố ban hành tại Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012. Theo đó, các dự án, công trình thu gom và xử lý nước thải bao gồm như sau:
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải về Nhà máy XLNT Yên Sở: Khởi công, hoàn thành năm 2015 - 2018 (Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngđ đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào vận hành từ tháng 10/2013);
    - Đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải Đầm Bẩy (Hồ Tây), công suất 15.000 m3/ngđ theo hình thức BT, hoàn thành trong năm 2013; Hệ thống thu gom nước thải về Trạm xử lý, giai đoạn II. Khởi công, hoàn thành năm 2014 - 2016;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải giai đoạn I tại quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây. Khỏi công, hoàn thành năm 2015 - 2018;
    - Đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngđ (đang triển khai trong Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, bằng nguồn vốn vay ODA của JICA - Nhật Bản), hoàn thành trong năm 2015;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ (bằng nguồn vốn vay ODA của JICA - Nhật Bản): Khởi công, hoàn thành năm 2014 - 2020;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ (theo hình thức BOT): Khởi công, hoàn thành năm 2014 - 2020;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ giai đoạn I, công suất 58.000 m3/ngđ: Khởi công, hoàn thành năm 2015 - 2020;
    - Các dự án đầu tư cải tạo chống ô nhiễm các hồ nội thành. Khởi công, hoàn thành 2011 - 2019;
    - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở: Khởi công, hoàn thành năm 2015 - 2018.
    2. Giai đoạn từ năm 2016 - 2020.
    2.1. Các dự án thực hiện chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015:
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải giai đoạn I tại quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây. Khởi công, hoàn thành năm 2014 - 2017;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ (bằng nguồn vốn vay ODA của JICA -Nhật Bản): Khởi công, hoàn thành năm 2014 - 2020;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ (theo hình thức BOT): Khởi công, hoàn thành 2014 - 2020;
    - Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Tây sông Nhuệ giai đoạn I, công suất 58.000 m3/ngđ: Khởi công, hoàn thành năm 2015 - 2020;
    - Các dự án đầu tư cải tạo chống ô nhiễm các hồ nội thành. Khởi công, hoàn thành 2010-2019;
    - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở: Khởi công, hoàn thành năm 2015 - 2018.
    2.2. Các dự án đầu tư xây dựng mới:
    Để phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nội dung quy hoạch đợt đầu (2010-2020) cần triển khai nghiên cứu, lập một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy và hệ thống thu gom, xử lý nước thải Khu vực đô thị trung tâm nhằm đáp ứng tiến độ các dự án phát triển đô thị dọc hai bên các tuyến đường cao tốc và đường chính đô thị đã và đang được xây dựng như tuyến cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài; tuyến đường 5 kéo dài, đại lộ Thăng Long... Cụ thể:
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải An Lạc (Quận Long Biên), giai đoạn I công suất 39.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Ngọc Thụy (Quận Long Biên), giai đoạn I công suất 22.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phúc Đồng (Quận Long Biên), giai đoạn I công suất 40.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tiền Phong (huyện Mê Linh), giai đoạn I công suất 36.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cổ Loa (huyện Đông Anh), giai đoạn I công suất 48.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Viên (huyện Gia Lâm), giai đoạn I công suất 19.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 25.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Đức Thượng (huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 30.000 m3/ngđ; Khỏi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Lại Yên (huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 44.000 m3/ngđ; Khởi công, hoàn thành năm 2016 - 2020;
    III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    1. Công tác tuyên truyền
    Các sở, ngành thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị và UBND các quận, huyện, UBND thị xã Sơn Tây tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức trong công tác bảo vệ, quản lý các công trình thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chống lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện xả nước thải ra hệ thống thoát nước và môi trường đúng các Quy chuẩn môi trường quy định.
    2. Huy động các nguồn lực vốn đầu tư
    - Tăng cường vận động ODA với lãi suất thấp, ưu đãi, thời gian ân hạn dài của Chính phủ Nhật Bản (JICA), Chính phủ Hà Lan, Chính phủ Pháp; Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển công trình, hệ thống thu gom Và xử lý nước thải khu vực đô thị trên địa bàn thành phố;
    - Công bố rộng rãi, kêu gọi và khuyến khích mọi thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển, quản lý các công trình thu gom và xử lý nước thải đô thị theo hình thức xã hội hóa và các hình thức phù hợp khác như hình thức hợp đồng BOT, PPP...;
    3. Cơ chế chính sách
    - Hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, khuyến khích xã hội hóa đầu tư; Xây dựng chế tài xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố;
    - Xây dựng cơ chế, lộ trình thu phí xử lý nước thải từng bước bù đắp chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và các nhà máy xử lý nước thải. Khuyên khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn thành phố;
    - Tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng, giảm bớt thời gian, quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, công trình thoát nước; Ưu tiên bố trí đủ quỹ nhà, quỹ đất phục vụ tái định cư.
