hieuluat

Quyết định 1689/QĐ-TLĐ Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng liên đoàn Lao động Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:1689/QĐ-TLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đình Khang
    Ngày ban hành:12/11/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/11/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật
  • TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

    VIỆT NAM

    -------------

    Số: 1689/QĐ-TLĐ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------

    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2019

     

                                                                                          

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn

    -----------------------------------

    ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

     

    - Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    - Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

    - Xét đề nghị của Ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

     

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1. Ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn.

    Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2106/QĐ-TLĐ ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

    Điều 3. Cán bộ, đoàn viên và các cấp công đoàn, các ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Thi đua - Khen thưởng TW (b/c)

    - Đoàn Chủ tịch TLĐ;

    - Các LĐLĐ tỉnh, TP; CĐNTW và tương đương;

    - Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;

    - Lưu: Văn thư, CSKTXH & TĐKT TLĐ.

    TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

    CHỦ TỊCH

     

     

     

     

     

     

    Nguyễn Đình Khang

     

     

    TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

    VIỆT NAM

    -------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------

     

     

    QUY CH

    KHEN THƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

    (Ban hành theo Quyết định số 1689/QĐ-TLĐ, ngày  12 tháng 11 năm 2019
    của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy chế này quy định về danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của tổ chức Công đoàn; tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước áp dụng trong bình xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc hệ thống Công đoàn; Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp; thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi đua khen thưởng và quản lý quỹ thi đua khen thưởng trong tổ chức Công đoàn.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Quy chế này áp dụng với tất cả đoàn viên Công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động và Công đoàn các cấp; tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và người có công xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam.

    Điều 3. Phát động thi đua, đăng ký thi đua

    Hàng năm các cấp Công đoàn tổ chức phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua và gửi bản đăng ký thi đua về Công đoàn cấp trên trực tiếp.

    Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Liên đoàn) gửi bản đăng ký thi đua về Tổng Liên đoàn trước ngày 01/3 hàng năm.

    Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ để xét khen thưởng

    1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cho công đoàn cơ sở nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất và cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động, sản xuất, công tác.

    2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

    3. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng và thành tích ngang nhau thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.

    4. Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, trong một năm công tác, một đối tượng có thể được nhiều cấp ra quyết định khen thưởng với các danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng khác nhau, nhưng trong một cấp quyết định khen thưởng khi đã được khen thưởng toàn diện thì không được khen thưởng chuyên đề và ngược lại, (trừ khen thưởng vào dịp sơ kết, tổng kết chuyên đề theo đợt, theo giai đoạn). Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng mức cao hơn mà chỉ được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

    5. Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc đối tượng quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố khi tiến hành phát động thi đua theo chuyên đề; không khen thưởng thường xuyên cho các tập thể, cá nhân thuộc đối tượng quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và ngược lại.

    6. Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thi thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

     

    Chương II. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

     

    Điều 5. Danh hiệu thi đua

    1. Danh hiệu thi đua của Công đoàn gồm có:

    1.1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”;

    1.2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:

    a) “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn”;

    b) “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương”;

    c) “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; “Nghiệp đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” (gọi chung là “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”);

    d) “Tổ Công đoàn xuất sắc”, “Tổ Nghiệp đoàn xuất sắc”, “Công đoàn bộ phận xuất sắc”, “Nghiệp đoàn bộ phận xuất sắc” (gọi chung là “Tổ Công đoàn xuất sắc”).

    2. Danh hiệu vinh dự và danh hiệu thi đua của Nhà nước áp dụng bình xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng trong tổ chức Công đoàn.

    2.1. Danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với tập thể, cá nhân:

    a) “Anh hùng Lao động”;

    b) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

    c) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

    d) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

    e) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

    2.2. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:

    a) “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”;

    b) “Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn”;

    c) “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;

    d) “Lao động tiên tiến”;

    2.3. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:

    a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

    b) “Tập thể lao động xuất sắc”;

    c) “Tập thể lao động tiên tiến”.

    Điều 6. Các hình thức khen thưởng

    1. Hình thức khen thưởng của tổ chức Công đoàn gồm có:

    1.1. Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi là Bằng khen của Tổng Liên đoàn);

    1.2. Bằng khen của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi là Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương);

    1.3. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi là Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn”;

    1.4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”;

    1.5. Giấy khen của Ban Chấp hành Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở; Giấy khen của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp thuộc tổ chức Công đoàn;

    1.6. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” của Tổng Liên đoàn;

    1.7. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” của Tổng Liên đoàn;

    1.8. Giải thưởng của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    2. Hình thức khen thưởng của Nhà nước áp dụng bình xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng trong tổ chức Công đoàn.

    2.1. Huân chương;

    2.2. Huy chương;

    2.3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;

    2.4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”;

    2.5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu;

    2.6. Bằng khen;

    2.7. Giấy khen.

     

    Chương III. KHEN THƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

     

    Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA

     

    Điều 7. Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”

    Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc” xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ của đoàn viên quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

    2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

    3. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của cơ quan, đơn vị.

    Điều 8. Danh hiệu “Tổ Công đoàn xuất sắc”

    Danh hiệu “Tổ Công đoàn xuất sắc” xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được Công đoàn giao;

    2. Tích cực tham gia các phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

    3. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất, kiến nghị của đoàn viên và người lao động với chuyên môn đồng cấp và Công đoàn cấp trên;

    4. Giữ vững sinh hoạt, nội bộ đoàn kết, giúp nhau khi gặp khó khăn; không có đoàn viên vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Công đoàn, cơ quan, đơn vị.

