hieuluat

Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Bình Định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ĐịnhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:20/2016/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Cao Thắng
    Ngày ban hành:04/03/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:14/03/2016Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH BÌNH ĐỊNH
    -------
    Số: 20/2016/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    -----------------
    Bình Định, ngày 04 tháng 03 năm 2016
     
    QUYẾT ĐỊNH
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    ---------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
    Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
    Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
    Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 12/TTr-SXD ngày 22 tháng 01 năm 2016,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh”.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 22/02/2011 về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
    Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ Xây dựng;
    - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

    - TT HĐND, Đoàn ĐBQH, UBMTTQVN tỉnh;
    - CT, các PCT UBND tỉnh;
    - Lãnh đạo VP+CV;
    - TT CB, TTTH;
    - Lưu: VT, K
    14.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Phan Cao Thắng
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    QUY ĐỊNH
    VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    (Ban hành kèm theo Quyết định số:
    20/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016
    của Ủy ban nhân dân tỉnh)
    Chương I
     
    1. Phạm vi điều chỉnh
    a) Quy định này quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các khu vực đô thị, đim dân cư nông thôn, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
    b) Các nội dung liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định s38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
    2. Đối tượng áp dụng
    Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Định.
    1. Các từ ngữ về thoát nước và xử lý nước thải được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Điều 3 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
    2. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.
    3. Xử lý nước thải phi tập trung là một trong các giải pháp xử lý nước thải cho các khu vực chưa được kết nối hoặc điều kiện thực tế không cho phép kết nối với hệ thống thoát nước tập trung. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
    4. Mạng lưới thoát nước cấp 1: Hệ thống cống, kênh, mương dn nước thải, nước mưa xả vào các kênh mương, sông, ngòi chính có dòng chảy tiêu thoát nước cho khu vực, hoặc vùng.
    5. Mạng lưới thoát nước cấp 2: Bao gồm hệ thống cống dọc các đường phố chính có chức năng vận chuyển nước thải và nước mưa, có ththông qua hoặc không thông qua các trạm bơm, các trạm xử lý, hồ điều hòa, đến hệ thống thoát nước cấp 1.
    6. Mạng lưới thoát nước cấp 3: Bao gồm các cng dọc đường phố tại các tiểu khu, cng dẫn nước mưa, nước từ các hố ga mặt đường, dùng để thu gom, truyền tải nước thải, nước mưa của các hộ hoặc nước bmặt tới mạng lưới thoát cấp 1 và cấp 2.
    7. Hố kiểm tra, giếng thăm: H đu ni ng cng thoát nước tại những vị tcó các nhánh nối, đổi hướng, thay đổi độ dốc, thay đổi tiết diện và trên nhng đoạn thẳng theo yêu cu thiết kế, để kiểm tra, theo dõi chế độ nước chảy và bảo dưỡng vệ sinh.
    8. Giếng tách nước thải: Giếng tách nước thải là hệ thống công trình thực hiện việc đưa nước thải vào đường ống thu gom riêng khi trời không mưa và xả nước mưa vào cống dẫn nước mưa khi có mưa.
    Công trình thuộc hệ thống thoát nước gồm:
    1. Hố kiểm tra, ga thăm, giếng tách nước thải;
    2. Trạm bơm nước thải, nước mưa; cng liên quan đến trạm bơm;
    3. Hồ điều hòa và kênh mương;
    4. Cửa xả nước mưa hoặc nước thải đã xử lý vào môi trường tiếp nhận;
    5. Nhà máy xử lý nước thải, phòng thí nghiệm;
    6. Công trình xử lý bùn cặn;
    7. Các phai ngăn triều.
    1. UBND thành phố Quy Nhơn, UBND thị xã An Nhơn và UBND các huyện (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh là chsở hữu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn, khu vực mình quản lý, bao gồm:
    a) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách;
    b) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất nhận bàn giao li từ các tổ chức đầu tư, kinh doanh, phát triển khu đô thị mới trên đa bàn qun lý;
    c) Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh công trình thoát nước trên địa bàn quản lý.
    2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phép sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
    3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho UBND cấp huyện hoặc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh theo quy định.
