hieuluat

Quyết định 1744/QĐ-UBND Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:1744/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày ban hành:28/04/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:28/04/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    -------

    Số: 1744/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2020

    QUYẾT ĐỊNH

    PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    ____________

    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    Căn cứ Luật Tchức Chính quyn địa phương ngày 19/6/2015;

    Căn cứ Luật Phòng, chng thiên tai ngày 19/6/2013;

    Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tchức, hoạt động ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

    Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dn thi hành một số điu của Luật Phòng, chống thiên tai;

    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành ph Hà Nội tại Tờ trình số 112/TTr-SNN, ngày 06/4/2020.

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận:
    - Như Điều 2;
    - Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai;
    - UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
    - Đồng chí Bí thư Thành ủy;
    - Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
    - Thư
    ng trực HĐND Thành phố;
    - Chủ tịch UBND Thành phố;
    - Các ủy viên BTV Thành ủ
    y;
    - Các PCT UBND Thành phố;
    - BCH PCTT và TKCN quận, huyện, thị xã;
    - VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
    - VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
    - Lưu: VT, KTGiang.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Đức Chung

     

    KẾ HOẠCH

    PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND thành phHà Nội)

    Để chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo sự thống nhất trong tchức, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành ph năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành ph ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 như sau:

    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

    1. Mục đích:

    Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đi khí hậu, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước, nhân dân, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

    2. Yêu cầu:

    - Quán triệt sâu rộng quy định pháp luật về Phòng, chống thiên tai, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố đến các cấp, các ngành và nhân dân Thành phố.

    - Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khn trương và có hiệu quả khi thiên tai xảy ra.

    - Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.

    - Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

    - Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đng đphát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn Thành phố.

    II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

    1. Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về Phòng, chống thiên tai, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố.

    2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.

    3. Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn Thành phphục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

    4. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống thiên tai, ngập lụt, sạt lở đê điều, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất; nâng cao khả năng tiêu thoát nước, quản lý chặt chẽ, hạn chế việc san lấp ao, hồ.

    5. Triển khai kế hoạch và quy chế tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ năm 2020 trên địa bàn Thành phố; trong đó lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

    6. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đán Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2020 trên địa bàn Thành phố gắn với thực hiện tiêu chí 3.2. “Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ” (được ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư.

    7. Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.

    8. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

    9. Triển khai tốt công tác quản lý, thu, chi, sử dụng, quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai ở các cấp.

    10. Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố theo chương trình mục tiêu quốc gia với từng ngành, từng lĩnh vực.

    11. Huy động các nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

    12. Tổ chức trực ban theo quy định để theo dõi, thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn Thành phố.

    III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

    1. Biện pháp phi công trình.

    a) Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống thiên tai.

    b) Xác định các kịch bản, lộ trình, chú trọng việc lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành, quận, huyện thị xã.

    c) Rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các văn bản chỉ đạo về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cún nạn trên địa bàn Thành phố để kịp thời chỉ huy, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả.

    d) Triển khai thực hiện tốt kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tăng cường công tác phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

    đ) Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, lãnh đạo sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn đế thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Tổ chức diễn tập ứng cứu tai nạn, sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn trọng điểm để nâng cao năng lực cho các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách. Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị trực thuộc, địa bàn cơ sở.

    e) Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị chuyên trách, các địa phương để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

    g) Tổ chức huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng cứu khi xảy ra sự cố, tai nạn trên địa bàn Thành phố; huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có.

    h) Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đng vứng phó với thiên tai đến tận phường, xã, thị trấn, khu phố, tdân phố, cụm dân cư, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai như vùng núi, vùng trũng thấp ven sông suối.

    i) Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố theo chương trình mục tiêu quốc gia, hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, sản xuất, cuộc sống của người dân.

    k) Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các huyện nhằm phát huy tác dụng phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra thiên tai, biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường của Thành phố.

    l) Các địa phương, đơn vị chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai (theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai) như: Lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, bờ bãi, lòng sông, kênh, mương; tình trạng xây dựng, san lấp ao, hồ, mặt bằng trái phép gây tắc nghẽn dòng chảy...

    m) Các địa phương, đơn vị tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Đồng thời, theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai cho nhân dân trong khu vực biết để kịp thời ứng phó.

    n) Các sở, ngành, đơn vị Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định.

    2. Biện pháp công trình:

    a) Khu vực ngoại thành:

    - Khẩn trương triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án gia cố, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, công trình thủy lợi.

    - Thường xuyên kim tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai bảo đảm an toàn cho các công trình, hệ thống đê điều trong phòng, chống mưa, lũ, bão.

    - Khẩn trương thực hiện, hoàn thành các dự án nạo vét sông, kênh, mương trước mùa mưa bão; chủ động tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, bãi, lòng sông, kênh, mương để không làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

    - Cắm mốc cảnh báo khu vực nguy hiểm, ngập lụt, cảnh báo sạt lở đất tại những khu vực xung yếu. Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sập đổ nhà cửa, công trình khi xảy ra mưa, bão, giông, gió, lốc xoáy.

    b) Khu vực nội thành:

    - Thường xuyên kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh và sông, kênh, mương bị bồi lắng.

    - Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, kho tàng (vật tư, máy móc, hàng hóa...); khảo sát các chung cư cũ, xuống cấp, nhà ở tạm để có kế hoạch sửa chữa, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng, chống nhà cửa để đảm bảo an toàn cho nhân dân khi thiên tai xảy ra.

    - Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị điện, trạm biến thế; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cđường dây tải điện và có phương án đảm bảo nguồn điện dự phòng.

    - Kiểm tra, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, bảng quảng cáo đúng kỹ thuật do ngành xây dựng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có bão, giông, lốc.

    - Kiểm tra và triển khai công tác chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn, không để xảy ra tình trạng gãy, đổ khi xảy ra mưa bão, giông, lốc.

    IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

    1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:

    a) Tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai. Chủ trì triển khai, hướng dẫn, kim tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố đã được UBND Thành phố phê duyệt.

    b) Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ tiếp nhận truyền phát các thông tin cảnh báo về diễn biến của khí tượng, thủy văn, thiên tai để các cấp, các ngành và nhân dân Thành phố chủ động phòng, tránh, ứng phó.

    c) Tham mưu UBND Thành phố đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý thông tin, hỗ trợ ra quyết định, kịp thời phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

    d) Hướng dẫn, kiểm tra các quận, huyện, thị xã nâng cao năng lực cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã và đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó trong phòng chống thiên tai; hiện đại hóa thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị bảo đảm an toàn.

    đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, tham mưu đề xuất đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình phòng, chng thiên tai nhm bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

    e) Tchức trực ban kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trin khai các biện pháp phòng, chng, ứng phó và khc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức thông tin cảnh báo thiên tai cho nhân dân trên địa bàn thành phố biết để chủ động phòng, tránh.

    g) Chủ trì tham mưu UBND Thành phố ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về quy chế hoạt động, nội dung chi, mức chi và việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố. Tổ chức quản lý, thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố đúng quy định

    2. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố:

    a) Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ năm 2020. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, thành lập lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.

    b) Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đtham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai; sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, hỗ trợ, chi viện cho các quận, huyện, thị xã ngay khi có yêu cầu.

    c) Khẩn trương thực hiện mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó thiên tai và cứu hộ, cứu nạn theo kế hoạch được duyệt đảm bảo phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn.

    d) Công an Thành phố kịp thời triển khai các lực lượng để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân; ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật; đảm bảo phòng, chống cháy nổ có hiệu quả.

    3. Sở Giao thông vận tải:

    a) Phối hợp các địa phương, đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông; bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân; phối hợp điều phối, kiểm soát an toàn giao thông thủy, bộ ở khu vực xảy ra thiên tai.

    b) Có kế hoạch dự phòng huy động phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, mua sắm, chuẩn bị phương tiện kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị, máy móc chuyên dùng (dàn benley, rọ đá, cọc cừ...) theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp với địa hình thành phố khi xảy ra thiên tai để kịp thời phối hợp nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ và di chuyển dân cư.

    c) Phối hp với địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các bến đò và các phương tiện vận tải hành khách lưu thông trên sông; bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, ngăn ngừa vi phạm chở quá tải (chú trọng kiểm tra, yêu cầu các phương tiện phải được đăng kiểm, phải có hệ thống thông tin liên lạc, được trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh và các nội dung yêu cầu khác theo quy định của pháp luật).

    …………………. vùng trũng thấp không đảm bảo an toàn; các công trình đang xây dựng dở dang. Phối hp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã kim tra, xác định các công trình, nhà ở để sẵn sàng sử dụng làm nơi sơ tán dân.

    7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Công Thương, Hội Chữ thập đỏ Thành phố:

    a) Có Phương án chuẩn bị, đảm bảo dự trữ thuốc men, dụng cụ y tế, lương thực, thực phẩm và vật tư, hàng hóa thiết yếu đthực hiện cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra.

    b) Phối hợp Sở Tài chính xem xét cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định hỗ trợ cho các địa phương khc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời, hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã giải quyết các chính sách, chế độ hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.

    8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

    Tham mưu UBND Thành phố huy động các nguồn lực hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

    9. Sở Tài chính:

    Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng quy định.

    10. Sở Văn hóa và Thể thao:

    Phối hp Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, bảng quảng cáo đúng kỹ thuật, đề phòng gãy đổ, gây tai nạn khi có bão, lốc xoáy, giông gió; đặc biệt, là các bảng quảng cáo có kích thước lớn nằm trong khu dân cư phải đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng chống chịu được sức gió mạnh nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi có mưa bão, giông, lốc.

    11. Sở Du lịch:

    Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ban quản lý các điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch ... trên địa bàn Thành phố thông tin kịp thời đến khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế để chủ động phòng tránh, kịp thời đối phó với mọi diễn biến của thiên tai; đảm bảo an toàn về người và tài sản, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

    12. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố:

    Huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia phòng, chống, ứng phó khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.

    13. Ủy ban Mặt trận tquốc Thành phố và các đoàn thể khác:

    Phối hợp với các cấp chính quyền tham gia vận động, triển khai các hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai; Vận động, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và an toàn cộng đồng vùng bị thiên tai.

    14. Tổng công ty Điện lực thành phố:

    Triển khai các biện pháp bảo vệ, xử lý khắc phục kịp thời sự chệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục 24/24 giờ hàng ngày cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho các trạm bơm hoạt động tiêu thoát úng ngập. Chuẩn bị dự phòng máy phát điện để cung cấp điện cho các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai.

    15. Công ty Công viên cây xanh:

    Tổng kiểm tra, rà soát, khẩn trương triển khai công tác chặt tỉa cây sâu mục, nặng tán trên các tuyến đường, phố, hạn chế tối đa, xử lý ngay cây gãy đkhi có mưa bão, giông, lốc không để gây ách tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

    16. Các Công ty Thủy lợi, Công ty Thoát nước Thành phố:

    Theo chức năng, nhiệm vụ, trin khai phương án phòng, chống úng ngập, đảm bảo an toàn hồ chứa, phương án bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, phương án ứng phó thiên tai và ứng phó với các tình huống khn cấp các hồ chứa nước trên địa bàn đơn vị quản lý; tu bổ, sửa chữa hư hỏng các trạm bơm, cống tiêu, hồ đập, nạo vét các trục tiêu bị bồi lắng; giải tỏa vi phạm, bèo rác trên các trục tiêu; sẵn sàng vận hành các trạm bơm, hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tiêu thoát úng ngập có hiệu quả trong mùa mưa bão năm 2020.

    17. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:

    Chủ động kiểm tra, đôn đốc, phối hợp triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được phân công; trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.

    18. y ban nhân dân quận, huyện, thị xã:

    a) Cập nhật, bsung và hoàn chỉnh kế hoạch, các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, kinh phí sẵn sàng để huy động xử lý sự cố, ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

    b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    c) Thường xuyên kim tra các vị trí xung yếu trên địa bàn, thực hiện các giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và người dân.

    d) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng trong mùa mưa bão năm 2020 có hiệu quả.

    đ) Tăng cường tổ chức tuyên truyền, thông tin về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn; trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư. Thành lập và tổ chức huấn luyn thành thục nhiệm vụ cho lực lượng xung kích tham gia phòng, chống thiên tai tại địa phương.

    e) Hướng dẫn các biện pháp, tchức hỗ trợ nhân dân chằng, chống nhà cửa đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra.

    (Có phụ lục phương án, kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể kèm theo),

    V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

    1. Nguồn lực để thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn gồm: Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố; các nguồn lực hợp pháp khác.

    2. Tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai kịp thời, đúng quy định; lồng ghép các nguồn vốn nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho công tác phòng, chống thiên tai tại các cấp, các ngành trên địa bàn Thành ph.

    VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Căn cứ Kế hoạch của Thành phố, các sở, ngành, đơn vị, đoàn ththành phố, UBND quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của ngành, cấp mình thật cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, nhiệm vụ của ngành đviệc thực hiện kế hoạch được thống nhất và đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở.

    UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan liên quan theo từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch, Giao thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phhướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.

     

    PHỤ LỤC

    PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
    (Kèm theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND Thành phố)

     

    TT

    Phương án, nhiệm vụ

    Đơn vị chủ trì tchức thực hiện

    Đơn vị phối hp

    Thi gian hoàn thành

    1

    Phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội năm 2020

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    2

    Phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi trong mùa mưa bão năm 2020

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Các Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    3

    Phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất)

    15/5/2020

    4

    Phương án ứng phó siêu bão, bão mạnh

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    5

    Kế hoạch ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Thành phố

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    6

    Phương án ứng phó sự cố động đất, sập đổ nhà, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố

    Sở Xây dựng

    Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    7

    Kế hoạch thoát nước và Phòng chống úng ngập mùa mưa khu vực nội thành năm 2020

    Sở Xây dựng

    Công ty Thoát nước Hà Nội, các sở, ngành, UBND các quận, huyện liên quan

    15/5/2020

    8

    Phương án ứng phó với một số tình huống thiên tai, úng ngập, cây gẫy, đổ, và giải tỏa khc phục cây sau mưa bão

