hieuluat

Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Hà Nội quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:22/2017/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày ban hành:12/06/2017Hết hiệu lực:15/06/2023
    Áp dụng:23/06/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    -------
    Số: 22/2017/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2017
     
     
    ---------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
     
    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
    Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
    Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
    Căn cứ Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sđiều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
    Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1357/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 23/02/2017 và s 3589/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 11/5/2017; Ý kiến thm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 2475/STP-VBPQ ngày 09/12/2016,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 2;
    - VPCP, Bộ TNMT; để báo cáo
    - Thường trực: TU, HĐND TP; để báo cáo
    - Chủ tịch UBND Thành phố; để báo cáo
    - Các Phó Chủ tịch UBND TP;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư nháp);
    - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
    - Văn phòng Đoàn ĐBQH;
    - Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội;
    - VPUB: CVP, P.CVP Phạm văn Chiến, TH, KT;
    - Lưu: VT, ĐT (bảo).
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Đức Chung
     
     
    VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CÁC CẢNG, CƠ SỞ, DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
     
     
    1. Quy định này quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    2. Đối tượng áp dụng:
    a. Các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án (sau đây gọi tắt là cơ sở) trên địa bàn thành phố có đăng ký tại Hà Nội về hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên sông, hồ và trên đất liền.
    b. Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn thành phố.
    c. Đối với các cơ sở đã xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (trong đó có một số chủng loại dầu theo danh mục quy định) và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở.
    1. Dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:
    a. Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chưa qua chế biến;
    b. Dầu thành phẩm là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay, dầu diesel (DO), dầu mazút (FO) và các loại dầu bôi trơn bảo quản, dầu thủy lực;
    c. Các loại khác là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa chữa tàu của tàu sông, các phương tiện chứa dầu;
    Dầu trong Quy định này được hiểu là tất cả các loại nói trên.
    2. Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
    3. Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng lớn dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống, sức khỏe của nhân dân.
    4. Ứng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.
    5. Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.
    6. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
    7. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.
    8. Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu là phương án triển khai các hoạt động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.
    9. Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu là khu vực triển khai các hoạt động ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.
    10. Chỉ huy hiện trường là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền hạn và trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của từng cơ sở, địa phương, đơn vị.
    11. Cơ sở là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về kinh doanh, khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.
    12. Chủ cơ sở là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về pháp lý đối với các hoạt động cửa cơ sở.
    13. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu là cơ quan tổ chức các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
    14. Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu (đơn vị ứng phó) là các tổ chức có trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu và nhân lực được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
    15. Dự án là dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.
    16. Khu vực ưu tiên bảo vệ là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường hoặc kinh tế xã hội, cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, điểm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất khu di tích lịch sử đã được xếp hạng, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản tập trung.
    17. Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây ra tràn dầu làm ô nhiễm môi trường.
    18. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.
    19. Bến thủy nội địa là vị trí độc lập có quy mô nhỏ để các phương tiện thủy nội địa neo, đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, trả khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.
    Chương II
    Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố
    Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở hoạt động trên địa bàn Thành phố đối với các trường hợp sau:
    1. Các cơ sở trên địa bàn Thành phố có đăng ký tại Hà Nội về hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu từ 20 tấn trở lên có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu tại các bến thủy nội địa sông, hồ hoặc trên đất liền.
    2. Các cơ sở có hoạt động về kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu vừa có một phần hoạt động trên sông, một phần hoạt động trên đất liền gây ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hoặc trên đất liền.
    3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.
    1. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện) quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở hoạt động trên địa bàn quận, huyện, thị xã đối với các cơ sở kinh doanh xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền (dưới 20 tấn).
    2. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp quận, huyện, thị xã tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt.
    Chương III
    Điều 5. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
    1. Đối với các cơ sở mới, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lập và phê duyệt trước khi đi vào hoạt động.
    2. Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực, chưa xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, phải xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực. Nếu quá thời hạn 01 năm nêu trên cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt theo quy định hiện hành đồng thời phải tiếp tục xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
    3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được phê duyệt phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi về tăng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu làm tăng độ rủi ro gây ra tràn dầu ở mức độ lớn.
    1. Mô tả loại hình, quy mô hoạt động của cơ sở.
    2. Dự báo: Các khu vực có khả năng xẩy ra sự cố tràn dầu; mức độ sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại mỗi khu vực; đánh giá rủi ro, khu vực bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở.
    3. Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu (nhân lực, trang thiết bị ứng phó).
    4. Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm quyền hạn.
    5. Quy trình triển khai, kiểm soát ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố tràn dầu trong trường hợp việc ứng phó sự cố vượt ra bên ngoài khả năng của cơ sở.
    6. Kế hoạch trang bị, đào tạo, huấn luyện, diễn tập.
    7. Cập nhật kế hoạch.
    1. Thành phần hồ sơ gồm:
    a. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Quy định này);
    b. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (07 bản) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Quy định này).
    2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
    3. Cách thức thực hiện:
    Chủ cơ sở thuộc đối tượng quy định, nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
    1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ:
    a. Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ theo đúng quy định và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.