    4. Tổ chức điều hành, phối hợp thực hiện
    - Xác định các công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết để tập trung nguồn lực về vốn, chỉ đạo tập trung thực hiện theo tiến độ yêu cầu.
    - Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng năng động, quyết liệt, tăng cường kiểm tra chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.
    - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, các đơn vị trong việc triển khai các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình thoát nước, xử lý nước thải.
    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Sở Xây dựng
    - Trên cơ sở Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bản kế hoạch này, đề xuất các dự án ưu tiên và hình thức đầu tư phù hợp; Lập kế hoạch và phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho công trình xử lý nước thải đô thị để có cơ sở công bố, kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoặc bố trí kinh phí để triển khai thực hiện;
    - Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải trọng điểm, cấp bách trên địa bàn Thành phố đảm bảo kế hoạch, chất lượng và tiến độ, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ; Triển khai Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ theo hình thức BOT; Xúc tiến Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ giai đoạn I, công suất 58.000 m3/ngđ...
    - Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Cục Thuế và các đơn vị thoát nước xây dựng phương án phí xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và mức đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ.
    2. Sở Kế hoch và Đầu tư
    - Tham mưu cho UBND Thành phố về kế hoạch xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải; Tổng hợp, lập kế hoạch chung và giao kế hoạch, bố trí đủ nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với tiến độ, kế hoạch thực hiện của dự án;
    - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tham mưu với Thành phố ban hành các quy định và cơ chế, chính sách về phát triển và duy trì hệ thống thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố;
    - Hướng dẫn các nhà đầu tư, chủ đầu tư về các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư, thực hiện thẩm định các dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu trình UBND phê duyệt theo quy định;
    3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
    Thực hiện giải quyết các công việc liên quan đến Quy hoạch; giới thiệu địa điểm; cung cấp thông tin quy hoạch, thẩm định phê duyệt tổng mặt bằng... cho các chủ đầu tư được giao thực hiện các dự án thuộc kế hoạch
    4. Viện Quy hoạch xây dựng
    Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được UBND Thành phố giao trong công tác xác định chỉ giới đường đỏ; lập các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung thị xã Sơn Tây trong đó xác định hệ thống mạng lưới đường ống thu gom, trạm bơm nước thải.
    5. Sở Khoa học và Công nghệ.
    Thực hiện kiểm tra, thẩm định các dây chuyền công nghệ phù hợp, áp dụng cho các trạm, nhà máy xử lý nước thải, đảm bảo yêu cầu theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.
    6. STài nguyên và Môi trường
    - Xây dựng, bổ sung kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch xây dựng và quy hoạch thoát nước Thủ đô được duyệt, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định;
    - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước của các nhà máy xử lý nước thải theo quy định;
    - Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ báo cáo môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết đảm bảo môi trường các công trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
    - Tiếp nhận các hồ sơ thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng các công trình thoát nước trình UBND Thành phố đảm bảo tiến độ.
    7. Sở Tài chính
    - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng bố trí đủ kinh phí hàng năm từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước chung trong khu vực đô thị và các dự án chống úng ngập cục bộ, giải quyết bức xúc dân sinh về ô nhiễm môi trường do nước thải;
    - Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ quyết toán công trình để trình UBND Thành phố phê duyệt.
    - Thẩm định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư các khu vực bị ảnh hưởng của dự án và trình UBND Thành phố phê duyệt.
    8. Sở Giao thông Vận tải
    Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai các công trình hạ tầng giao thông đồng bộ với các công trình thoát nước và xử lý nước thải đảm bảo hiệu quả. Thực hiện kiểm tra cấp phép đào hè đường thi công các công trình thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.
    9. Sở Thông tin và Truyền thông
    Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công tác tuyên truyền về các dự án thoát nước trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền để nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước và xử lý nước thải; thực hiện các quy định quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố.
    10. Ban chỉ đo GPMB Thành phố
    - Chỉ đạo trung tâm phát triển quỹ đất các quận, huyện trong quá trình giải phóng mặt bằng các dự án thoát nước và xử lý nước thải;
    - Xây dựng cơ chế và chính sách về công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án thoát nước và xử lý nước thải.
    11. UBND các quận, huyện, thị xã
    - Chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác GPMB các dự án, công trình thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn. Kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB các dự án thoát nước.
    - Quản lý, duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước ngõ xóm theo phân cấp.
    Trong quá trình thực hiện, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch của Thành phố./.
     

