Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | 75&76 - 02/2013 |
Số hiệu: | 26/2012/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | 03/02/2013 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 | Hết hiệu lực: | 20/06/2023 |
Áp dụng: | 18/02/2013 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2012/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC THỦY VĂN
___________________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, g, h và i khoản 2 Điều 5 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn, mã số QCVN 47: 2012/BTNMT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2013.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QCVN 47: 2012/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUAN TRẮC THỦY VĂN
National Technical Regulation for hydrological observation
Lời nói đầu
QCVN 47: 2012/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012.
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về quan trắc các yếu tố mực nước, nhiệt độ nước, lưu lượng nước, hàm lượng chất lơ lửng (gọi chung là các yếu tố thủy văn) trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quan trắc các yếu tố thủy văn.
3. Giải thích từ ngữ
3.1. Mực nước là độ cao của mặt nước so với một mặt quy chiếu;
3.2. Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang dòng chảy trong một đơn vị thời gian;
3.3. Chất lơ lửng là phần tử chất rắn, trôi lơ lửng theo dòng nước.
3.4. Hàm lượng chất lơ lửng là lượng chất lơ lửng khô trong một đơn vị thể tích hỗn hợp gồm nước và chất lơ lửng.
3.5. Lưu lượng chất lơ lửng là lượng chất lơ lửng được dòng nước chuyển qua mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian.
Phần II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Quy định chung
1.1. Vị trí quan trắc
Đối với các công trình quan trắc thủy văn thuộc mạng lưới điều tra cơ bản quốc gia phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để lắp đặt công trình quan trắc, phải có đầy đủ tính pháp lý để công trình hoạt động ổn định lâu dài. Yêu cầu kỹ thuật lựa chọn vị trí quan trắc theo Phụ lục 1, Quy chuẩn này.
Đối với các công trình quan trắc thủy văn không thuộc mạng lưới điều tra cơ bản quốc gia có thể áp dụng các quy định trên hoặc tùy theo mục đích khai thác và sử dụng số liệu để áp dụng cho phù hợp.
1.2. Thiết bị dùng trong quan trắc thủy văn
- Có đầy đủ chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền và còn trong hạn kiểm định;
- Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đối với các yếu tố quan trắc, tối thiểu đạt mức quy định trong Quy chuẩn này.
2. Quy định quan trắc theo từng yếu tố
2.1. Quan trắc mực nước
- Ký hiệu mực nước: H
- Đơn vị đo mực nước: centimét (cm)
a) Độ chính xác
- Độ chính xác tối thiểu: 1,00 cm;
- Tùy theo mục đích quan trắc mực nước có thể để yêu cầu quan trắc với độ chính xác cao hơn.
b) Vị trí quan trắc
Tại công trình chuyên môn, vị trí lắp đặt thiết bị bảo đảm yêu cầu theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do nhà cung cấp thiết bị quy định đối với từng thiết bị đo;
c) Công trình quan trắc
- Ổn định, vững chắc;
- Phù hợp, thuận tiện cho lắp đặt thiết bị quan trắc;
- Bảo đảm an toàn cho thiết bị quan trắc.
d) Thiết bị quan trắc
- Bảo đảm đúng tính năng kỹ thuật, quan trắc đạt độ chính xác theo yêu cầu;
- Có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật;
- Kiểm tra, hiệu chuẩn theo quy định về đo lường.
2.2. Quan trắc nhiệt độ nước
- Ký hiệu nhiệt độ nước: ToC(n)
- Đơn vị đo nhiệt độ nước: độ C (oC)
a) Độ chính xác quan trắc
Quan trắc nhiệt độ nước chính xác đến 0.1oC.
b) Vị trí quan trắc
Vị trí quan trắc nhiệt độ nước tại điểm có độ sâu 0,5m tính từ mặt nước.
c) Thiết bị quan trắc
- Bảo đảm đúng tính năng kỹ thuật, quan trắc đạt độ chính xác theo yêu cầu;
- Có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của từng thiết bị đo.
- Kiểm tra, hiệu chuẩn theo quy định về đo lường.