    Chương II
     
    1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải phải tuân theo các quy định của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
    2. Tùy theo đặc điểm, quy mô dự án, khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải nhm giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, bùn thải của các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải thực hiện:
    a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng để đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả giá sử dụng dịch vụ thoát nước của người dân khu vực dự án; đng thời đngười dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
    b) Lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ: Tiêu chí lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ xử lý nước thải theo quy định tại Điu 16 của Nghị định s80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; ưu tiên sử dụng công nghệ thích hợp, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
    c) Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải phải thực hiện đồng bộ từ mạng cống cấp 1, 2, 3; đấu nối hộ thoát nước, đến nhà máy xử lý nước thải, cửa xả ra môi trường. Trong trường hợp hạn chế về kinh phí đầu tư xây dựng thì phải phân chia giai đoạn đầu tư theo lưu vực ưu tiên, nhưng phải đảm bảo yếu tố đồng bộ, kể cả công trình xử lý bùn thải cho lưu vực lựa chọn.
    1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu.
    2. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thi.
    3. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý theo quy định.
    Các chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt chủ sở hữu hệ thống thoát nước) có các quyền và nghĩa vụ sau:
    1. Lựa chọn, ký kết hợp đồng và chấm dứt hợp đồng quản lý vận hành với đơn vị chuyên nghiệp để quản lý vận hành và cung cấp dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải.
    2. Giám sát và kiểm tra hệ thống thoát nước và các hạng mục của hệ thống này theo định kỳ và đột xuất để đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng theo hợp đồng đã ký.
    3. Không can thiệp vào các công việc liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và hoạt động tài chính của đơn vị thoát nước, bao gm cả các vn đề về quản lý nhân sự, phương pháp vận hành hệ thống và các vn đcụ thể khác mà không có sự thông báo trước bằng văn bản và không được sự chp thuận của đơn vị thoát nước.
    4. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, không bán, cho thuê hoặc nhượng quyền quản lý các tài sản cố định đã giao cho đơn vị thoát nước quản lý vận hành khi chưa được sự đồng ý của đơn vị thoát nước.
    5. Trong các trường hợp vi phạm các nội dung đã quy định trong hợp đồng thì chủ sở hữu hệ thống thoát nước phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm gây ra đối với đơn vị thoát nước.
    6. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm lập và cung cp cho đơn vị thoát nước 01 (một) bản danh mục về các công trình của hệ thống thoát nước, các bản vẽ hoàn công các công trình đã được xây dựng (nếu có). Trong trường hp không có các bản vẽ hoàn công các công trình thoát nước, chủ sở hữu hệ thống thoát nước sẽ tiến hành khảo sát thng kê, xác định vị trí, kích thưc cơ bn, đánh giá tình trạng vật chất, đánh giá giá trị còn lại của tài sản. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm hỗ trợ chsở hu hthống thoát nước thực hin nhim vụ khảo sát thống kê này nhằm lập bản đồ hệ thống thoát nước.
    7. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các nội dung và giá trị hợp đồng hàng năm của hợp đồng quản lý vận hành; thẩm định và phê duyt tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước phù hợp với hệ thống thoát nước và các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
    8. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát nước tổ chức và triển khai các chương trình truyền thông, thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến quy định quản lý thoát nước, chính sách bắt buộc đấu nối và cung cấp dịch vụ thoát nước, các quy định về giá dịch vụ thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, chính sách vgiám sát cộng đồng đối với dịch vụ thoát nước.
    9. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho đơn vị thoát nước theo nội dung của hợp đồng.
    10. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm phê duyệt đúng thi hạn các kế hoạch đầu tư do đơn vị thoát nước lập trong việc sửa chữa lớn, thay thế, phục hồi và mở rộng hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của hợp đồng quản lý, vận hành.
    11. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm hỗ trợ đơn vị thoát nước trong việc đấu nối các hộ thoátc vào hệ thống thoát nước.
    1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau:
    a) Ký hợp đồng dịch vụ thoát nước với hộ thoát nước và thực hiện các điều khoản theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết;
    b) Trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung;
    c) Được đề nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
    d) Được đề xuất các kế hoạch, quy hoạch, cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Được làm chủ đầu tư các công trình xây dựng, cải tạo, thay thế và mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong phạm vi quản lý;
    đ) Được quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước và xử lý nước thải nếu chất lượng công trình không đảm bảo theo quy định;
    e) Báo cáo với chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
    g) Giải quyết miễn trừ đấu nối hoặc cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hộ được đấu nối vào cùng một vị trí đấu nối và một hố kiểm tra.
    2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau:
    a) Tổ chức lập và trình chủ sở hu phê duyt tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước;
    b) Đảm bảo việc cung cấp, duy trì ổn định dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải cho các hộ thoát nước cả về chất lượng và số lượng theo đúng hợp đồng dịch vụ đã ký;
    c) Quản lý tài sản, hồ sơ tài sản, thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng; quản lý các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý;
    d) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước và xử lý nước thi đảm bảo việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo thỏa thuận với cơ quan, quản lý môi trường; sa chữa kịp thời các trục trặc, hư hỏng;
    đ) Bồi thường thiệt hại gây ra cho hộ thoát nước theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
    e) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải; giải quyết các khiếu nại về dịch vụ thoát nước, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của hộ thoát nước;
    g) Bảo vệ an toàn, đảm bảo vận hành hiệu quả, tiết kiệm trong quản lý hệ thống thoát nướcxử lý nước thải theo quy định;
    h) Chỉ định rõ vị trí của hố kiểm tra và vị trí đấu nối trong trường hợp giải quyết miễn trừ đấu nối hoặc cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hơn được đu nối vào cùng một vị trí đấu nối và một hố kiểm tra;
    i) Kiểm soát việc xây dựng đúng quy cách đường ống ni từ nhà ra tới hố kiểm tra kể cả chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công công trình.
    1. Tổ chức, cá nhân là hộ thoát nước có các quyền sau đây:
    a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
    b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
    c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;
    d) Được bồi thưng thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của hợp đồng dịch vụ thoát nước;
    đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;
    e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    2. Tổ chức, cá nhân là hộ thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
    b) Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo hợp đồng đã ký kết;
    c) Thông báo kịp thi cho đơn vị thoát nước, khi thấy các hin tượng bt thường có thể gây sự c đi với hệ thống thoát nước;
    d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thng thoát nước chung đúng các quy định của thỏa thuận đấu nối;
    đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
    e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
    1. Chủ sở hữu và đơn vị thoát nước phải thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định.
    2. Hợp đồng quản lý vận hành hệ thống thoát nước có các nội dung chính theo Thông tư s 02/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
    3. Thời hạn hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
    a) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 (năm) năm và dài nhất là 10 (mười) năm;
    b) Trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng 01 (một) năm, các bên tham gia hợp đồng phải thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý vận hành và ký kết kéo dài hợp đng (nếu tiếp tục kéo dài hợp đồng); Thời hạn kéo dài hợp đồng không quá 05 (năm) năm kể từ ngày ký kết kéo dài hp đng;
    c) Hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng thì chấm dứt hợp đồng theo quy định.
    Đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước mưa, nội dung quản lý bao gồm:
    1. Xây dựng quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.
    2. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nạo vét, duy tu, bảo dưỡng các tuyến cống, mương, hga, cửa thu nước mưa, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế.
    3. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới, kịp thời đề xuất phương án thay thế, sửa chữa, phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực (nếu có) với chủ sở hữu.
    Đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý h điu hòa, nội dung bao gm:
    1. Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa.
    2. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hòa của các hộ thoát nước tuân thủ theo các quy định để đảm bảo chức năng điu hòa nước mưa và môi trường; duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tt nhiệm vụ điu hòa nước mưa và các yêu cầu khác.
    3. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ; xây dựng quy trình quản lý, khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
    1. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước thải, nội dung bao gồm:
    a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới; kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới; thực hiện quan trc cht lượng nước thải trong hệ thống phù hợp vi pháp luật về bảo vệ môi trường;
    b) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
    c) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
    2. Trong trường hợp mạng lưới thoát nước chung thì việc qun lý h thng thoát nước được thực hiện như quy định tại Khoản 1, Điu này và Điu 11 của Quy định này.
    1. Đối với nước thải sinh hoạt: Các hộ thoát nước được phép xả nước thi trực tiếp vào hệ thống thoát nước tại đim đu ni.
    2. Đối với các loại nước thải khác: Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi x vào đim đu ni và theo các quy định về đấu nối và thỏa thuận đu ni.
    1. Nước thải các đô thị, khu công nghiệp phải được thu gom vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
    2. Tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp chưa được kết nối hoặc điều kiện thc tế không cho phép kết nối với hệ thống thoát nước tập trung thì cho phép xử lý phi tập trung. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
    Khi tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải thực hiện đảm bảo các nguyên tc sau:
    1. Phải lập kế hoạch cụ thể về thời gian thi công, biện pháp thi công, biện pháp đảm bo trt tự, an toàn giao thông và bảo đảm vệ sinh môi trường trước khi tiến hành nạo vét, gi chủ sở hữu để phối hợp quản lý.
    2. Thực hiện các biện pháp cần thiết như: đặt tín hiệu, biển báo công trình đđảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
    3. Chất thải nạo vét phải lưu chứa trong thùng kín, không được để rò rỉ ra ngoài và phi vận chuyn, tập kết đúng nơi quy định. Nghiêm cấm đ chất thải qua đêm trên đường phố.
    4. Vận chuyển chất thải bằng phương tiện chuyên dùng, không được đchất thải rơi vãi khi lưu thông trên đường giao thông công cộng.
    5. Nạo vét đến đâu, phải tiến hành đậy nắp đan, chèn khít mạch hệ thống thoát nước đến đó. Không được để miệng cống, hố ga hở qua đêm.
    1. Bùn thải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý.
    2. Phân loại bùn thải, lựa chọn công nghệ x bùn thải, thu gom, vận chuyn và xử lý bùn thải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành của Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải.
    3. Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải đầu tư xây dựng công trình xử lý bùn thải; bùn thải khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
    Khuyến khích, thu hút đầu tư theo các hình thức đối tác công tư (PPP); mở rộng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm; khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động thoát nước và xử lý nước thải. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư; tranh thủ tối đa các nguồn vốn viện trợ phi chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn hợp pháp khác.
    Chương III
     
    1. Các hộ thoát nước phải thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với các đơn vị thoát nước trước khi đấu nối và xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị theo quy định.
    2. Hợp đồng giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước bao gồm nội dung chính theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng và các quy định về hợp đồng khác có liên quan.
    1. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải hoặc tại nhng khu vực đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thoát nước là đối tượng bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước gồm:
    a) Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung;
    b) Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước.
    2. Việc đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước theo Quy định tại Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của UBND tỉnh.
    1. Đối tượng được hỗ trợ: hộ gia đình có công, gia đình nghèo có sổ chứng nhận hộ nghèo.
    2. Phương thức hỗ trợ:
    a) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí lắp đặt từ hố kiểm tra đến vị trí đường ng thoát nước trong phạm vi phần đất của hộ gia đình;
    b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ các dự án đầu tư hoặc từ nguồn vốn của đơn vị thoát nước.
    3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chủ sở hữu quyết định mức hỗ trợ đấu nối cho các đối tượng cụ thể.
    1. Các hộ thoát nước trong quá trình sử dụng bể tự hoại tùy theo các thông số thiết kế của bể, định kỳ phải làm sạch và hút cặn bể bằng kinh phí của hộ thoát nước.
    2. Các phương tiện, trang thiết bị thông hút, thu gom và vận chuyển bùn bể tự hoại phải sử dụng các phương tiện chuyên dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    3. Đơn vị thoát nước tham gia về kỹ thuật, giám sát việc thực hiện và điều phi các hoạt động có liên quan nếu được yêu cầu.
    1. Hộ thoát nước phải tạo điều kiện cho đơn vị thoát nước tiếp cận để kiểm tra các công trình xả nước thải bên trong nhà, khuôn viên và cung cấp các sliệu kỹ thuật khi có yêu cầu.
    2. Đơn vị thoát nước theo định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu nước thải trong hkiểm tra của hộ thoát nước; kết quả xét nghiệm mẫu nước thải được sử dụng làm cơ sở để lập và tính giá dịch vụ thoát nước.
    1. Đơn vị quản lý vận hành thoát nước phải xây dựng “Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước” đồng thời công bố với hộ thoátc làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện dịch vụ. “Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước” là một tài liệu không tách rời của hợp đồng quản lý vận hành, hợp đồng dịch vụ thoát nước.
    2. Nội dung của “Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước” phải được thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
    1. Đối với các hộ thoát nước là hộ gia đình
    Đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ trường hợp được quy định cụ thtrong Hợp đồng dịch vụ thoát nước.
