Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | TCVN 12058:2017 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | |
Ngày ban hành: | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Áp dụng: | 01/01/2017 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12058:2017
ASTM D 5680:20114
CHẤT THẢI RẮN - PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH LẤY MẪU CHẤT RẮN KHÔNG CỐ KẾT TRONG THÙNG HÌNH TRỤ HOẶC CÁC THÙNG CHỨA TƯƠNG TỰ
Standard Practice for Sampling Unconsolidated Solids in Drums or Similar Containers
Lời nói đầu
TCVN 12058:2017 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D5680-14, Standard practice for sampling unconsolidated solids in drums or similar containers với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D5680-14 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 12058:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI RẮN - PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH LẤY MẪU CHẤT RẮN KHÔNG CỐ KẾT TRONG THÙNG HÌNH TRỤ HOẶC CÁC THÙNG CHỨA TƯƠNG TỰ
Standard practice for sampling unconsolidated solids in drums or similar containers
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp và dụng cụ, thiết bị điển hình để thu thập mẫu chất rắn không cố kết trong thùng hình trụ hoặc các thùng chứa tương tự. Các phương pháp này chỉ quy định đối với thùng lấy mẫu hình trụ có dung tích 416 l (tương đương 110 gallon Mỹ) hoặc nhỏ hơn.
Các phương pháp này áp dụng được cho vật liệu, sản phẩm, hoặc chất thải nguy hại. Các yêu cầu cụ thể về thu thập và xử lý mẫu phải được mô tả trong Kế hoạch công tác đặc thù theo địa điểm.
1.2 Các giá trị theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Các giá trị trong ngoặc đơn là dựa trên phép chuyển đổi toán học thành đơn vị tương đương, giá trị này chỉ nhằm cung cấp thông tin và không được xem là tiêu chuẩn.
1.3 Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ASTM C702, Practice for reducing samples of aggregate to testing size (Phương pháp thực hành để giảm các mẫu tổng để kiểm tra kích thước);
ASTM D4547, Guide for sampling waste and soils for volatile organic compounds (Hướng dẫn lấy mẫu chất thải và đất đối với các hợp chất hữu cơ bay hơi);
ASTM D4687, Guide for general planning of waste sampling (Hướng dẫn lập kế hoạch tổng thể lấy mẫu chất thải);
ASTM D4700, Guide for soil sampling from the vadose zone (Hướng dẫn lấy mẫu đất từ vùng Vadose);
ASTM D6009, Guide for sampling waste piles (Hướng dẫn lấy mẫu ống thải);
ASTM D6044, Guide for representative sampling for management of waste and contaminated media (Hướng dẫn lấy mẫu đại diện để quản lý chất thải và môi trường bị ô nhiễm);
ASTM D6051, Guide for composite sampling and field subsampling for environmental waste management activities (Hướng dẫn lấy mẫu tổ hợp và lấy mẫu phụ hiện trường cho các hoạt động quản lý chất thải môi trường);
ASTM D6063, Guide for sampling of drums and similar containers by field personnel (Hướng dẫn lấy mẫu của thùng hình trụ và các thùng chứa tương tự bởi nhân viên hiện trường);
ASTM D6311, Guide for generation of environmental data related to waste management activities: selection and optimization of sampling design (Hướng dẫn tạo các dữ liệu môi trường liên quan đến các hoạt động quản lý chất thải: lựa chọn và tối ưu hóa thiết kế lấy mẫu);
ASTM D6323, Guide for laboratory subsampling of media related to waste management activities (Hướng dẫn cho việc lấy mẫu phụ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý chất thải);
ASTM D5088, Practice for decontamination of field equipment used at waste sites (Thực hành khử nhiễm bẩn thiết bị hiện trường tại các địa điểm thu gom chất thải);
ASTM D5283, Practice for generation of environmental data related to waste management activities: quality assurance and quality control planning and implementation (Thực hành cho việc tạo ra các dữ liệu môi trường liên quan đến các hoạt động quản lý chất thải: Lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng);
ASTM D5451, Practice for sampling using a trier sampler (Thực hành lấy mẫu sử dụng ống lấy mẫu);
ASTM E300, Practice for sampling industrial chemicals (Thực hành lấy mẫu hóa chất công nghiệp);
ASTM D5633, Practice for sampling with a scoop (Thực hành lấy mẫu với xẻng).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Đấu nối (bonding)
Tiếp xúc giữa thiết bị lấy mẫu với thùng hình trụ tạo ra đường dẫn điện, làm giảm thiểu chênh lệch điện áp giữa thiết bị và thùng lấy mẫu hình trụ, làm giảm sự tích tụ tĩnh điện.
3.2
Nút thùng (bung)
Nút thùng thường có đường kính bằng 5,1 cm (2 inch) hoặc 1,3 cm (3/4 inch) được thiết kế đặc biệt để bịt một lỗ thùng.
3.3
Lỗ thùng (bung hole)
Lỗ hở trong các thùng để thông qua đó có thể nạp vào, tháo ra, hoặc làm thoáng.
3.4
Tháo nắp (deheading)
Loại bỏ nắp của một thùng kín; thường được thực hiện với một dụng cụ tháo nắp chuyên dụng.
3.5
Thùng hình trụ (drum)
Một thùng chứa rỗng hình trụ có dung tích từ 19 l đến 416 l (5 gallon đến 110 gallon Mỹ).
3.6
Thùng chứa nhỏ (pail)
Một thùng chứa nhỏ, thường có dung tích 19 l (5 gallon Mỹ). Bình thường có các nút thùng hoặc vòi, hoặc nắp có thể tháo ra được.
3.7
Giấy tờ tài liệu (paperwork)
Tất cả các tài liệu hướng dẫn cần thiết, có thể bao gồm bản kê khai, hồ sơ chất thải, phiếu dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS), mẫu địa điểm, nhãn mẫu, con dấu, và các biểu mẫu về biểu mẫu theo dõi hành trình.
3.8
Không cố kết (unconsolidated)
Vật liệu rắn, đặc tính không gắn kết hoặc không kết hợp, hoặc cả hai, và dễ dàng tách ra thành các hạt nhỏ hơn.
3.9
Kế hoạch công tác (work plan)
Kế hoạch cụ thể cho địa điểm cụ thể; để thực hiện các hoạt động được quy định trong kế hoạch.
4 Tóm tắt phương pháp
Thùng hình trụ và những vật liệu được kiểm tra, chọn thiết bị lấy mẫu phù hợp. Một thiết bị lấy mẫu sạch được sử dụng để khoan, xẻng cán ngắn, xẻng cán dài hoặc khoan vào lõi vật liệu rắn không cố kết để lấy mẫu. Mẫu được thu thập và đặt trong một thùng chứa mẫu. Sau khi sử dụng, thiết bị lấy mẫu được thải bỏ hoặc làm sạch và khử nhiễm bẩn trước khi tái sử dụng.
5 Ý nghĩa và ứng dụng
Tiêu chuẩn này được sử dụng để thu thập các mẫu vật liệu rắn không cố kết từ thùng hình trụ hoặc các thùng chứa tương tự, kể cả các vật liệu không ổn định, bị vỡ hoặc dạng khác. Các quy trình xử lý đặc biệt (ví dụ như mở thùng từ xa, mở thùng hình trụ bằng áp suất, cắt bỏ nắp thùng, v.v...) được mô tả trong EPA/600/2-86/013 Thực hành xử lý thùng hình trụ tại các địa điểm chất thải nguy hại.
6 Cản trở
Điều kiện của vật liệu lấy mẫu và khả năng tiếp cận của các thùng hình trụ có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn thiết bị lấy mẫu và các kỹ thuật sử dụng để thu hồi các mẫu đại diện.
7 Trước lấy mẫu
7.1 Nguyên lý chung và các biện pháp phòng ngừa
7.1.1 Việc thu thập mẫu phải phù hợp với Kế hoạch công tác (theo ASTM D5283, và các hướng dẫn trong ASTM D4687, ASTM D6044, ASTM D6051, ASTM D6063 và ASTM D6311). Kế hoạch này đề cập đến những quy định về sức khỏe và an toàn cho người lao động, vì có nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc mở thùng cũng như các mối nguy tiềm ẩn khác. Xem Hướng dẫn về an toàn lao động và sức khỏe cho các hoạt động tại nơi xử lý chất thải nguy hại để biết thông tin về sức khỏe và an toàn tại các địa điểm chất thải nguy hại.
7.1.2 Phải áp dụng các quy trình lấy mẫu đúng theo các điều kiện lấy mẫu thực tế. Không thể quy định các quy tắc cứng nhắc mô tả chính xác cách lấy mẫu, vì còn nhiều điều không biết trước kèm theo từng tình huống lấy mẫu chất thải rắn cụ thể. Điều quan trọng là mẫu phải được thu thập bởi một người đã được đào tạo và có kinh nghiệm vì trong những điều kiện lấy mẫu thể rắn đóng trong thùng khác nhau.
7.1.3 Để có thể đưa ra các công bố về tần suất hoặc độ tin cậy liên quan đến các đặc tính của một lô mẫu, quy trình lấy mẫu phải cho phép một số yếu tố ngẫu nhiên trong việc lựa chọn do các biến động có thể xảy ra trong vật liệu. Người lấy mẫu cần luôn được cảnh báo về độ chệch có thể xảy ra từ việc sử dụng thiết bị thực hành lấy mẫu hoặc do sự phân tách không biết trước trong vật liệu.
7.1.4 Tất cả các dụng cụ khoan mẫu, ống lấy mẫu, hút mẫu, xẻng cán ngắn và xẻng cán dài có thể không đạt được yêu cầu lấy mẫu tốt nhất: như việc lựa chọn ngẫu nhiên các phần mẫu. Xẻng cán ngắn và xẻng cán dài chỉ được sử dụng lấy mẫu trên bề mặt trên. Khoan, ống và hút mẫu thường được lắp vào một khuôn sẵn có. Các mẫu dạng hạt ở đáy hoặc dọc hai bên của thùng hình trụ có thể không được đưa vào cùng một mẫu. Cần lựa chọn các hạt mẫu bằng các kỹ thuật sẽ giảm thiểu sự thay đổi các tính chất đo giữa các phần có sẵn và mẫu kết quả (ASTM C702). Có thể loại bỏ nhiều nhược điểm nếu bên trong bề mặt thùng là bề mặt phẳng được bảo vệ, và cho phép lấy mẫu đại diện bằng cách sử dụng kỹ thuật ống xáo trộn được mô tả trong ASTM D6009 và ASTM D6323.
7.1.5 Có thể xem xét các "Kỹ thuật dùng xẻng cán dài phân đoạn" để lấy mẫu đại diện các vật liệu không cố kết trong thùng hình trụ hoặc các thùng chứa tương tự. Nếu mục đích điều tra yêu cầu số liệu thống kê để xác định các đặc tính của thùng hình trụ, thì kỹ thuật lấy mẫu cần đảm bảo mọi kích thước và loại hạt phải có sẵn để lấy mẫu. Trong trường hợp một thùng không nắp chứa vật liệu không cố kết, số lần xúc các vật liệu được ước lượng dựa trên thể tích của hai loại xẻng được sử dụng, hoặc lấy các vật liệu từ thùng hình trụ bằng cách sử dụng một trong hai loại xẻng và đếm đủ số lần tiếp xúc. Vật liệu từ thùng hình trụ cần đặt lên tấm nhựa hoặc trong một thùng sạch khác có kích thước tương đương. Dựa vào số lần xẻng cán ngắn hoặc xẻng cán dài được xúc ra, các xẻng cán ngắn/xẻng cán dài được lựa chọn một cách có hệ thống hoặc ngẫu nhiên để lấy mẫu khi vật liệu được đưa trở lại các thùng chứa ban đầu. Các phần mẫu từ xẻng cán ngắn hoặc xẻng cán dài, tương ứng với số lần lấy mẫu hệ thống hoặc ngẫu nhiên cần được đưa vào các thùng chứa mẫu, trước khi đồng nhất và lấy mẫu phụ tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm. Số lượng phần mẫu/mẫu nhỏ cần là một hàm của cỡ thùng chứa, cỡ hạt và cỡ mẫu.
Kỹ thuật lấy mẫu bằng xẻng cán dài từng phần và xen kẽ được mô tả đầy đủ trong “Francis Pitard”, “Lý thuyết lấy mẫu & Thực hành lấy mẫu của Pierre Guy - Tính không đồng nhất, tính không chính xác và kiểm soát quá trình thống kê”, Xuất bản lần 2, năm 1993, CRC.
7.1.6 Thiết bị lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, thùng chứa mẫu, v.v.. phải sạch, khô, và trơ với vật liệu đang được lấy mẫu. Tất cả thiết bị phải được kiểm tra trước khi sử dụng để đảm bảo không bị nhiễm bẩn, sạch và ở trạng thái hoạt động tốt. Phải loại bỏ các chất nhiễm bẩn dễ nhìn thấy và thiết bị cần được khử nhiễm bẩn bằng các vật liệu súc rửa phù hợp. Các thiết bị lấy mẫu đã được khử nhiễm bẩn phải được bảo vệ khỏi các chất gây nhiễm bẩn. Điều này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn việc bảo quản thiết bị lấy mẫu trong bao nhôm, túi nhựa, màng polytetrafloruaethylen (PTFE) hay bằng cách khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu của phân tích dự kiến.
7.2 Thực hành cơ bản trước lấy mẫu
7.2.1 Xem xét tất cả các giấy tờ tài liệu
7.2.2 Chọn thiết bị lấy mẫu và thùng chứa mẫu phù hợp với vật liệu trong thùng hình trụ, như mô tả chi tiết trong bản kế hoạch công tác.
7.2.3 Vào khu vực làm việc
7.2.4 Kiểm tra trực quan tất cả các thùng hình trụ được lấy mẫu. Ghi chép bất kỳ các điều kiện bất thường, kể cả vết rỉ, vết bẩn, vết nứt, hoặc các dấu hiệu khác của áp suất hoặc rò rỉ có thể cần phải xử lý đặc biệt. Kế hoạch công tác cần xác định rõ các điều kiện giới hạn mà ở đó áp dụng quy trình xử lý đặc biệt. Xem EPA/600/2-86/013 Thực hành xử lý thùng hình trụ ở các địa điểm xử lý chất thải nguy hại để biết thông tin về việc mở thùng hình trụ áp suất dư và sử dụng các thiết bị mở thùng hình trụ có điều khiển từ xa.
7.2.5 Sắp xếp theo từng đợt các thùng hình trụ để lấy mẫu đến khu vực làm việc được chỉ định nếu không thể lấy mẫu ở vị trí hiện tại. Xem EPA/600/2-86/013 Thực hành xử lý thùng hình trụ tại các địa điểm xử lý chất thải nguy hại để biết thêm thông tin về cách sắp xếp theo đợt.
7.2.5.1 Dịch chuyển thùng hình trụ theo vị trí thẳng đứng, ổn định nếu cần. Cần có đủ không gian giữa các thùng hình trụ để ngăn ngừa các mối nguy dịch chuyển.
7.2.5.2 Đánh số hoặc phân định tất cả các thùng hình trụ được lấy mẫu.
7.2.6 Thực hiện kiểm tra chi tiết từng thùng hình trụ.
7.2.6.1 Ghi lại tất cả các thông tin liên quan từ nhãn thùng hình trụ, đánh dấu, phiếu dữ liệu, v.v.. trong sổ nhật ký hiện trường hoặc trên các mẫu được ghi trong kế hoạch công tác.
7.2.6.2 Đảm bảo chắc chắn không có sự khác biệt với giấy tờ tài liệu hiện có.
7.2.7 Nới lỏng từ từ vòng để giữ nắp thùng, hoặc nới lỏng nút thùng để cân bằng áp suất dư hoặc chân không.
7.2.7.1 Lưu ý phòng ngừa:
(1) Nếu thấy thùng hình trụ chứa hoặc thùng chứa nhỏ có áp suất dương hoặc áp suất âm (nghĩa là phồng lên hoặc lõm ở nắp), thì kiểm soát sự xả áp suất cho đến khi cân bằng. Ví dụ, nếu thùng hình trụ hoặc thùng chứa nhỏ được trang bị nút thùng, nới lỏng đầu nhỏ hơn vì làm như vậy sẽ giúp kiểm soát được sự xả áp suất.
(2) Nếu đầu nắp thùng hình trụ bị lõm vào bên trong, nó có thể "bật" khi cân bằng áp suất, làm bật mẫu với mọi vật liệu đang đặt trên nắp thùng hình trụ.
(3) Nếu có dấu hiệu phản ứng hóa học hoặc tăng áp suất đột ngột, người lấy mẫu phải rời khỏi khu vực ngay lập tức và đánh giá khả năng sử dụng thiết bị mở thùng bằng điều khiển từ xa.
(4) Đối với các vật liệu dễ bắt lửa hoặc nổ, thùng hình trụ và thiết bị lấy mẫu phải được nối đất nếu phát điện tích trong khi mở thùng hình trụ hoặc lấy mẫu. Thùng hình trụ và thiết bị lấy mẫu phải được nối đất với dưới hoặc trên mặt đất hiện có (mặt đất, đường ống nước ngầm v.v..). Thiết bị lấy mẫu mới có thể có một số điện tích tĩnh điện do vật liệu trong khi đóng gói và vận chuyển. Kế hoạch công tác nên ghi rõ việc nối đất là cần thiết. Xem Hướng dẫn phòng ngừa tai nạn cho hoạt động công nghiệp để biết thông tin về nối đất và đấu nối.
7.2.7.2 Thùng hình trụ phải được mở, lấy mẫu, và đóng lại riêng rẽ để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm.
7.2.7.3 Thùng hình trụ (hoặc thùng chứa nhỏ) với nút thùng - Tháo nút lớn. Sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.
7.2.7.4 Thùng hình trụ có nắp tháo rời - Nhả vòng từ từ bằng cờ lê tay hoặc chìa khóa tác động không khí. Sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.
7.2.7.5 Các thùng chứa nhỏ có nắp tháo rời (vòng đòn bẩy) - Thả cần đòn.
7.2.7.6 Các thùng chứa nhỏ có nắp tháo rời - Cậy dần nắp bằng một dụng cụ mở nắp thùng chứa nhỏ.
7.2.8 Cần phải thao tác hoặc làm thủng bằng tay hoặc bằng điều khiển từ xa nếu thùng hình trụ (hoặc thùng chứa nhỏ) bị mắc kẹt hoặc không thể tháo nắp. Xem Thực hành xử lý thùng hình trụ trong EPA/600/2-86/013 tại các địa điểm xử lý chất thải nguy hại để biết thêm thông tin về hướng dẫn sử dụng mở thùng hình trụ từ xa.
7.2.9 Bất kỳ có biểu hiện sự khác biệt (như dấu hiệu chảy chất lỏng) khi mở thùng hình trụ cần được ghi lại trong sổ nhật ký hiện trường.
7.3 Thiết bị lấy mẫu - Lựa chọn:
7.3.1 Bảng 1 tóm tắt các tiêu chí lựa chọn đối với thiết bị bằng vật liệu cần lấy mẫu.
7.3.2 Thiết bị lấy mẫu, vật liệu kết cấu - Thiết bị lấy mẫu thường được làm bằng thép không gỉ, đồng hoặc nhôm. Các thiết bị sử dụng chất phủ vĩnh cửu hoặc lót (như PTFE) có thể bị mài mòn, dẫn đến nhiễm bẩn mẫu.
7.3.3 Danh mục thiết bị chung - Danh sách chung về thiết bị được sử dụng để lấy mẫu các chất rắn không cố kết như sau:
Bảng 1 - Tiêu chí lựa chọn thiết bị
Thiết bị | Tiêu chuẩn ASTM | Chất rắn cố kết | Khăn, vải hoặc vật liệu gỗ | Khô, có thể chảy, chất rắn | Ẩm ướt, có thể chảy, chất rắn |
Xẻng cán ngắn và xẻng cán dài | D5633 | XA | XB | X | X |
Khoan | D4700 | X | ... | ... | ... |
Ống lấy mẫu | D5451 | X | ... | … | X |
Ống lấy mẫu thành mỏng | D4700 | ... | XC | XC |
|
Búa và đục |
| ND | N | ... | ... |
Kéo và kẹp |
| ... | X | ... | ... |
Ống đồng tâm | E300 | ... | … | X | ... |
XA = Thiết bị có thể được sử dụng với loại chất thải này. B Thiết bị có thể không phù hợp. C Thiết bị lấy mẫu có thiết bị giữ lại. ND = Không phải là thiết bị được lựa chọn, nhưng có thể được sử dụng. |
7.3.3.1 Xẻng cán ngắn và Xẻng cán dài.
7.3.3.2 Ống lấy mẫu.
7.3.3.3 Khoan.
7.3.3.4 Ống đồng tâm (một khe cắm/vách ngăn, nhiều khe /vách ngăn, hút hạt/hạt dò, ống đôi, ống lấy mẫu tay mở và ống lấy mẫu Missouri D).
7.3.3.5 Ống lấy mẫu thành mỏng.
7.3.3.6 Kéo.
7.3.3.7 Kẹp.
7.3.3.8 Búa và đục.
7.3.3.9 Vải hoặc khăn lau, hoặc cả hai.
7.3.3.10 Dao trộn.
7.3.3.11 Thùng chứa mẫu, nắp đậy, và lớp lót.
7.3.3.12 Biểu mẫu theo dõi hành trình.
7.3.3.13 Sổ nhật ký hiện trường.
7.3.3.14 Nhãn mẫu.
7.3.3.15 Bộ làm mát mẫu.
7.3.3.16 Băng hoặc băng đá.
7.3.3.17 Cáp nối đất với kẹp (cặp) cá sấu và vải xơ.
7.3.3.18 Thiết bị quan trắc xách tay (chỉ báo khí dễ cháy, thiết bị phát hiện hơi hữu cơ, thiết bị đo phóng xạ...).
7.3.4 Các thiết bị cần thiết để mở thùng hình trụ phải chống được cháy nổ (đồng hoặc đồng beryli) và có thể bao gồm các loại sau:
7.3.4.1 Khóa nút thùng (thẳng và cong),
7.3.4.2 Tua vít phẳng,
7.3.4.3 Thanh chắn (1,3 cm (1/2 inch)),
7.3.4.4 Chốt cài (1,3 cm (1/2 inch)),
7.3.4.5 Tay chỉnh tốc độ (1,3 cm (1/2 inch)),
7.3.4.6 Khóa chốt điều chỉnh (25 cm và 30 cm (10 inch và 12 inch)),
7.3.4.7 Khóa chốt và khe cắm tác động không khí, và
7.3.4.8 Dụng cụ mở nắp bình.
8 Thu thập mẫu
8.1 Thực hành lấy mẫu cơ bản:
8.1.1 Gắn thiết bị lấy mẫu vào thùng, nếu có quy định trong kế hoạch công tác.
8.1.2 Lưu ý các đặc tính vật lý, bao gồm các dấu hiệu sai khác (như chảy chất lỏng).
8.1.3 Yêu cầu số lượng mẫu lấy từ thùng hình trụ.
8.1.3.1 Xem ASTM D4547 và EPA/540/4-91/001 lấy mẫu đất và phân tích các hợp chất bay hơi để thu thập mẫu phân tích bay hơi.
8.1.4 Đưa vật liệu đã thu thập vào trong thùng chứa mẫu.
8.1.5 Đóng thùng chứa mẫu.
8.1.6 Rửa bên ngoài thùng chứa mẫu. Thải bỏ vải lau phù hợp.
8.1.7 Ghi chép trong nhật ký hiện trường tất cả các điều kiện liên quan và đặc tính vật lý liên quan đến việc thu thập từng mẫu.
8.1.8 Điền đầy đủ các giấy tờ yêu cầu cho từng mẫu, theo yêu cầu của Kế hoạch công tác.
8.1.9 Hoàn thiện và dán nhãn vào bên cạnh mẫu chứa trước hoặc sau khi lấy mẫu, theo hướng dẫn của kế hoạch công tác. Nhãn mẫu cần bao gồm:
(1) Số ID Mẫu (mã định danh),
(2) Tên người lấy mẫu,
(3) Tên viết tắt hoặc chữ ký của người lấy mẫu,
(4) Ngày và thời gian lấy mẫu, và
(5) Vị trí lấy mẫu.
8.1.9.1 Nhãn mẫu có thể bao gồm:
(1) Thông tin lấy mẫu (ví dụ, mẫu gộp, tổ hợp, v.v...),
(2) Bảo quản và yêu cầu bảo quản,
(3) Hướng dẫn đặc biệt, và
(4) Yêu cầu phân tích.
8.2 Lấy mẫu sử dụng xẻng cán ngắn hoặc xẻng cán dài:
8.2.1 Mô tả chung - Xẻng cán ngắn bằng nhựa hoặc kim loại được sử dụng để thu thập các phần mẫu gần bằng nhau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên tại hoặc gần bề mặt vật liệu (xem Hình 1). Dụng cụ lấy mẫu này phải có kích thước và hình dạng phù hợp với lượng và cỡ của các hạt được lấy mẫu. Lấy mẫu bằng xẻng cán ngắn cho kết quả tốt nhất nếu vật liệu được lấy là đồng nhất.
8.2.2 Xẻng cán dài được làm bằng thép, thép không gỉ, nhựa và vật liệu tổng hợp với các thiết kế khác nhau. Cần phải nối đất là được sử dụng với các mẫu xẻng làm bằng thép khi sử dụng trong vùng có chứa vật liệu dễ cháy, xẻng cán dài được sử dụng ở nơi có khối lượng lớn vật liệu cần được lấy (xem hình 2).
8.2.3 Vận hành và sử dụng - Lớp mỏng vật liệu được lấy ra bằng xẻng cán ngắn hoặc xẻng cán dài và bỏ đi. Một lượng vật liệu phù hợp được lấy bằng xẻng cán ngắn/xẻng cán dài và chuyển đến một bình chứa mẫu.
8.3 Lấy mẫu bằng ống lấy mẫu thành mỏng:
8.3.1 Mẫu này có thể được sử dụng để thu thập các mẫu vật liệu không cố kết thường ẩm hoặc dính và có thể dạng bột hoặc dạng hạt khi khô.
8.3.2 Mô tả chung - Bộ lấy mẫu ống có thể khác nhau về đường kính, chiều dài và vật liệu (xem Hình 3). Vật liệu phải lấy mẫu phải có tính đồng nhất (vật liệu rắn cố kết) được làm rỗng và lấy ra bằng ống. Đối với vật liệu chứa các hạt lớn hơn một phần ba đường kính trong của ống thì không nên lấy mẫu bằng thiết bị đặc biệt này. Chiều dài của ống phụ thuộc vào độ sâu lấy mẫu dự kiến (ASTM D4700). Các ống được gắn với chiều dài của một thanh cứng hoặc tròn. Đầu trên của thanh này có ren để làm tay cầm hoặc thanh để nối dài. Bộ lấy mẫu này có thể được sử dụng để thu thập mẫu là vật liệu như đất sét không cố kết.
8.3.3 Vận hành và sử dụng - Bộ lấy mẫu được đẩy vào vật liệu cần lấy mẫu bằng cách dùng lực đẩy xuống trên một tay cầm. Khi mẫu đã đạt đến đáy của khoảng lấy mẫu, nó được xoắn liên tục để phá vỡ ở phía đầu mũi.
Mẫu lấy ra từ vật liệu, và vật liệu mẫu được đẩy vào bình chứa mẫu. Các mẫu được đẩy ra bằng cách ấn một thanh xuyên qua ống. Trong điều kiện thích hợp, khi các lỗ do bộ lấy mẫu để lại vẫn hở thì có thể đẩy bộ lấy mẫu trở lại để thu thập các mẫu sâu hơn.
8.4 Lấy mẫu bằng ống lấy mẫu:
Hình 1 - Xẻng cán ngắn
Hình 2 - Xẻng cán dài
Hình 3 - Ống lấy thành mỏng
8.4.1 Mô tả chung - Bộ ống lấy mẫu là một ống kim loại hoặc nhựa, từ 1/3 đến 1/2 thành ống được cắt để tạo thành một khe dọc theo chiều dài (xem Hình 4). Thiết bị này có thể dài tới 1,2 m (4 ft) và có một điểm sắc ở góc dưới. Ống lấy mẫu có thể được sử dụng như một thiết bị khoan chất rắn như đất và vật liệu kết dính hạt mịn tương tự trong thùng hình trụ.
Hình 4 - Ống lấy mẫu
8.4.2 Vận hành và sử dụng - Ống lấy mẫu được đẩy thẳng đứng vào vật liệu và xoay một hoặc hai lần để cắt lõi. Lõi được kéo ra khỏi lỗ và chuyển đến một bình chứa mẫu (ASTM D5451).
8.5 Lấy mẫu bằng khoan:
8.5.1 Mô tả chung - Vít hoặc khoan có đường kính nhỏ (ví dụ: trục khoan bằng gỗ 3,8 cm (1,5 inch), từ đó đã gỡ bỏ mặt bích và đầu cắt. Mũi khoan được hàn trên một thanh dài cứng hoặc tròn. Đầu trên của thanh này được tạo ren để thao tác hoặc thanh nối dài. Khoan có thể được sử dụng để thu thập mẫu vật không cố kết bị xáo trộn trong các thùng hình trụ (xem Hình 5 và ASTM D4700).
8.5.2 Vận hành và sử dụng - Khoan được quay bằng tay hoặc với nguồn điện vào trong vật liệu để lấy mẫu. Người vận hành có thể áp dụng lực hướng xuống để ấn mũi khoan; các vít được xoắn chặt vào vật liệu sau đó. Khoan xuống đến đủ chiều dài mũi khoan và sau đó kéo và lấy ra. Vật liệu từ khoảng sâu nhất được giữ lại trên các rãnh khoan. Vật liệu mẫu được thu thập từ các rãnh khoan bằng cách sử dụng dao trộn để lấy ra hoặc từ mùn khoan được gỡ ra.
Hình 5- Khoan mẫu
8.6 Lấy mẫu bằng búa và đục, kéo hoặc kẹp:
8.6.1 Mô tả chung - Búa được sử dụng để tác động lên một cái đục làm bằng thép cứng để phá vỡ các vật liệu không cố kết thành các hạt vụn, mảnh, và đoạn phù hợp để thu gom bằng xẻng cán ngắn.
Kéo được sử dụng kết hợp với kẹp để lấy mẫu vật liệu vải, cao su, giấy, v.v...
8.6.2 Vận hành và sử dụng - Những dụng cụ này được sử dụng khi cần để lấy mẫu vật liệu từ thùng hình trụ. Búa và đục sẽ hữu ích trong việc lấy mẫu các thùng hình trụ phải giảm kích thước hạt. Phương pháp này không được khuyến cáo cho các mẫu cần phân tích chất hữu cơ bay hơi.
8.7 Lấy mẫu với ống đồng tâm:
8.7.1 Mô tả chung - Thiết bị này bao gồm hai ống, một ống lắp vừa vặn bên trong một ống khác (xem Hình 6). Đầu dưới cùng của ống ngoài được lắp một mũi nhọn. Đuôi lỗ thuôn dài được cắt qua cả hai ống. Các lỗ được mở hoặc đóng bằng cách xoay ống trong. Cấu trúc như một khoang đơn (ống một khe và nhiều khe) hoặc các thiết bị lấy mẫu một ngăn hoặc nhiều ngăn (Ống Missouri D hoặc Grain Probe). Ống đồng tâm bán sẵn có chiều dài lên đến 3,7 m (12 ft) và đường kính tròn vài cm (inch). Ống có ứng dụng hạn chế đối với thùng lấy mẫu hình trụ. Vật liệu không chảy tự do, chẳng hạn như những vật liệu được đóng gói cứng, ẩm, hoặc bột mịn, sẽ không đưa vào thiết bị lấy mẫu này trong điều kiện hiện trường bình thường. Không nên lấy mẫu vật liệu có chứa hạt hoặc hạt lớn hơn một phần ba chiều rộng khe vì có thể xảy ra kẹt khe. Các thiết bị này không thể lấy mẫu dưới tận đáy của thùng do có đầu nhọn.
Hình 6 - Ống đồng tâm
8.7.2 Vận hành và sử dụng - Lắp ống vào vị trí khép kín vào vật liệu, và đẩy lực đồng nhất xuống đáy của thùng hình trụ hoặc cho đến khi dừng lại. Xoay ống đồng tâm đến vị trí mở, cho phép mẫu chảy vào ống trong. Lắc bộ lấy mẫu vài lần và xoay ống đến vị trí đóng. Rút mẫu. Đặt thiết bị lấy mẫu ngay lập tức trên một bộ thu thập mẫu, và giải phóng mẫu bằng cách xoay các ống đồng tâm đến vị trí mở. Một mẫu bình thường có thể được lấy ra từ ống đồng tâm bằng dao trộn hoặc dụng cụ tương tự (mũi dao) và đặt vào trong bình chứa mẫu hoặc có thể được làm rỗng hoàn toàn và lấy mẫu ra khi cần thiết.
9 Sau lấy mẫu
9.1 Dọn tất cả các thiết bị lấy mẫu khỏi khu vực làm việc.
9.2 Chuyển tất cả các thiết bị sử dụng lại tiếp xúc với chất thải đến một khu vực khử nhiễm bẩn được chỉ định trước. Tháo dỡ thiết bị theo quy trình được thiết lập trong Kế hoạch công tác (ASTM D5088). Thiết bị lấy mẫu đã khử nhiễm bẩn phải được bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn khác. Điều này có thể bao gồm: lưu trữ trong lá nhôm, túi nhựa, phim PTFE, hoặc các phương tiện bảo vệ mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu hoặc phân tích mong muốn.
9.3 Thải bỏ tất cả các thiết bị tiếp xúc mẫu (sử dụng một lần).
10 Mục tiêu về chất lượng số liệu
Mục tiêu lấy mẫu và thử nghiệm vật liệu rắn không cố kết được quy định trong kế hoạch công tác.
11 Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng (QC) (ví dụ: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng hành trình, và mẫu lặp) phải được thu thập theo yêu cầu của kế hoạch công tác. Các mẫu QC này cần được đánh giá để đưa ra cách xác định chất lượng lấy mẫu và độ tin cậy của kết quả dữ liệu phân tích.
01 | Văn bản công bố, ban hành |
TCVN 12058:2017 ASTM D 5680:2014 Chất thải rắn-Phương pháp thực hành lấy mẫu chất rắn không có kết trong thùng hình trụ hoặc các thùng chứa tương tự
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu: | TCVN 12058:2017 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Năm ban hành: | 2017 |
Hiệu lực: | 01/01/2017 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Người ký: | |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản tiếng Việt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!