2.3. Quan trắc lưu lượng nước
Ký hiệu, đơn vị đo của các yếu tố:
+ Lưu lượng nước (Q): mét khối/giây (m3/s);
+ Thời gian đo tốc độ (t): giây (s);
+ Tốc độ (V): mét/giây (m/s);
+ Độ sâu (h): mét (m);
+ Độ rộng mặt nước (B): mét (m);
+ Diện tích mặt cắt ngang (F): mét vuông (m2).
a) Độ chính xác
- Quan trắc lưu lượng nước lấy đến 3 chữ số có nghĩa nhưng không quá 0,001 m3/s (ví dụ: 0,365; 7,06; 93,5; 843; 1150; 12.400).
- Trường hợp quan trắc các yếu tố khác để tính ra lưu lượng nước, thì độ chính xác của các yếu tố đó như sau:
+ Thời gian đo tốc độ: lấy chính xác đến 1 giây;
+ Độ sâu: nhỏ hơn 5 mét lấy đến 0,01m; lớn hơn hoặc bằng 5 m lấy đến 0,1m;
+ Độ rộng mặt nước: lấy ba số có nghĩa nhưng không quá 0,1m;
+ Diện tích mặt cắt ngang: lấy ba số có nghĩa nhưng không quá 0,01m2;
+ Tốc độ: lấy ba số có nghĩa nhưng không quá 0,01m/s;
b) Vị trí quan trắc
- Nơi có nước chảy;
- Mặt cắt ngang dòng chảy phải ổn định trong thời gian quan trắc và không có vật cản ảnh hưởng dòng chảy.
c) Công trình quan trắc
- Ổn định, vững chắc;
- Phù hợp, thuận tiện cho lắp đặt thiết bị quan trắc;
- Bảo đảm an toàn cho thiết bị quan trắc.
d) Thiết bị quan trắc
- Bảo đảm đúng tính năng kỹ thuật, quan trắc đạt độ chính xác theo yêu cầu;
- Có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
- Kiểm tra, hiệu chuẩn theo quy định về đo lường.
2.4. Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng
- Ký hiệu, đơn vị đo của các yếu tố:
+ Lưu lượng chất lơ lửng (R): gam/giây (g/s); ki lô gam/giây (kg/s);
+ Khối lượng chất lơ lửng (G): gam (g);
+ Hàm lượng chất lơ lửng (r): gam/mét khối (g/m3); ki lôgam/mét khối (kg/m3);
- Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng thông qua việc lấy mẫu nước để xác định hàm lượng chất lơ lửng. Quy định lấy mẫu chất lơ lửng theo Phụ lục 3, Quy chuẩn này.
a) Độ chính xác
- Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng bằng đo trực tiếp hàm lượng chất lơ lửng thì độ chính xác là 1mg/m3.
- Lưu lượng chất lơ lửng: lấy 3 số có nghĩa nhưng không quá 0,1 g/s;
- Khối lượng chất lơ lửng: lấy đến 0,001 g;
- Hàm lượng chất lơ lửng: lấy 3 số có nghĩa nhưng không quá 0,1 g/m3;
- Tổng lượng chất lơ lửng: lấy 3 số có nghĩa.
b) Vị trí quan trắc
Quan trắc trên cùng vị trí quan trắc lưu lượng nước
c) Thiết bị quan trắc
- Thiết bị lấy mẫu nước phải đúng dung tích thiết kế và có vạch chia đến 0,2 lít;
- Thiết bị đo trực tiếp hàm lượng chất lơ lửng phải có chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm chuẩn, có đủ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
Phần III
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
1. Phương pháp quan trắc các yếu tố thủy văn:
1.1. Quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông: Thực hiện theo Phụ lục 2, Quy chuẩn này;
1.2. Quan trắc lưu lượng nước: Thực hiện theo Phụ lục 3, Quy chuẩn này;
1.3. Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng: Thực hiện theo Phụ lục 4, Quy chuẩn này;
2. Chấp nhận các phương pháp xác định theo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn quy định tại mục 1.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật này.
2. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp xác định viện dẫn trong Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 26/2012/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số hiệu: | 26/2012/TT-BTNMT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 |
Hiệu lực: | 18/02/2013 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày công báo: | 03/02/2013 |
Số công báo: | 75&76 - 02/2013 |
Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày hết hiệu lực: | 20/06/2023 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |