hieuluat

Thông tư 64/2017/TT-BTNMT xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:227&228-01/2018
    Số hiệu:64/2017/TT-BTNMTNgày đăng công báo:30/01/2018
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Quý Kiên
    Ngày ban hành:22/12/2017Hết hiệu lực:01/07/2024
    Áp dụng:05/02/2018Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường

    Tóm tắt văn bản

    Theo Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22/12/2017 quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng thì:

    Các sông, suối, hồ chứa phải xác định dòng chảy tối thiểu gồm: Các sông suối thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Hồ chứa của các công trình thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

    Chủ hồ chứa có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và thể hiện kết quả tính toán, đề xuất dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa do mình đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành trong đề án, báo cáo khai thác, sử dụng mặt nước và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hồ chứa.

    Các đặc trưng dòng chảy được tính toán tại mỗi vị trí xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm: Phân phối dòng chảy năm; Các đặc trưng dòng chảy năm; Các đặc trưng dòng chảy mùa cạn. Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa được xác định phải nằm trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 03 tháng nhỏ nhất (m3/s).

    Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/02/2018.

  • BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
    MÔI TRƯỜNG
    -------

    Số: 64/2017/TT-BTNMT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN SÔNG, SUỐI VÀ HẠ LƯU CÁC HỒ CHỨA, ĐẬP DÂNG

     

    Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

    Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

    Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    Theo đề nghị của Cc trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về xác định dòng chảy ti thiu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định về xác định và công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi chung là sông, suối) và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng (sau đây gọi chung là hồ chứa).

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định, công bố, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa.

    Điều 3. Nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu

    1. Việc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa phải được thực hiện đối với từng vị trí cụ thể trên sông, suối và phải đảm bảo tính hệ thống trên lưu vực sông.

    2. Bảo đảm công bng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước, giữa các địa phương ở thượng du và hạ du.

    3. Phù hợp với đặc điểm nguồn nước, chế độ dòng chảy trên sông suối đặc điểm địa hình, nhu cầu sử dụng nước, vai trò của sông, suối trong hthống sông và các chức năng khác của nguồn nước; phù hợp với quy mô, phương thức khai thác, khả năng vận hành điều tiết nước của hồ chứa.

    4. Phù hp với các thỏa thuận và cam kết chia sẻ lợi ích trong khai thác sử dụng nước với các quốc gia láng ging có chung nguồn nước.

    Điều 4. Mục tiêu, yêu cầu và căn cứ xác định dòng chảy tối thiểu

    1. Dòng chy ti thiu trên sông, sui và hạ lưu hồ chứa sau khi được xác định, công b là một trong các căn cứ đxem xét trong quá trình xây dựng thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ sau:

    a) Quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối;

    b) Quy trình vận hành hchứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông;

    c) Kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông;

    d) Dự án xây dựng hchứa trên các sông, suối; dự án chuyển nước lưu vực sông;

    đ) Cấp giy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

    e) Các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối.

    2. Dòng chảy ti thiu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa được xác định phi nm trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nht đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất (m3/s).

    Trường hợp có yêu cầu khác, thì phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 3 Điều này đxác định giá trị dòng chảy ti thiểu tại từng vị trí, nhưng mức tăng ti đa không vượt quá lưu lượng trung bình mùa cạn và phải phù hợp vi khnăng thực tế của nguồn nước, năng lực vận hành điều tiết nước của hồ chứa; mc gim ti đa không vượt quá 50% lưu lượng của tháng nhỏ nhất, nhưng phải bảo đảm an toàn cấp nước, an sinh xã hội.

    3. Căn cứ yêu cầu về mức dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa quy định tại Khoản 2 Điều này, trong quá trình xác định dòng chảy tối thiu phi xem xét toàn diện, đy đủ các yếu t sau đây đlựa chọn giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí cho phù hợp:

    a) Đặc điểm thy văn, chế độ dòng chảy, phân phi dòng chảy trên sông suối, t l góp nước của sông, sui trong hệ thng sông và các chức năng của nguồn nước;

    b) Hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trực tiếp trên sông, suối;

    c) Các yêu cầu bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tối thiểu trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái thủy sinh, đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yêu cầu khác liên quan đến bảo vệ nguồn nước;

    d) Quy mô, phạm vi tác động, phương thức khai thác, bố trí hạng mục công trình và khả năng điều tiết nước đối với hồ chứa;

    đ) Quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.

    4. Tùy thuộc vào yêu cầu về chế độ khai thác, sử dụng nước và khả năng vận hành điều tiết của hồ chứa, năng lực công trình điều tiết, giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại mỗi vị trí có thể được xem xét, xác định tương ứng với từng thời kỳ, thời gian trong năm.