    2. Đối với các hộ thoát nước khác
    a) Khi hộ thoát nước vi phạm các quy định về thoát nước mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước có văn bản thông báo về việc vi phạm và yêu cầu hthoát nước khắc phục. Sau 15 (mười lăm) ngày mà hộ thoátc không chấp hành thì đơn vị thoát nước ra thông báo lần thứ hai, nếu sau 15 (mười lăm) ngày tiếp theo mà hộ thoát nước vn không chp hành thì đơn vị thoát nước được phép ngừng dịch vụ thoát nước theo thỏa thuận đã được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật về thoát nước;
    b) Khi hộ thoát nước vi phạm các quy định về thoát nước có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước tiến hành lập biên bản và yêu cầu hộ thoát nước phải khắc phục ngay. Nếu hộ thoát nước không chp hành thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời đơn vị thoát nước được quyền ngừng dịch vụ thoát nước.
    3. Dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
    4. Trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước, đng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời đhạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiu ô nhim môi trường.
    5. Nếu điểm xả xảy ra sự cố thì đơn vị quản lý vận hành phải báo cáo chủ sở hữu và thực hiện khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nht, chậm nht là 15 ngày (kể từ khi sự cố xảy ra); đồng thời có biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại môi trường xung quanh.
    1. Hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước phải thanh toán giá sử dụng dịch vụ thoát nước theo quy định.
    2. Hộ thoát nước xả nước thải trực tiếp ra môi trường có nghĩa vụ trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật hiện hành.
    3. Giá dịch vụ thoát nước được lập và phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn định giá dịch vụ thoát nước và các quy định khác có liên quan. Lộ trình thu giá dịch vụ nước thải thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh. Riêng đối với khu công nghiệp thì giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá (trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Sở Tài chính).
    Chương IV
     
    1. Sở Xây dựng
    a) Tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo về công tác lập quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh;
    b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh (trừ khu kinh tế và các khu công nghiệp);
    c) Chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước xử lý nước thải vùng, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh;
    d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước, gửi STài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định;
    đ) Chủ trì tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp theo các hình thức đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước;
    e) Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn khác không thuộc ngân sách nhà nước;
    g) Thực hiện chức năng, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp theo quy định;
    h) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thi từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị;
    i) Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh (trừ khu kinh tế và các khu công nghiệp);
    k) Tổng hợp, lập báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn theo định kỳ và đột xut báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
    2. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
    a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan lập kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trong khu kinh tế và các khu công nghiệp;
    b) Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gồm: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hin hợp đồng với đơn vị được lựa chọn; cấp phép đấu nối cho hộ thoát nước; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước, trình STài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt;
    c) Cho ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước trong khu công nghiệp đcác chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp làm cơ sở quyết định về mức giá theo quy định;
    d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy định về quản lý thoát nước và xử lý nước thải;
    đ) Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trong khu kinh tế và các khu công nghiệp;
    e) Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trong khu kinh tế và các khu công nghiệp;
    g) Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải khu kinh tế và các khu công nghiệp theo định kỳ hàng năm và đột xuất về Sở Xây dựng và UBND tỉnh.
    3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của Nhà nước phối hợp với Sở Xây dựng để thực hiện công tác quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
    1. Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải (bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hố kiểm tra đến mạng lưới thoát nước cấp 3, cấp 2 và cấp 1) và là chủ sở hữu công trình thoát nước đô thị được đu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp.
    2. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gm: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hiện hợp đồng với đơn vị được lựa chọn; cấp phép đấu nối, xả thải cho hộ thoát nước; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước và lộ trình tăng giá theo quy định.
    3. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải.
    4. Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trên địa bàn.
    5. Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
    Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước, tuyên truyền, vận động nhân dân chp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho UBND cấp huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thoát nước trên địa bàn đxử lý theo quy định.
    Đơn vị thoát nước có trách nhiệm hướng dẫn các hộ thoát nước xả thải ra vùng tiếp nhận thực hiện các điều khoản có liên quan trong Quy định này; báo cáo kp thời cho chủ sở hữu để có biện pháp khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).
    Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thi phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/04/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
    Ban hành: 06/08/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
    Ban hành: 03/04/2015 Hiệu lực: 19/05/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu
    Ban hành: 24/04/2015 Hiệu lực: 15/06/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 04/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Ban hành: 22/02/2011 Hiệu lực: 02/03/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    07
    Luật Xây dựng của Quốc hội, số 50/2014/QH13
    Ban hành: 18/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 02/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước
    Ban hành: 02/04/2015 Hiệu lực: 01/06/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Bình Định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định
    Số hiệu:20/2016/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:04/03/2016
    Hiệu lực:14/03/2016
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phan Cao Thắng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X