    b. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát về sự hợp lệ của nội dung hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phải ra thông báo bổ sung hồ sơ để chủ cơ sở hoàn thiện.
    Thời gian chủ cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
    2. Thời hạn và quy trình thẩm định hồ sơ:
    Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Bao gồm các nội dung sau:
    a. Hình thức thẩm định:
    * Đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5:
    Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xin ý kiến thẩm định bằng văn bản của các đơn vị liên quan sau:
    - Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.
    - Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố
    - UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi triển khai dự án.
    - Sở Công thương và các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường.
    * Đối với những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5:
    Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xin ý kiến thẩm định bằng văn bản của các đơn vị liên quan sau:
    - Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.
    - Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố
    - UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi triển khai dự án.
    - Sở Công thương và các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường.
    Đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế đối với các cơ sở này.
    * Thời hạn trả lời bằng văn bản của các đơn vị được xin ý kiến: Căn cứ theo quy mô, tính chất của các đối tượng lập kế hoạch mà Sở Tài nguyên và Môi trường quy định thời gian góp ý của các đơn vị liên quan trong văn bản xin ý kiến, nhưng không quá 07 (bảy) ngày làm việc. Thời gian xin ý kiến thẩm định của các đơn vị không tính vào thời gian thụ lý hồ sơ.
    b. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo kết quả thẩm định cho chủ cơ sở. Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm định, chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc sau: Xây dựng lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua) và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định lại (thủ tục và thời hạn thẩm định như thẩm định Kế hoạch lần đầu); Chỉnh sửa, bổ sung lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung) và nộp đến Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo kết quả thẩm định; Nộp lại Kế hoạch cho Sở Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua mà không cần chỉnh sửa).
    c. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch được thông qua nhưng không phải chỉnh sửa bổ sung hoặc kể từ ngày nhận được Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình (đối với trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung), Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Trường hợp Kế hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả hồ sơ và nêu rõ lý do.
    d. Thời gian thụ lý hồ sơ không tính thời gian chủ cơ sở phải chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của các thành viên thẩm định.
    3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
    a. Thành phần hồ sơ gồm:
    - Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);
    - Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);
    - Thông báo kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi chủ cơ sở (nếu có);
    - Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp Kế hoạch phải chỉnh sửa bổ sung (01 bản chính) (nếu có);
    - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được hoàn thiện.
    b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
    c. Thời gian phê duyệt và trả kết quả:
    Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ kèm theo Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cơ sở.
    Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lưu hồ sơ và trả kết quả gồm: 01 Quyết định phê duyệt và 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được xác nhận.
    1. Thành phần hồ sơ gồm:
    a. Văn bản của Chủ cơ sở đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Quy định này);
    b. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (05 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 kèm theo Quy định này).
    2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
    3. Cách thức thực hiện:
    Chủ cơ sở thuộc đối tượng quy định, nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
    1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ:
    a. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ.
    b. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát về sự hợp lệ của nội dung hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế (nếu cần thiết). Trường hợp nội dung hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bổ sung hồ sơ để chủ cơ sở hoàn thiện.
    2. Thời hạn và quy trình thẩm định hồ sơ:
    Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo trình tự sau:
    a. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét nội dung Kế hoạch; xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường; các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường; phòng cháy chữa cháy (nếu cần thiết). Đồng thời tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở (đối với những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5).
    b. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, Phòng Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo kết quả thẩm định cho chủ cơ sở. Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm định chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc sau: Xây dựng lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua) và nộp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định lại (thủ tục và thời hạn thẩm định như thẩm định Kế hoạch lần đầu); chỉnh sửa, bổ sung lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung) và nộp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo kết quả; nộp lại Kế hoạch cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua mà không cần chỉnh sửa).
    c. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch được thông qua nhưng không phải chỉnh sửa bổ sung hoặc kể từ ngày nhận được Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình (đối với trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung), Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt. Trường hợp Kế hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu thì Phòng Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả hồ sơ và nêu rõ lý do.
    d. Thời gian thụ lý hồ sơ không tính thời gian xin ý kiến chuyên gia, thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
    3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
    a. Thành phần hồ sơ gồm:
    - Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);
    - Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);
    - Thông báo kết quả thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi chủ cơ sở (nếu có);
    - Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp kế hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung (01 bản chính) (nếu có);
    - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được hoàn thiện.
    b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
    c. Thời gian phê duyệt và trả kết quả:
    Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của chủ cơ sở Phòng Tài nguyên và Môi trường lưu hồ sơ và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện lưu và trả kết quả gồm: 01 Quyết định phê duyệt, 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được xác nhận.
    1. Các Kế hoạch ứng phó sự cố tràn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị thẩm định phải gửi cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về nội dung thực hiện để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong Kế hoạch.
    2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, chủ cơ sở phải đảm bảo đúng các yêu cầu trong quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
    3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể tư ngày Kế hoạch được phê duyệt. Trong thời hạn 05 năm, trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng như thay đổi quy mô đầu tư thay đổi thiết kế,... dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Sau 05 năm, chủ cơ sở phải xây dựng lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    4. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lưu giữ tại cơ sở và phải trình cho các cơ quan quản lý khi có yêu cầu theo quy định pháp luật.
    Chương IV
     
    Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố:
    1. Phổ biến, hướng dẫn và triển khai Quy định này trên phạm vi toàn Thành phố:
    a. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo Quy định này.
    b. Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, các Sở, ngành liên quan, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền UBND Thành phố; hướng dẫn và tham gia thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
    2. Định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố và báo cáo đột xuất khi có tình huống sự cố tràn dầu.
    1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý.
    2. Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Thành phố trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thẩm định và phê duyệt.
    3. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm hàng năm tổ chức tập huấn công tác ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    4. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Công thương tham gia Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo phân cấp tại Quy định này; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
    1. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở quy định tại Điều 4 của Quy định này trên địa bàn theo quy định; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương.
    2. Định kỳ sáu tháng và hàng năm (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) báo cáo tình hình kết quả thực hiện Quy định này về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
    1. Cơ sở phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
    2. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ một năm phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường một lần.
    3. Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trường hợp cơ sở chưa có đủ khả năng tự ứng phó, phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.
    4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.
    5. Phải có cam kết bảo đảm tài chính để bồi thường, chi phí ứng phó, mọi thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường do ô nhiễm dầu do cơ sở gây ra. Cam kết bảo đảm tài chính phải thể hiện trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    6. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng như thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan đã phê duyệt Kế hoạch và chỉ được thực hiện những thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
    7. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lưu giữ tại cơ sở.
    8. Kịp thời báo cáo sự cố tràn dầu xảy ra, định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
    9. Định kỳ sáu tháng và hàng năm (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép vào trong nội dung báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi về đơn vị đã thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.
    Chương V
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 02/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
    Ban hành: 14/01/2013 Hiệu lực: 01/03/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội, số 55/2014/QH13
    Ban hành: 23/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 63/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
    Ban hành: 11/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13
    Ban hành: 22/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 2426/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án "Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với Thành phố Hà Nội"
    Ban hành: 21/05/2018 Hiệu lực: 21/05/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Hà Nội quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:22/2017/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:12/06/2017
    Hiệu lực:23/06/2017
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày hết hiệu lực:15/06/2023
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X