     

    Chương II. XÁC ĐỊNH, CÔNG BỐ DÒNG CHẢY TỐI THIỂU

     

    Điều 5. Các sông, suối, hồ chứa phải xác định dòng chảy tối thiểu

    1. Đối với sông, suối, bao gồm:

    a) Các sông, suối thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Trường hợp các sông, suối thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà chưa có hồ chứa hoặc chưa quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở trên lưu vực thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này xem xét, quyết định việc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối khi quy hoạch, đầu tư xây dựng, cấp phép khai thác sử dụng nước;

    b) Các sông, sui không thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà có hồ chứa hoặc đã được quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

    2. Đối với hồ chứa, bao gồm:

    a) Hồ chứa của các công trình thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, trừ trường hợp đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiu và do cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước xem xét, quyết định;

    b) Dự án đầu tư xây dựng hchứa quy định tại Điểm a Khoản này phải bố trí các hạng mục công trình xả dòng chảy ti thiểu, bảo đảm có đủ năng lực xả đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

    Điều 6. Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu

    Dòng chy ti thiu được xác định cho từng vị trí cụ thể trên sông suối hoặc hạ lưu hchứa và được thực hiện như sau:

    1. Đối với sông, suối:

    a) Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối là vị trí cửa sông, suối trưc khi nhập lưu. Trường hợp trên sông, suối có trạm thủy văn mà vị trí đt trạm đại diện được cho chế độ dòng chảy của sông, suối thì lựa chọn trạm thủy văn là vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối;

    b) Ngoài vị trí quy định tại Điểm a Khoản này, trường hợp có yêu cầu cụ thể đđảm bảo cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước, văn hóa, thể thao du lịch hoc u cu về bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài thủy sinh có giá trị kinh tế trên một hoặc nhiều đoạn sông, suối thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Thông tư này xem xét, quyết định lựa chọn bổ sung các vị trí xác định dòng chảy tối thiểu.

    2. Đối với hồ chứa:

    a) Vị trí xác định dòng chảy ti thiu hạ lưu hồ chứa là vị trí ngay sau đập. Trường hợp hạ lưu đập có trạm thủy văn kiểm soát được chế độ dòng chảy của h cha, thì lựa chọn trạm thủy văn là vị trí xác định dòng chảy tối thiểu. Dòng chảy ti thiu tại vị trí này bao gồm dòng chảy tối thiểu được duy trì thường xuyên, liên tục và dòng chảy tối thiểu phù hợp với yêu cầu về chế độ, thời gian sử dụng nước phía hạ du;

    b) Đối với hồ chứa gián đoạn dòng chảy của sông, suối, thì ngoài vị trí xác định dòng chy ti thiu quy định tại Điểm a Khoản này, còn phải xác định dòng chảy tối thiểu tại vị trí ngay sau hạng mục công trình trlại dòng chảy vào sông sui hoặc ngay sau nhà máy thủy điện. Dòng chảy tối thiểu tại vị tnày được duy trì phù hợp với yêu cầu về chế độ, thời gian sử dụng nước phía hạ du

    Điều 7. Phương pháp tính toán các đặc trưng dòng chảy

    1. Các đặc trưng dòng chảy được tính toán tại mỗi vị trí xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:

    a) Phân phối dòng chảy năm;

    b) Các đặc trưng dòng chảy năm;

    c) Các đc trưng dòng chảy mùa cạn (Dòng chảy tháng nhỏ nhất, trung bình tháng nhỏ nhất và trung bình 3 tháng nhỏ nhất).

    2. Căn cứ vào số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn hiện có và đặc điểm của lưu vực, việc xác định các đặc trưng dòng chảy được thực hiện bằng một trong các phương pháp theo thứ tự ưu tiên sau:

    a) Trường hợp chuỗi số liệu quan trắc thủy văn có từ 20 năm trở lên và chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực của vị trí xác định dòng chảy tối thiểu không quá 10%, thì sử dụng số liệu trực tiếp của trạm thủy văn để xác định;

    b) Trường hợp chuỗi số liệu quan trắc thủy văn có từ 20 năm trở lên nhưng chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực của vị trí xác định dòng chảy tối thiểu quá 10%, thì sử dụng quan hệ tương quan với số liệu dòng chảy của trạm thủy văn để xác định;

    c) Trường hợp chuỗi số liệu quan trắc thủy văn nhỏ hơn 20 năm, thì xem xét, lựa chọn một trong các phương pháp sau: áp dụng phương pháp lưu vực tương tự với trạm thủy văn có từ 20 năm trở lên nếu chênh lệch về diện tích của hai lưu vực không vượt quá năm (05) lần và giữa hai lưu vực tương tự nhau về các điều kiện cơ bản để hình thành dòng chảy, tính đồng bộ về dao động dòng chảy hoặc áp dụng phương pháp quan hệ tương quan giữa lượng mưa năm và dòng chảy năm hoặc phương pháp mô hình thủy văn khác.

    3. Ngoài việc áp dụng các phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều này, xem xét áp dụng thêm phương pháp mô hình thủy văn để đối chứng.

    4. Trường hợp trên cùng một hệ thống sông, suối có nhiều vị trí được xác định đặc trưng dòng chảy bằng các phương pháp khác nhau, thì xem xét, hiệu chỉnh các giá trị đặc trưng theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 8. Yêu cầu về thông tin, số liệu và kết quả xác định dòng chảy tối thiểu

    1. Thông tin, số liệu để đánh giá, xác định dòng chảy tối thiểu phải bảo đảm phù hợp với phương pháp áp dụng và tin cậy.

    Trường hợp số liệu quan trắc thủy văn đã chịu tác động do việc điều tiết của các công trình trên sông, suối thì phải hoàn nguyên số liệu trước khi sử dụng đ tính toán, đánh giá.

