hieuluat

Nghị định 27/2023/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:733&734-06/2023
    Số hiệu:27/2023/NĐ-CPNgày đăng công báo:12/06/2023
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Lê Minh Khái
    Ngày ban hành:31/05/2023Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/07/2023Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường
  • CHÍNH PHỦ

    _______

    Số: 27/2023/NĐ-CP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _____________________

    Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023

     

     

     

    NGHỊ ĐỊNH

    Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

    ______________

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000, năm 2008 và năm 2018;

    Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí; người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu, phương pháp tính, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

    2. Nghị định này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; tổ chức, cá nhân khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của pháp luật dầu khí; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

    Điều 2. Đối tượng chịu phí

    Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều 3. Tổ chức thu phí

    Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    Điều 4. Người nộp phí

    Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

    1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

    2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

    3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

    Điều 5. Các trường hợp được miễn phí

    1. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

    2. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

    3. Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:

    a) Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 tháng 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

    b) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.

    c) Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.

     

    Chương II. MỨC THU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, KÊ KHAI, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

     

    Điều 6. Mức thu phí

    1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

    2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

    3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

    4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

    Điều 7. Phương pháp tính phí

    1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

    F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

    Trong đó:

    F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).

    Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).

    Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

    f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.

    Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).

    Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

    f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).

    K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

    Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.

    Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

    2. Đối với khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trong đó, số phí phải nộp của từng loại khoáng sản trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích = Tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích x Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích khai thác trong kỳ nộp phí (Q2) x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (f2).

    Tỷ lệ từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai

    =

    Hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản
    có trong quặng nguyên khai khai thác

    Tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản
    có trong quặng nguyên khai khai thác

    Căn cứ hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác và tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác trong hồ sơ về trữ lượng khoáng sản hoặc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) để tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cụ thể:

    a) Đối với khoáng sản được cấp phép khai thác lần đầu: căn cứ hồ sơ về trữ lượng khoáng sản, phải ban hành tỷ lệ trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác khoáng sản, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường.

    Năm sau, căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.

    b) Đối với khoáng sản đang khai thác: căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của năm trước liền kề, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.

    3. Đối với trường hợp thu hồi than lẫn trong đất đá bóc, đất đá thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trường hợp than lẫn trong đất đá phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

    4. Đối với khoáng sản tận thu quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

    a) Việc xác định số phí phải nộp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    b) Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

    5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, số phí phải nộp = Khối lượng khoáng sản thu mua x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản.

    Điều 8. Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí

    1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

     

    Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 9. Tổ chức thực hiện

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

    a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

    b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp phí theo quy định tại Nghị định này.

    2. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:

    a) Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

    b) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.

    c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.

    d) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

    Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch, chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế chuyển thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    đ) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.

    3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu số lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác theo từng Giấy phép do người nộp phí kê khai với dữ liệu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp khối lượng do người nộp phí kê khai không phù hợp thực tế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác.

    Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, trường hợp người nộp phí kê khai không đúng khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.

    Điều 10. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

    2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục thực hiện mức thu phí theo quy định hiện hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thì tiếp tục áp dụng tỷ lệ theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chậm nhất đến ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương.

    3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

    Điều 11. Trách nhiệm thi hành

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng Bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán nhà nước;

    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

    - Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: VT, KTTH (2).

    TM. CHÍNH PHỦ
    KT. THỦ TƯỚNG

    PHÓ THỦ TƯỚNG

     

     

     

     

     

     

    Lê Minh Khái

     

     

     

     

    Phụ lục

    BIỂU KHUNG MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

    (Kèm theo Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ)

    ___________

     

    Số TT

    Loại khoáng sản

    Đơn vị tính

    (tấn/m3 khoáng sản nguyên khai)

    Mức thu (Đồng)

    I

    Quặng khoáng sản kim loại

     

     

    1

    Quặng sắt

    Tấn

    40.000 - 60.000

    2

    Quặng măng-gan (mangan)

    Tấn

    30.000 - 50.000

    3

    Quặng ti-tan (titan)

    Tấn

    10.000-70.000

    4

    Quặng vàng

    Tấn

    180.000-270.000

    5

    Quặng đất hiếm

    Tấn

    40.000 - 60.000

    6

    Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc

    Tấn

    180.000-270.000

    7

    Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng- ti-moan (antimon)

    Tấn

    30.000 - 50.000

    8

    Quặng chì, quặng kẽm

    Tấn

    180.000-270.000

    9

    Quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxit)

    Tấn

    10.000-30.000

    10

    Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)

    Tấn

    35.000- 60.000

    11

    Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)

    Tấn

    180.000-270.000

    12

    Quặng crô-mít (cromit)

    Tấn

    10.000-60.000

    13

    Quặng khoáng sản kim loại khác

    Tấn

    20.000 - 30.000

    II

    Khoáng sản không kim loại

     

     

    1

    Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

    m3

    1.000-2.000

    2

    Đá, sỏi

     

    -

    2.1

    Sỏi

    m3

    6.000 - 9.000

    2.2

    Đá

     

     

    2.2.1

    Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)

    m3

    60.000 - 90.000

    2.2.2

    Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

    m3

    1.500 - 7.500

    3

    Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)

    m3

    1.500 -6.750

    4

    Đá làm fluorit

    m3

    1.500-4.500

    5

    Đá hoa trắng (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

     

     

    5.1

    Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ

    m3

    50.000 - 70.000

    5.2

    Đá hoa trắng làm bột carbonat

    m3

    1.500- 7.500

    6

    Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

    m3

    50.000 - 70.000

    7

    Cát vàng

    m3

    4.500- 7.500

    8

    Cát trắng

    m3

    7.500 - 10.500

    9

    Các loại cát khác

    m3

    3.000- 6.000

    10

    Đất sét, đất làm gạch, ngói

    m3

    2.250-3.000

    11

    Sét chịu lửa

    Tấn

    20.000 - 30.000

    12

    Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)

    m3

    30.000 - 45.000

    13

    Cao lanh

    Tấn

    4.200- 5.800

    14

    Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

    Tấn

    20.000 - 30.000

    15

    Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)

    Tấn

    20.000 - 30.000

    16

    A-pa-tít (apatit)

    Tấn

    3.000- 5.000

    17

    Séc-păng-tin (secpentin)

    Tấn

    3.000- 5.000

    18

    Than gồm:

    - Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

    - Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

    - Than nâu, than mỡ

    - Than khác

    Tấn

    6.000- 10.000

    19

    Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

    Tấn

    50.000 - 70.000

    E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen

    A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz)

    Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)

    20

    Cuội, sạn

    m3

    6.000 - 9.000

    21

    Đất làm thạch cao

    m3

    2.000 - 3.000

    22

    Các loại đất khác

    m3

    1.000 -2.000

    23

    Talc, diatomit

    Tấn

    20.000 - 30.000

    24

    Graphit, serecit

    Tấn

    3.000 - 5.000

    25

    Phen - sờ - phát (felspat)

    Tấn

    3.300 -4.600

    26

    Nước khoáng thiên nhiên

    m3

    2.000 - 3.000

    27

    Các khoáng sản không kim loại khác

    Tấn

    20.000 - 30.000

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Dầu khí của Quốc hội, số 18-L/CTN
    Ban hành: 06/07/1993 Hiệu lực: 01/09/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí của Quốc hội, số 19/2000/QH10
    Ban hành: 09/06/2000 Hiệu lực: 01/07/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí của Quốc hội, số 10/2008/QH12
    Ban hành: 03/06/2008 Hiệu lực: 01/01/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Khoáng sản của Quốc hội, số 60/2010/QH12
    Ban hành: 17/11/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    06
    Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    07
    Luật Phí và lệ phí của Quốc hội, số 97/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    08
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch của Quốc hội, số 35/2018/QH14
    Ban hành: 20/11/2018 Hiệu lực: 01/01/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    09
    Luật Quản lý thuế của Quốc hội, số 38/2019/QH14
    Ban hành: 13/06/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    10
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 47/2019/QH14
    Ban hành: 22/11/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    11
    Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội, số 72/2020/QH14
    Ban hành: 17/11/2020 Hiệu lực: 01/01/2022 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    12
    Nghị định 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Ban hành: 24/12/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    13
    Luật Khoáng sản của Quốc hội, số 60/2010/QH12
    Ban hành: 17/11/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    14
    Luật Phí và lệ phí của Quốc hội, số 97/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    15
    Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội, số 72/2020/QH14
    Ban hành: 17/11/2020 Hiệu lực: 01/01/2022 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản được hướng dẫn
    16
    Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
    Ban hành: 29/11/2016 Hiệu lực: 15/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 27/2023/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:27/2023/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:31/05/2023
    Hiệu lực:15/07/2023
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:12/06/2023
    Số công báo:733&734-06/2023
    Người ký:Lê Minh Khái
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X