    Sở Xây dựng

    Sở Giao thông vận tải, Công ty Công viên Cây Xanh, Công an Thành phố, UBND các Quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    9

    Phương án di dời, sơ tán dân ra khỏi các khu chung cư xuống cấp trước mùa mưa bão

    Sở Xây dựng

    Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, UBND các quận

    15/5/2020

    10

    Phương án ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn thành phố

    Sở Khoa học và Công nghệ

    Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    11

    Phương án ứng phó sự crò rỉ, phát tán hòa chất độc hại trên địa bàn thành phố

    Sở Công Thương

    Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    12

    Phương án dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố

    Sở Công Thương

    Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    13

    Phương án phục hồi sản xuất lĩnh vực công nghiệp, ổn định thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân ở những vùng bị thiên tai

    S Công Thương

    Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    14

    Kế hoạch phối hp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn Thành phố

    Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố

    Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    15

    Phương án đảm bảo an toàn giao thông, ứng phó sự cố hư hỏng công trình giao thông

    Sở Giao thông vận tải

    Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    16

    Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai

    Sở Lao động Thương binh và Xã hội

    UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    17

    Phương án xử lý ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở các vùng chịu ảnh hưởng của sự cố, thiên tai

    Sở Tài nguyên và Môi trường

    Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    18

    Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố

    Sở Tài nguyên và Môi trường

    Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    19

    Phương án theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước của Thành phố

    Sở Tài nguyên và Môi trường

    Các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    20

    Phương án huy động các nguồn lực để hỗ trợ công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố

    Sở Kế hoạch và Đầu tư

    Sở Tài chính, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    21

    Phương án dự trữ thuc, phương tiện y tế, đảm bảo ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, xử lý vệ sinh môi trường; cấp cứu kịp thời tai nạn, thương tích và phòng chống dịch bệnh tại các vùng bị sự cố, thiên tai

    Sở Y tế

    Sở Tài chính, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    22

    Kế hoạch tài chính phục vụ công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố

    Sở Tài chính

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    23

    Kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố

    Sở Thông tin và Truyền thông

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    24

    Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về kiến thức phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố

    Sở Giáo dục và Đào tạo

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    25

    Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khi có sự cố, thiên tai

    Sở Giáo dục và Đào tạo

    UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    26

    Phương án đảm bảo an toàn về điện, cung cấp đy đủ điện phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân

    Tổng công ty Điện lực thành phố

    Công ty Điện lực các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    27

    Kế hoạch huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia phòng, chống, ứng phó khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố

    Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    28

    Phương án vận động quyên góp ủng hộ, hỗ trợ các vùng bị sự cố, thiên tai để khắc phục hậu quả

    Hội Chữ thập đỏ Thành phố

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    29

    Kế hoạch Hiệp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

    Bộ Tư lệnh Thủ đô

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    30

    Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy năm 2020

    Công an Thành phố

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    31

    Phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố

    Công an Thành phố

    Các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    32

    Kế hoạch tuyên truyền về công tác phòng, chống ứng phó khc phục hậu quả sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố

    Ban Tuyên giáo Thành ủy

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, UBND các quận, huyện, thị xã

    15/5/2020

    33

    Phương án bảo vệ công trình thủy lợi; phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước và phương án ứng phó với thiên tai, phương án ứng phó vi tình huống khẩn cấp cho các đập, hồ chứa nước trên địa bàn Thành phố năm 2020

    Các Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Thành phố

    UBND các quận, huyện, thị xã liên quan

    15/5/2020

    34

    Quy trình vận hành hồ chứa nước thủy lợi

    Các Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Thành phố

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện liên quan

    15/5/2020

    35

    Kế hoạch phòng chng thiên tai năm 2020 cp huyện

    UBND các quận, huyện, thị xã

    Các sở ngành, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô

    15/5/2020

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Phòng chống thiên tai của Quốc hội, số 33/2013/QH13
    Ban hành: 19/06/2013 Hiệu lực: 01/05/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
    Ban hành: 21/03/2017 Hiệu lực: 05/05/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
    Ban hành: 29/11/2018 Hiệu lực: 01/01/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
    Ban hành: 17/10/2016 Hiệu lực: 01/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai
    Ban hành: 18/06/2018 Hiệu lực: 18/06/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 3276/UBND-KT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai
    Ban hành: 21/07/2020 Hiệu lực: 21/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1744/QĐ-UBND Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 Thành phố Hà Nội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:1744/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:28/04/2020
    Hiệu lực:28/04/2020
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 1744/QĐ-UBND Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 Thành phố Hà Nội (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Quyết định 1744/QĐ-UBND Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 Thành phố Hà Nội (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X