     

     Nơi nhận:
    - Đ/c Bí thư Thành ủy;
    - TTTU, TT HĐND Thành phố;
    - Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/cáo)
    - Các đ/c PCT UBND TP;
    - Các Ban HĐND TP;
    - Các sở: XD, KHĐT, QHKT, KHCN, TNMT, TC, GTVT, TT&TT; VQHXD, BCĐ GPMB;
    - UBND các quận, huyện, thị xã;
    - VPUB: CPVP, QHXDGT, TH, KT;
    - Lưu: VT, QHXDGT.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Nguyễn Văn Khôi
     
    PHỤ LỤC
    KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
     NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.
     
     

     

    SỐ TT
    Tên Dự án đầu tư - Quy mô
    Dự kiến phân bổ nguồn kinh phí (triệu đồng)
    Tiến độ thực hiện
    Vốn ODA
    Ngân sách
    hội hóa
    Tổng
    1
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải (dọc sông Sét và sông Kim Ngưu) về NM XLNT Yên Sở.
     
     
    2.000.000
    2.000.000
    2015 - 2018
    2
    Xây dựng nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, công suất 13.300 m3/ngđ. (Dự án thoát nước Hà Nội - Dự án II)
    600.000
    120.000
     
    720.000
    2012 - 2015
    3
    Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đầm Bẩy (Hồ Tây), công suất 15.000 m3/ngđ
     
     
    400.000
    400.000
    2011 - 2013
    4
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải, giai đoạn II, về trạm xử lý nước thải Đầm Bẩy (Hồ Tây).
     
     
    200.000
    200.000
    2014 - 2016
    5
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000 m3/ngđ.
    14.800.000
    2.800.000
     
    17.600.000
    2014 - 2020
    6
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phú Đô, công suất 84.000 m3/ngđ.
     
     
    4.000.000
    4.000.000
    2014 - 2020
    7
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, công suất 58.000 m3/ngđ.
     
     
    3.000.000
    3.000.000
    2015 - 2020
    8
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải An Lạc (Long Biên) công suất 39.000 m3/ngđ.
    2.000.000
    400.000
     
    2.400.000
    2016 - 2020
    9
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Hà Đông (20.000 m3/ngđ) và thị xã Sơn Tây (9.000 m3/ngđ) giai đoạn I.
    680.000
    740.000
     
    1.420.000
    2014 - 2017
    10
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Ngọc Thụy (Quận Long Biên), giai đoạn I công suất 22.000 m3/ngđ;
     
     
    500.000
    500.000
    2016 - 2020
    11
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phúc Đồng (Quận Long Biên), giai đoạn I công suất 40.000 m3/ngđ;
     
     
    1.000.000
    1.000.000
    2016 - 2020
    12
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tiền Phong (huyện Mê Linh), giai đoạn I công suất 36.000 m3/ngđ;
     
     
    900.000
    900.000
    2016 - 2020
    13
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cổ Loa (huyện Đông Anh), giai đoạn I công suất 48.000 m3/ngđ;
     
     
    1.200.000
    1.200.000
    2016 - 2020
    14
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Viên (huyện Gia Lâm), giai đoạn 1 công suất 19.000 m3/ngđ;
     
     
    500.000
    500.000
    2016 - 2020
    15
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 25.000 m3/ngđ;
     
     
    600.000
    600.000
    2016 - 2020
    16
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Đức Thượng ( huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 30.000 m3/ngđ;
     
     
    700.000
    700.000
    2016 - 2020
    17
    Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Lại Yên (huyện Hoài Đức), giai đoạn I công suất 44.000 m3/ngđ;
     
     
    1.100.000
    1.100.000
    2016 - 2020
    18
    Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở.
    1.000.000
    200.000
     
    1.200.000
    2015 - 2018
    19
    Các dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành.
     
    50.000
    2.620.000
    2.670.000
    2010 - 2019
     
    Cộng:
    19.080.000
    4.310.000
    18.720.000
    42.110.000
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Kế hoạch 189/KH-UBND phát triển HT thu gom và xử lý nước thải đô thị Tp.Hà Nội đến 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:189/KH-UBND
    Loại văn bản:Kế hoạch
    Ngày ban hành:30/12/2013
    Hiệu lực:30/12/2013
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Văn Khôi
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X