    2. Kết quả tính toán các đặc trưng của dòng chảy, lựa chọn giá trị cụ thể của dòng chảy ti thiểu tại mỗi vị trí phải được luận chứng, thuyết minh rõ ràng việc đáp ứng yêu cầu quy định Điều 4 của Thông tư này và các yêu cầu sau:

    a) Về lựa chọn vị trí;

    b) Về lựa chọn phương pháp áp dụng;

    c) Việc đáp ứng các yêu cầu khai thác, sử dụng nước cả về lưu lượng, mực nước và chế độ của dòng chảy theo thời gian và việc điều tiết của hồ chứa.

    3. Kết qu xác đnh dòng chảy ti thiu trên sông, suối phải được tổng hợp, lập thành sơ đvà danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, gồm các vị t đã được xác đnh dòng chảy ti thiu, mi vị trí bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Tên sông, suối thuộc lưu vực sông;

    b) Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu: tọa độ, vị trí địa lý, hành chính;

    c) Các giá trị dòng chảy tối thiểu.

    4. Đối với hchứa thì kết quả tính toán, xác định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hchứa được tng hợp, thhiện vào đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt trong h sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật v tài nguyên nước và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hchứa

    Điều 9. Công bố dòng chảy tối thiểu

    1. Đối với sông, suối:

    Qun lý tài nguyên nước tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trưng t chc điều tra, đánh giá, ly ý kiến của các Bộ: Công Thương Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, đơn vị có liên quan về dòng chảy ti thiu trên các sông, suối liên tỉnh; tổng hợp ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu để công bố;

    b) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tnh t chc điều tra, đánh giá, ly ý kiến của các Sở: Công Thương Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Th thao và Du lịch và các S, ban, ngành có liên quan về dòng chảy tối thiểu trên các sông, sui nội tỉnh và các sông, suối quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5; tng hợp ý kiến các Sở, ban ngành, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu để công bố;

    c) Hồ sơ lấy ý kiến quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này gồm: dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, sui và báo cáo thuyết minh việc xác định dòng chảy tối thiểu sơ đồ dòng chảy tối thiểu của hệ thống sông, suối;

    d) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt dòng chảy ti thiu trên sông, suối, Bộ Tài nguyên và Môi trường Ủy ban nhân dân cp tỉnh theo thẩm quyền công bquyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và đăng tải trên Cng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    2. Đối với hồ chứa:

    a) Chủ hồ chứa có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và thể hiện kết quả tính toán, đề xuất dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa do mình đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành trong đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hồ chứa;

    b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền công bố giá trị dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Điều 10. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dòng chảy tối thiểu trên sông, suối

    1. Việc rà soát, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu trên sông, suối được thực hiện định kỳ năm (05) năm một lần hoặc trong các trường hợp sau:

    a) Có sự điều chỉnh quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng nước;

    b) Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước mới được hình thành làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy trên sông, suối;

    c) Có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến nguồn nước.

    2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dòng chảy tối thiểu trên sông, suối quyết định việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung. Việc xác định, công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối thực hiện theo quy định của Thông tư này.

     

    Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 11. Chế độ báo cáo và quy định chuyển tiếp

    1. Định kỳ, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản lý tài nguyên nước) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xác định, phê duyệt và công bdòng chảy ti thiu trên sông, sui nội tỉnh và hạ lưu các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

    2. Giá trị dòng chảy tối thiểu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong giy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trong quy trình vận hành liên hchứa đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi giấy phép hết hiệu lực hoặc cho đến khi có quyết định điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa.

    Điều 12. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2018.

    2. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

    3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT;
    - Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
    - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Công báo, C
    ng Thông tin điện tử Chính phủ;
    - Lưu: VT, PC, TNN.

    KT.BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Trần Quý Kiên

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tài nguyên nước của Quốc hội, số 17/2012/QH13
    Ban hành: 21/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
    Ban hành: 27/11/2013 Hiệu lực: 01/02/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 36/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Ban hành: 04/04/2017 Hiệu lực: 04/04/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Tài nguyên nước của Quốc hội, số 17/2012/QH13
    Ban hành: 21/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Thông tư 71/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa
    Ban hành: 29/12/2017 Hiệu lực: 12/02/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 360/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân
    Ban hành: 21/02/2019 Hiệu lực: 21/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 04/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
    Ban hành: 03/06/2020 Hiệu lực: 20/07/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 64/2017/TT-BTNMT xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Số hiệu:64/2017/TT-BTNMT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:22/12/2017
    Hiệu lực:05/02/2018
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:30/01/2018
    Số công báo:227&228-01/2018
    Người ký:Trần Quý Kiên
    Ngày hết hiệu lực:01/07/2024
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    64_2017_TT-BTNMT_240118175112.doc (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X