    Điều 9. Danh hiệu “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

    Danh hiệu “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” xét tặng cho Công đoàn cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:

    1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

    2. Có thỏa ước lao động tập thể (đối với CĐCS doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập); có các quy chế dân chủ ở cơ sở; có tập hợp ý kiến đoàn viên kiến nghị với cơ quan chức năng Nhà nước (hoặc thông qua công đoàn cấp trên) tạo điều kiện, cơ chế phù hợp, thuận lợi cho đoàn viên, người lao động có việc làm, nâng cao thu nhập (đối với nghiệp đoàn);

    3. Không xảy ra ngừng việc tập thể hoặc đình công trái pháp luật;

    4. Không có tai nạn lao động chết người tại nơi làm việc do lỗi chủ quan;

    5. Không có đoàn viên, cán bộ công chức, viên chức là cán bộ chủ chốt vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

    Điều 10. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn”

    1.  Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” xét tặng cho Công đoàn cơ sở có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được lựa chọn trong số những Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”;

    Số Công đoàn cơ sở được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” không quá 20% (hai mười phần trăm) tổng số Công đoàn cơ sở được tặng “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương”.

    2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” xét tặng cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích xuất sắc, được bình chọn suy tôn dẫn đầu các Cụm, Khối thi đua do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức.

    Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc nhất, được Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương lựa chọn đề nghị Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua thì không được tặng Cờ thi đua của cấp đề nghị mà chỉ ban hành Quyết định công nhận đủ tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của cấp đề nghị.

    Tổng số “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” xét tặng cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở không quá 20% (hai mươi phần trăm) tổng số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở được tặng “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương”.

    Tổng số “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” xét tặng cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở không quá 3% (ba phần trăm) tổng số Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn” xét tặng cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn đạt các tiêu chuẩn sau:

    3.1. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; được bình chọn suy tôn dẫn đầu và xuất sắc trong các Cụm, Khối thi đua do Tổng Liên đoàn tổ chức.

    3.2. Thực hiện công tác thu, chi và trích nộp tài chính Công đoàn đầy đủ theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn;

    3.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, có cá nhân được tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn.

    Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn đã được Tổng Liên đoàn lựa chọn trình Chính phủ tặng Cờ thi đua thì không được tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn mà chỉ ban hành Quyết định công nhận đủ tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn.

    Điều 11. Danh hiệu “Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn”

    1. Các chuyên đề xét khen thưởng cờ thi đua hàng năm của Tổng Liên đoàn gồm: Chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Văn hoá, Thể thao”, “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” và các chuyên đề khác theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Đối tượng được xét tặng Danh hiệu “Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn” hàng năm gồm: Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

    3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng, quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ khen thưởng danh hiệu Cờ thi đua cho từng chuyên đề của Tổng Liên đoàn.

    4. Số lượng Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn xét tặng hàng năm:

    Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn được đề nghị xét tặng không quá 01 cờ. Riêng đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn có từ 1.800 Công đoàn cơ sở trở lên được đề nghị xét tặng không quá 02 cờ, nhưng tổng số cờ trong một năm không quá 50 cờ cho một chuyên đề.

    Điều 12. Danh hiệu “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương”

    “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương” xét tặng cho Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương công nhận. Có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức phát động.

     

    Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

     

    Điều 13. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”

    Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”.

    Điều 14. Bằng khen của Tổng Liên đoàn

    1. Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    1.1. Hai năm liên tục (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.

    1.2. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen của Tổng Liên đoàn đã được tặng Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương.

    2. Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng cho công nhân, lao động xuất sắc tiêu biểu trong số công nhân, lao động có 02 năm liên tục đạt danh hiệu đoàn viên Công đoàn xuất sắc, năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen của Tổng Liên đoàn đã được tặng Bằng khen hoặc Giấy khen của Công đoàn cấp đề nghị hoặc được tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn.

    3. Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng cho tập thể từ Công đoàn cơ sở trở lên đạt các tiêu chuẩn sau:

    3.1. Chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết;

    3.2. Hai năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng); tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; chăm lo tốt phúc lợi cho đoàn viên và người lao động;

    3.3. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen của Tổng Liên đoàn đã được tặng Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và năm đề nghị khen thưởng được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

    4. Số lượng Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng hàng năm.

    Số lượng Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng hàng năm cho Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 1% (một phần trăm) tổng số Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương.

    Số lượng bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng hàng năm cho Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 5% (năm phần trăm) tổng số Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    Số lượng Bằng khen của Tổng Liên đoàn xét tặng cho cá nhân không quá 0,1 % (một phần nghìn) tổng số đoàn viên Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    Tổng Liên đoàn khuyến khích các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương xét, đề nghị Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen cho công nhân, lao động trực tiếp sản xuất, khen đột xuất và tổ chức các hoạt động tôn vinh trang trọng, thiết thực, nhưng vẫn phải đảm bảo thành tích, tiêu chuẩn và số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn.

    Điều 15. Bằng khen chuyên đề của Tổng Liên đoàn

    1. Các chuyên đề được xét tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn hàng năm gồm: Chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Văn hoá, Thể thao”, “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” và các chuyên đề khác theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Đối tượng được xét tặng Bằng khen chuyên đề hàng năm gồm: Công đoàn cơ sở và cá nhân thuộc các đơn vị này.

    3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ đề nghị khen thưởng Bằng khen cho các chuyên đề của Tổng Liên đoàn.

    4. Số lượng Bằng khen chuyên đề xét tặng hàng năm:

    Tổng Liên đoàn xét tặng Bằng khen chuyên đề cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số các tập thể, cá nhân được các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị, nhưng tổng số Bằng khen trong một năm không quá 300 bằng khen cho một chuyên đề.

    Số lượng tập thể, cá nhân đề nghị Tổng Liên đoàn xét tặng Bằng khen như sau: Mỗi Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn được đề nghị xét tặng không quá 04 Bằng khen; riêng đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn có từ 100.000 đến dưới 500.000 đoàn viên đề nghị xét tặng không quá 06 Bằng khen; từ 500.000 đoàn viên trở lên được đề nghị xét tặng không quá 08 Bằng khen.

    Điều 16. Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương:

    1. Bằng khen của Liên đoàn tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    1.1. Có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn, là gương điển hình trong công nhân, viên chức, lao động của ngành, địa phương.

    1.2. Hai năm liên tục (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”; đã được tặng Giấy khen của Công đoàn cấp đề nghị.

    2. Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    2.1. Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức;

    2.2. Năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng đã được tặng Giấy khen và năm đề nghị khen thưởng tập thể Công đoàn được đánh giá chất lượng hoạt động Công đoàn loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

    Điều 17. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn

    Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn được xét tặng hàng năm cho cá nhân là đoàn viên Công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ của đoàn viên và có đề tài khoa học cấp cơ sở, sáng kiến (gọi tắt là giải pháp) được ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực được cấp có thẩm quyền công nhận và giá trị làm lợi tính theo từng đối tượng cụ thể sau:

    1. Đối với đoàn viên là công nhân, viên chức, lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở xuống, không giữ chức vụ lãnh đạo, có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 80 triệu đồng trở lên hoặc 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi từ 120 triệu đồng trở lên;

    2. Đối với đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức, lao động có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 150 triệu đồng trở lên;

    3. Đối với đoàn viên là cán bộ lãnh đạo quản lý (giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp từ 0,3 trở lên đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp và giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp và tương đương trở lên đối với các loại hình doanh nghiệp) có từ 01 giải pháp trở lên với tổng giá trị làm lợi từ 200 triệu đồng trở lên hoặc có giải pháp cải tiến quản lý về tổ chức sản xuất áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao được cấp tỉnh, bộ, ngành Trung ương công nhận.

    4. Đối với những Đề tài khoa học cấp tỉnh, Bộ có nhiều thành viên tham gia sau khi được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi ứng dụng đề tài khoa học đó xác nhận thì tác giả là Chủ nhiệm đề tài và thành viên có mức đóng góp trên 60% cho đề tài được xem xét đề nghị khen thưởng.

    5. Đối với những đề tài khoa học cấp Nhà nước có nhiều thành viên tham gia sau khi được nghiệm thu và được ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi ứng dụng đề tài khoa học đó xác nhận thì tác giả là Chủ nhiệm đề tài và thành viên có mức đóng góp từ 50% trở lên cho đề tài được xem xét đề nghị khen thưởng.

    6. Đối với đề tài lớn phải nghiên cứu nhiều năm hoặc phải chia làm nhiều đề tài nhánh, nếu đề tài nhánh được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc và mức độ đóng góp trên 30% cho đề tài lớn thì tác giả là chủ nhiệm đề tài nhánh cũng được xem xét đề nghị khen thưởng.

    7. Có giải pháp công nghệ dự thi tại các cuộc thi khu vực và quốc tế, hội thi quốc gia hoặc hội thi cấp tỉnh, bộ, ngành Trung ương và đạt giải nhất, nhì, ba hoặc giải A, B, C trong các hội thi đó (nếu giải pháp có từ 02 tác giả trở lên thì chỉ xét khen thưởng cho 01 cá nhân có tỷ lệ đóng góp cao nhất).

    8. Đối với các sáng kiến ở các đơn vị không xác định được cụ thể giá trị làm lợi nhưng đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phạm vi ảnh hưởng rộng đến cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương, được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi ứng dụng xác nhận hoặc cơ quan quản lý khoa học công nghệ của tỉnh, Bộ xác nhận thì tác giả của các sáng kiến đó được xem xét đề nghị khen thưởng.

    Điều 18. Giải thưởng

    1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” của Tổng Liên đoàn:

    1.1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho công nhân, lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất trong lao động sản xuất; có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tích cực đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

    1.2. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” được tổ chức trao tặng 5 năm 1 lần vào dịp “Tháng Công nhân” của năm tổ chức Đại hội Công đoàn Việt Nam.

    1.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần.

    1.4. Năm tổ chức trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”.

    2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” của Tổng Liên đoàn:

    2.1. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho cán bộ công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến, sáng tạo trong hoạt động Công đoàn góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh;

    2.2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” được tổ chức trao tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7) hoặc vào dịp khác do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định;

    2.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần;

    2.4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về việc xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh”.

    Điều 19. Giấy khen

    1. Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    1.1. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đoàn viên quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

    1.2. Là điển hình xuất sắc tiêu biểu của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Công đoàn cơ sở; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc tổ chức Công đoàn.

    2. Giấy khen để tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    2.1. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Công đoàn được quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

    2.2. Là tập thể xuất sắc tiêu biểu của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Công đoàn cơ sở; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam.

     

    Mục 3. CỤM, KHỐI THI ĐUA

     

    Điều 20. Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn.

    1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập các Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn;

    2. Cụm, Khối thi đua có nhiệm vụ:

    2.1. Hàng năm Cụm, Khối thi đua xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, nội dung thi đua và tiêu chí chấm điểm; tổ chức phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Cụm, Khối và đăng ký thi đua theo quy định của Tổng Liên đoàn.

    2.2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện nội dung giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Cụm, Khối; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

    2.3. Tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị thành viên trong Cụm, Khối để làm cơ sở chấm điểm và bình xét khen thưởng hàng năm.

    2.4. Các Cụm, Khối thi đua tổ chức Hội nghị sơ kết vào tháng 7 và Tổng kết trước ngày 15/01 của năm sau để đánh giá kết quả phong trào thi đua của các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua; chấm điểm, bình xét thi đua và đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm.

    3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về hoạt động của Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn.

    Điều 21. Cụm, Khối thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương

    1. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương quyết định thành lập Cụm, Khối thi đua của cấp mình.

    2. Số lượng thành viên trong một Cụm, Khối thi đua phải có từ 5 đơn vị trở lên.

    3. Căn cứ quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương ban hành hướng dẫn hoạt động Cụm, Khối thi đua của cấp mình cho phù hợp.

     

    Mục 4. KÍCH THƯỚC CỜ, BẰNG KHEN VÀ GIẤY KHEN

     

    Điều 22. Kích thước Cờ thi đua

    1. Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn:

    1.1. Kích thước: 800mm x 600mm

    1.2. Chất liệu: Vải sa tanh hai lớp màu đỏ.

    2. Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương:

    2.1. Kích thước: 750mm x 550mm

    2.2. Chất liệu: Vải sa tanh hai lớp màu đỏ.

    Điều 23. Kích thước Bằng khen

    1. Bằng khen của Tổng Liên đoàn: kích thước 360mm x 237mm.

    2. Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương: kích thước 330mm x 227mm.

    Điều 24. Kích thước Giấy khen

    Kích thước: 297 mm x 210 mm.

     

    Chương IV. DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CỦA NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG VÀ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

     

    Điều 25. Đối tượng áp dụng bình xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước trong tổ chức Công đoàn

    1. Cá nhân:

    Cán bộ Công đoàn chuyên trách hưởng lương từ ngân sách Công đoàn; cán bộ, viên chức, công nhân, lao động làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập.

    2. Tập thể:

    Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Viên chức cấp tỉnh, Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiêp trực thuộc tổ chức Công đoàn; Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    Điều 26. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn”, trong đó có 6 năm liên tục đạt chiến sỹ thi đua cơ sở.

    2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc và được Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương xem xét, công nhận, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đó.

    3. Thời điểm xét phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn” lần thứ hai.

    Điều 27. Danh hiệu ’’Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn”

    1. Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn" được xét tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất, được lựa chọn trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.

    2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng tích cực trong hoạt động Công đoàn ở Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

    Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đó.

    Điều 28. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”

    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    1.1. Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

    1.2. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý và được ứng dụng để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

    Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, những đề xuất, sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội không thể lượng hóa cụ thể được giá trị bằng tiền, nhưng được Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học của đơn vị đánh giá cao, Thủ trưởng đơn vị xác nhận về hiệu quả của sáng kiến đó thì cũng được coi là sáng kiến cấp cơ sở.

    2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.

    3. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).

    4. Tỷ lệ cá nhân được xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" của cơ quan, đơn vị cơ sở.

    Điều 29. Danh hiệu "Lao động tiên tiến"

    1. Tiêu chuẩn danh hiệu "Lao động tiên tiến".

    1.1. Cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

    b) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;

    c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;

    d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

    1.2. Công nhân, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn;

    b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tổ chức Công đoàn; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

    2. Thời gian để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    2.1. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    2.2. Cá nhân được cử đi học, bồi dưỡng thời hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua. Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó dược xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác. Trường hợp cá nhân chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét tặng các danh hiệu thi đua trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên).

    2.3. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    3. Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì được xem xét bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).

    4. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho trường hợp mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

    Điều 30. Danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ"

    Tổng Liên đoàn xét trình Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ" cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty; các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn đạt các tiêu chuẩn sau:

    1. Lập được thành tích xuất sắc tiêu biểu dẫn đầu Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn.

    2. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của tổ chức Công đoàn.

    Số lượng tập thể được đề nghị tặng xét tặng danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ" không quá 20% tổng số tập thể được tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn.

    Điều 31. Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc"

    1. Các tập thể được xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc“ gồm:

    1.1. Các Ban, phòng và tương đương thuộc Cơ quan Tổng Liên đoàn;

    1.2. Các ban thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn ngành cấp tỉnh, Công đoàn Tổng Công ty, Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất và tương đương.

    1.3. Các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức Công đoàn như: Các phòng, ban, khoa, tổ, đội trực thuộc.

    1.4. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tổ chức Công đoàn như: Các phòng, phân xưởng, tổ, đội trực thuộc doanh nghiệp.

    2. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”:

    2.1. Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và Công đoàn;

    2.2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

    2.3. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

    2.4. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

    2.5. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của tổ chức Công đoàn.

    Điều 32. Danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến“

    Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

    2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;

    3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

    4. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của tổ chức Công đoàn.

    Điều 33. Khen thưởng cấp Nhà nước

    Tổng Liên đoàn xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, danh hiệu Anh hùng Lao động... cho các tập thể, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành.

     

    Chương V. HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG CÁC CẤP CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

     

    Điều 34. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn

    1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn là cơ quan tham mưu, đề xuất cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về công tác thi đua, khen thưởng.

    2. Cơ cấu Hội đồng gồm:

    2.1. Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

    2.2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn và đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn phụ ưách công tác thi đua, khen thưởng.

    2.3. Các thành viên Hội đồng gồm các đồng chí: Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua khen thưởng, Trưởng Ban Tài chính, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn và đồng chí Phó trưởng Ban Chính sách Kinh tế - xã hội và Thi đua khen thưởng phụ trách công tác thi đua khen thưởng làm uỷ viên, thư ký Hội đồng.

    3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    3.1. Tham mưu, đề xuất cho Đoàn Chủ tịch phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ;

    3.2. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;

    3.3. Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn;

    3.4. Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch quyết định tặng thưởng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

    4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoạt động theo Quy chế do Tổng Liên đoàn ban hành.

    Điều 35. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn

    1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương là cơ quan tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương về công tác thi đua khen thưởng, số lượng thành viên tối đa không quá 9 người.

    2. Cơ cấu Hội đồng: Căn cứ vào tình hình thực tế của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương để cơ cấu các thành viên Hội đồng đảm bảo hợp lý gồm:

    2.1. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    2.2. Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phụ trách công tác thi đua khen thưởng;

    2.3. Thành viên Hội đồng gồm có đồng chí Trưởng Ban nghiệp vụ làm công tác thi đua khen thưởng và các thành viên khác do Ban Thường vụ quyết định.

    Giao cho Ban nghiệp vụ làm công tác thi đua khen thưởng của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn là Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.

    3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn có nhiệm vụ:

    3.1. Tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ của ngành, địa phương;

    3.2. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ của ngành, địa phương theo từng năm và từng giai đoạn;

    3.3. Tham mưu cho Ban Thường vụ kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong CNVCLĐ và của Công đoàn ngành, địa phương;

    3.4. Tham mưu cho Ban Thường vụ quyết định tặng thưởng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

     

    Chương VI. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THỦ TỤC, THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

     

    Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 36. Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn

    Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho Thường trực Đoàn Chủ tịch quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau:

    1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn";

    2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn”;

    3. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn”;

    4. Bằng khen của Tổng Liên đoàn;

    5. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn.

    6. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các ban, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    7. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” của Tổng Liên đoàn;

    8. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” của Tổng Liên đoàn.

    Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho Ban Thường vụ các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xét và ký quyết định công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các ban, đơn vị trực thuộc và báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn.

    Điều 37. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương

    Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương quyết định khen thưởng:

    1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương”.

    2. Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương.

    3. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lạo động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân ở cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn ngành cấp tỉnh và tương đương; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương quản lý trực tiếp.

    4. Quyết định tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các ban, đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương theo ủy quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Điều 38. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

    Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quyết định tặng thưởng:

    1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen.

    2. Quyết định tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các ban, đơn vị trực thuộc Công đoàn Tổng công ty theo ủy quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Điều 39. Thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Tổng Liên đoàn

    Thủ trưởng Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định khen thưởng:

    Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, danh hiệu “Tập thể Lao động tiến tiến” và Giấy khen cho cá nhân, tập thể thuộc Cơ quan Tổng Liên đoàn.

    Điều 40. Thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn

    Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp Công đoàn quyết định khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở", "Lao động tiên tiến", "Tập thể lao động tiên tiến" và Giấy khen.

    Điều 41. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

    Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn ngành địa phương và tương đương quyết định khen thưởng danh hiệu “Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và Giấy khen.

    Điều 42. Thẩm quyền của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

    Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định khen thưởng danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc”, “Tổ Công đoàn xuất sắc” và Giấy khen.

    Điều 43. Thẩm quyền quyết định khen thưởng khác

    Những trường hợp khen thưởng ngoài quy định tại Quy chế này do Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định theo ủy quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

     

    Mục 2. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NHÀ NƯỚC

     

    Điều 44. Hồ sơ đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng

    1. Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn:

    1.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    1.2. Biên bản bình xét thi đua của Cụm, Khối thi đua trực thuộc Tổng Liên đoàn;

    1.3. Biên bản họp và kết quả bình xét thi đua của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương;

    1.4. Báo cáo thành tích của đơn vị đề nghị tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn có xác nhận của các cấp trình khen thưởng.

    2. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn:

    2.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương;

    2.2. Biên bản họp và kết quả bình xét thi đua của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    2.3. Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng Bằng khen;

    2.4. Văn bản công nhận 02 sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc Quyết định công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

    3. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo:

    3.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    3.2. Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận của các cấp trình khen thưởng;

    3.3. Tóm tắt các giải pháp, sáng kiến của các cá nhân được đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo;

    3.4. Biên bản họp và kết quả bình xét của Hội đồng Sáng kiến hoặc Hội đồng Khoa học Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    3.5. Văn bản công nhận giải pháp, sáng kiến gồm:

    a) Văn bản công nhận sáng kiến hoặc quyết định công nhận sáng kiến của cấp có thẩm quyền;

    b) Bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có);

    c) Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Bộ, ngành Trung ương, Nhà nước kèm theo quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu;

    d) Văn bản xác nhận hiệu quả kinh tế, xã hội của đơn vị ứng dụng đề tài, sáng kiến.

    4. Hồ sơ đề nghị Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn:

    4.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    4.2. Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn”, trong báo cáo phải nêu rõ nội dung, hiệu quả, mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào thực tế.

    4.3. Biên bản họp và kết quả bình xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    4.4. Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận sáng kiến, đề tài khoa học và nhận xét, đánh giá hiệu quả, mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học đã được ứng dụng trong thực tế.

    5. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng: Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh; Giải thưởng Nguyễn Văn Linh; Cờ thi đua, Bằng khen chuyên đề do các ban nghiệp vụ của Tổng Liên đoàn theo dõi chuyên đề hướng dẫn thực hiện.

    Điều 45. Hồ sơ đề nghị Tổng Liên đoàn xét trình khen thưởng cấp Nhà nước

    1. Hồ sơ đề nghị xét phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” gửi về Tổng Liên đoàn 03 bộ và mỗi bộ gồm có:

    1.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    1.2. Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị xét phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”;

    1.3. Chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc ý kiến (bằng văn bản) xác nhận của Hội đồng Khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể trung ương đối với đề tài, sáng kiến, giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực;

    1.4. Biên bản cuộc họp bình xét và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen.

    2. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” gửi về Tổng Liên đoàn 3 bộ và mỗi bộ gồm có:

    2.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    2.2. Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của cấp trình;

    2.3. Biên bản họp xét và kết quả bỏ phiếu kín của Cụm, Khối thi đua;

    2.4. Xác nhận của địa phương cấp phường, xã về thực hiện pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước tại địa phương.

    3. Hồ sơ đề nghị xét tặng Huân chương các loại gồm 04 bộ, mỗi bộ có:

    3.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    3.2. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng;

    3.3. Biên bản cuộc họp và kết quả bình xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn;

    3.4. Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do có phát minh, sáng chế, sáng kiến phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

    4. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” gồm 03 bộ, mỗi bộ có:

    4.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng;

    4.2. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;

    4.3. Biên bản và kết quả bình xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    Các đơn vị lập tờ trình riêng đối với từng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn; Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Khen thưởng cấp Nhà nước; Bằng lao động sáng tạo; Khen thưởng Cờ thi đua và Bằng khen của Tổng Liên đoàn). Ngoài hồ sơ gửi về Tổng Liên đoàn qua đường bưu điện, các đơn vị gửi bản mềm về Tổng Liên đoan qua địa chỉ: thiduatld@gmail.com.

    Điều 46. Tuyến trình khen thưởng cấp Nhà nước

    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với; Các ban, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn do Tổng Liên đoàn thành lập; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương; Liên đoàn Lao động cấp huyện; Công đoàn ngành cấp tỉnh, Công đoàn Viên chức cấp tỉnh, Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất; Công đoàn Tổng Công ty và tương đương; Công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ ngân sách công đoàn, người lao động làm việc thuộc các đơn vị trên.

    Tổng Liên đoàn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Cờ thi đua đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố dẫn đầu Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội khi có văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

     

    Mục 3. THỜI HẠN TRÌNH KHEN THƯỞNG

     

    Điều 47. Thời hạn trình Tổng Liên đoàn xét khen thưởng

    Thời hạn trình khen thưởng Cờ thi đua, Bằng khen Tổng Liên đoàn thực hiện như sau:

    - Hồ sơ đề nghị khen toàn diện và chuyên đề gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

    - Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo năm học gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

    - Hồ sơ đề nghị khen thưởng Bằng Lao động sáng tạo gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

    - Các giải thưởng, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác thời hạn trình khen thưởng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

    Điều 48. Thời hạn trình Tổng Liên đoàn xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng

    - Hồ sơ trình đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.

    - Hồ sơ đề nghị khen thưởng Chiến sỹ thi đua toàn quốc gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

    - Hồ sơ trình đề nghị khen thưởng “Cờ Thi đua của Chính phủ” gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 28 tháng 2 hàng năm.

    - Hồ sơ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng theo năm học gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.

     

    Chương VII. QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG, MỨC THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

     

    Điều 49. Nguồn hình thành Quỹ thi đua, khen thưởng gồm:

    - Trích từ Tài chính Công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn;

    - Từ nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

    - Các khoản hỗ trợ của cơ quan quản lý, chính quyền các cấp.

    Điều 50. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

    1. Cách tính mức tiền thưởng.

    1.1. Mức tiền thưởng cho tập thể, cá nhân kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong hệ thống Công đoàn được tính như sau:

    Mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định khen thưởng nhân với hệ số theo quy định và được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.

    1.2. Hệ số mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định cụ thể (có bảng phụ lục đính kèm).

    2. Cấp chi tiền thưởng.

    Công đoàn cấp nào ban hành quyết định khen thưởng thì cấp đó có trách nhiệm chi tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng.

    Tổng Liên đoàn chi tiền thưởng kèm theo các Quyết định khen thưởng của Nhà nước.

    Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khi quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân không thuộc quyền quản lý trực tiếp có trách nhiệm chi tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân đó.

    3. Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

    3.1. Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất;

    3.2. Trong cùng một thời điểm, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì nhận mức tiền thưởng của các danh hiệu thi đua;

    3.4. Trong cùng một thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.

     

    Chương VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 51. Thu hồi và huỷ bỏ các hình thức khen thưởng

    1. Cá nhân, tập thể gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng sẽ bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.

    2. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc tập thể, cá nhân kê khai gian dối để được khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng.

    3. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định gồm:

    a. Tờ trình của cấp trình khen thưởng;

    b. Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.

    Điều 52. Hiệu lực thi hành

    1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký và thay thế Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành theo Quyết định số 2106/QĐ-TLĐ ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quy chế này.

    Trong quá trinh thực hiện nếu có vướng mắc, Công đoàn các cấp phán ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn để xem xét giải quyết.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Thi đua - Khen thưởng TW (b/c)

    - Đoàn Chủ tịch TLĐ;

    - Các LĐLĐ tỉnh, TP; CĐNTW và tương đương;

    - Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;

    - Lưu: Văn thư, CSKTXH & TĐKT TLĐ.

    TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

    CHỦ TỊCH

     

     

     

     

     

     

    Nguyễn Đình Khang

     

    Phụ lục 1

    HỆ SỐ MỨC TIỀN THƯỞNG KÈM THEO ,

    DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

    (Kèm theo Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành theo Quyết định số 1689/QĐ-TLĐ ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)

     

    STT

    Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

    Hệ số mức tiền thưởng

    I.

    Danh hiệu thi đua

    1.

    Chiến sĩ thi đua toàn quốc

    4,5

    2.

    Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn

    3,0

    3.

    Chiến sĩ thi đua cơ sở

    1,0

    4.

    Tập thể lao động xuất sắc

    1,5

    5.

    Tập thể Lao động tiên tiến

    0,8

    6.

    Lao động tiên tiến

    0,3

    7.

    Cờ thi đua của Chính phủ

    12,0

    8.

    Cờ thi đua Tổng Liên đoàn:

    - Toàn diện

    8,0

    - Chuyên đề

    4,0

    9.

    Cờ thi đua LĐLĐ tỉnh; CĐ ngành TW:

    - Toàn diện

    4,0

    - Chuyên đề

    2,0

    II.

    Hình thức khen thưởng

    1.

    Huân chương Sao vàng:

    - Tập thể

    92,0

    - Cá nhân

    46,0

    2.

    Huân chương Hồ Chí Minh:

    - Tập thể

    61,0

    - Cá nhân

    30,5

    3.

    Huân chương Độc lập hạng Nhất:

    - Tập thể

    30,0

     

    - Cá nhân

    15,0

    4.

    Huân chương Độc lập hạng Nhì:

    - Tập thể

    25,0

    - Cá nhân

    12,5

    5

    Huân chương Độc lập hạng Ba:

    - Tập thể

    21,0

    - Cá nhân

    10,5

    6.

    Huân chương Lao động hạng Nhất:

    - Tập thể

    18,0

     

     

    - Cá nhân

    9,0

    7.

    Huân chương Lao động hạng Nhì

    - Tập thể

    15,0

     

     

    - Cá nhân

    7,5

    8.

    Huân chương Lao động hạng Ba:

    - Tập thể

    9,0

     

     

    - Cá nhân

    4,5

    9.

    Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:

    - Tập thể

    7,0

     

     

    - Cá nhân

    3,5

     

    + Bằng khen toàn diện của TLĐ:

    - Tập thể

    2,0

    10.

     

    - Cá nhân

    1,0

    + Bằng khen chuyên đề của TLĐ:

    - Tập thể

    1,4

     

     

    - Cá nhân

    0,7

    11.

    Bằng Lao động sáng tạo

    1,3

    12.

    Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”

    0,6

    13.

    Bằng khen của LĐLĐ tỉnh,TP; CĐ ngành TW:

     

    + Bằng khen toàn diện:

    - Tập thể

    1,0

     

    - Cá nhân

    0,5

    + Bằng khen chuyên đề:

    - Tập thể

    0,8

     

    - Cá nhân

    0,4

     

    Giấy khen của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

     

    14.

     

    - Tập thể

    0,6

     

     

    - Cá nhân

    0,3

    15.

    Giấy khen của Công đoàn cơ sở

    - Tập thể

    0,3

     

     

    - Cá nhân

    0,15

         
     

     

     

    Phụ lục

    MẪU VĂN BẢN HỒ SƠ, THỦ TỤC

    ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

    (Kèm theo Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành theo Quyết định số 1689/QĐ-TLĐ ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)

     

    Mẫu số 01

    Tờ trình đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng

    Mẫu số 02

    Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng

    Mẫu số 03

    Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng

    Mẫu số 04

    Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn

    Mẫu số 05

    Tóm tắt thành tích đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn

    Mẫu số 06

    Đăng ký thi đua

    Mẫu số 07

    Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen của Tổng Liên đoàn; Tập thể Lao động xuất sắc; Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác

    Mẫu số 08

    Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen của Tổng Liên đoàn và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác

    Mẫu số 09

    Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân)

     
     

    Mẫu số 1

     

    TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

    VIỆT NAM

    LĐLĐ (CĐ).............

    --------------

    Số:       /TTr-......

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------

    ..... ngày    tháng     năm 20..

     

     

     

     

    TỜ TRÌNH

    Về việc khen thưởng

     

    Kính gửi: Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

     

    Căn cứ Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số ... của Đoàn Chủ tịch TLĐ.

    Ban Thường vụ LĐLĐ (CĐ)............................ đã đánh giá thành tích xuất sắc đạt được trong hoạt động Công đoàn và thực hiện các phong trào thi đua của địa phương (ngành) năm....

    Ban Thường vụ LĐLĐ (CĐ)............................ đề nghị Đoàn Chủ tịch TLĐ xem xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân sau:

    1. Tặng Cờ thi đua năm .... cho...tập thể (hoặc Cờ chuyên đề về ..... cho.....):

    ............ Công đoàn cơ        sở;

    ............ Công đoàn cấp trên cơ      sở.

    2. Tặng Bằng khen.........tập thể và cá nhân.

    (Hoặc Tặng Bằng khen về chuyên đề .... cho .... tập thể và .... cá nhân).

    (có danh sách kèm theo)

    Ban Thường vụ.................. đảm bảo thành tích của các tập thể, cá nhân được đề

    nghị khen thưởng là đúng thực tế.

    Kính trình Đoàn Chủ tịch TLĐ xem xét quyết định.

    Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm:

    - Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng ... bản.

    - Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng Cờ .... bản.

    - Tóm tắt thành tích (danh sách trích ngang) của các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng ... bản.

    - Các văn bản khác (....).

     

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - Lưu: VT, Ban.....

    TM. BAN THƯỜNG VỤ

    (ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    Mẫu số 2

     

    DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN
    ĐỀ NGHỊ TLĐ KHEN THƯỞNG NĂM....

    (Đính kèm Tờ trình số..../TTr-.......................)

     

    I. CỜ THI ĐUA:

    1.............

    2.............

    II. BẰNG KHEN:

    A. Tập thể:

    1.............

    2...................

    B. Cá nhân:

    1...............

    2.............

    Lưu ý: Ghi rõ ràng, không viết tắt, chỉ ghi chức và chức vụ Công đoàn và chức vụ Đảng, chính quyền cao nhất.

    ---------------------

     

    Mẫu số 3

     

    TÓM TẮT THÀNH TÍCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ TLĐ KHEN THƯỞNG NĂM...............

    (Đính kèm Tờ trình số............................................................. /TTr........................... )

     

    I. TẬP THỂ:

     

    TT

    Tên tập thể đề nghị khen thưởng

    Tóm tắt thành tích

    (Chỉ ghi những thành tích tiêu biểu; ghi rõ danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được liên tục 3 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng)

    Hình thức đề nghị khen thưởng

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. CÁ NHÂN:

    TT

    Họ và tên, năm sinh

    Chức vụ,

    đơn vị

    công tác

    Tóm tắt thành tích

    (Chỉ ghi những thành tích tiêu biểu; Một số sáng kiến tiêu biểu; ghi rõ danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được liên tục 3 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng)

    Hình thức đề nghị khen thưởng

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TM. BAN THƯỜNG VỤ

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu số 4

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------

    ......., ngày     tháng      năm 20..

     

     

    BÁO CÁO THÀNH TÍCH

    ĐỀ NGHỊ TỔNG LIÊN ĐOÀN TẶNG BẰNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

    Năm........

     

    Họ và tên:................... ngày, tháng, năm sinh............ Nam (nữ).........

    Quê quán:......................................

    Trình độ chuyên môn:..........................

    Chức vụ, đơn vị công tác....................

    Tổng số đề tài khoa học...................... , giải pháp sáng kiến..............................

    Tổng số tiền làm lợi........................ triệu đồng,

    Tổng số tiền được thưởng:.................. triệu đồng.

    Những năm đã được Bằng LĐST: năm..................... , năm.........

    I. Mô tả giải pháp sáng kiến, đề tài khoa học: (Mô tả từng giải pháp, đề tài)

    1. Mô tả ngắn gọn những ưu, khuyết điểm của tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị. Cần chỉ rõ đặc điểm cần phải khắc phục.

    2. Mô tả giải pháp sáng kiến:

    - Thuyết minh tính mới của của giải pháp: (mô tả ngắn gọn đầy đủ và rõ ràng, chú ý nêu rõ các nội dung cải tiến, sáng tạo).

    - Khả năng áp dụng: Giải pháp đã được áp dụng tại đại phương, đơn vị nào? hoặc chứng minh khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật tại cơ quan đơn vị.

    - Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài, giải pháp, sáng kiến sáng tạo: cần so sánh với những giải pháp tương tự, giá trị kinh tế đem lại sau khi áp dụng giải pháp, đề tài, sáng kiến so với trước đó. (Kèm theo Quyết định hoặc giấy chứng nhận công nhận giải pháp, đề tài của cấp có thẩm quyền; bản vẽ, sơ đồ, ảnh... để minh họa)

    II. Thành tích hoạt động Công đoàn:

    - Nêu ngắn gọn những công việc, kết quả đạt được khi thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn giao.

    - Các danh hiệu, hình thức được khen thưởng.

     

    XÁC NHẬN
    Của Công đoàn cơ sở

    (Ký tên, đóng dấu)

    XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
    cơ quan, đơn vị

    (Ký tên, đóng dấu)

    NGƯỜI BÁO CÁO

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     

    XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu số 5

     

    TÓM TẮT THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ
    TỔNG LIÊN ĐOÀN TẶNG BẰNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO NĂM...

    (Đính kèm Tờ trình số....................................................................................... )

     

    TT

    Họ và tên, năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác

    Số giải pháp, đề tài

    - Tiền làm lợi.

    - Tiền thưởng

    Tóm tắt nội dung giải pháp, đề tài

    Năm đã đạt Bằng LĐST

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TM. BAN THƯỜNG VỤ

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Lưu ý: Tóm tắt nội dung giải pháp, đề tài cần nêu tóm tắt một số nội dung cơ bản sau:

    - Tên giải pháp, đề tài.

    - Tính cấp thiết đưa ra giải pháp, đề tài,

    - Trước khi đưa ra giải pháp, đề tài,

    - Giải pháp, đề tài,

    - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, đề tài,

    - Hiệu quả kinh tế, xã hội,

    - Đã được các giải thưởng (tên giải thưởng, đơn vị tổ chức, ngày, tháng năm được trao giải).

    - Số, ngày, tháng, năm, đơn vị ban hành văn bản công nhận đề tài sáng kiến, hiệu quả của sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến...

     

    TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

    VIỆT NAM

    LĐLĐ (CĐ).............

    --------------

    Số:       /TTr-......

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------

    ..... ngày    tháng     năm 20..

     

     

     

     

    ĐĂNG KÝ THI ĐUA NĂM

     

    Kính gửi: Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

     

    Căn cứ thành tích đạt được của tập thể, cá nhân thực hiện phong trào thi đua yêu nước và xây dựng tổ chức Công đoàn năm 20...

    Căn cứ chương trình công tác của LĐLĐ tỉnh (CĐ) ..................................... năm 201... Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh (CĐ) ... đăng ký thi đua năm 20... cụ thể như sau:

    1. Tập thể:

    Có............. % Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở trực thuộc

    Liên đoàn Lao động tỉnh....(CD).... Đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, trong đó có trên 85 % đạt Tập thể lao động xuất sắc.

    Liên đoàn Lao động tỉnh (CĐ) ...đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 20...

    Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng thưởng Cờ thi đua năm 201... cho:

    +........................ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;

    +........................ Công đoàn cơ sở.

    2. Cá nhân:

    Có............. % cán bộ chuyên trách Công đoàn thuộc LĐLĐ...(CĐ)... đạt danh

    hiệu Lao động tiên tiến, trong đó có 15 % đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

    Có ............ cá nhân đề nghị Tổng Liên đoàn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi

    đua Tổng Liên đoàn.

    Trên đây là đăng ký thi đua của......................................... Kính đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn theo dõi giúp đỡ để đơn vị thực hiện tốt chỉ tiêu đăng ký thi đua trên.

    Trân trọng.

     

    TM. BAN THƯỜNG VỤ

    CHỦ TỊCH

     

     

    Mẫu số 07

     

    ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

    --------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------

    Tỉnh (Thành phố), ngày .... tháng....     năm .......

     

     

     

    BÁO CÁO THÀNH TÍCH

    ĐỀ NGHỊ KHEN........................................................................................ 2

    (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể)

    Tên tập thể đề nghị

    (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

     

    I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

    1. Đặc điểm, tình hình:

    - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;

    - Quá trình thành lập và phát triển;

    - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3.

    2. Chức năng, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

    II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

    1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số ngày tháng năm 201.... của Chính phủ.

    Nội dung báo cáo nêu rõ nhũng thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4.

    2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.

    3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5.

    4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể6.

    III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7

    1. Danh hiệu thi đua;

    Năm

    Danh hiệu thi đua

    Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Hình thức khen thưởng:

    Năm

    Hình thức khen thưởng

    Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH
    KHEN THƯỞNG

    (Ký, đóng dấu)

     

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

    (Ký, đóng dấu)

     

     

    1 Báo cáo thành tích 25 năm truớc thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, 10 năm đối với Huân chương Hồ Chí Minh, 10 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, 05 năm đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh và Giấy khen: 01 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh.

    2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

    3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng...).

    4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:

    - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

    - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,...

    - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội...).

    5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện...

    6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể (kèm theo giấy chứng nhận hoặc quyết định công nhận).

    7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

     

    Mẫu số 08

     

    ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

    --------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------

    Tỉnh (Thành phố), ngày .... tháng....     năm .......

     

     

     

    BÁO CÁO THÀNH TÍCH

    ĐỀ NGHỊ TẶNG...............2

    (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)

     

    I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

    - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):...............

    - Sinh ngày, tháng, năm:.............Giới tính:...........

    - Quê quán3: ...........................

    - Trú quán: ...........................

    - Đơn vị công tác: ...........................

    - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): ...........................

    - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ...........................

    - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: ...........................

    II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

    1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: ...........................

    2. Thành tích đạt được của cá nhân4: ...........................

    III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

    1. Danh hiệu thi đua:

    Năm

    Danh hiệu thi đua

    Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

     

     

     

     

    2. Hình thức khen thưởng;

    Năm

    Hình thức khen thưởng

    Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

     

     

     

     

     

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

    XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ

    (Ký, đóng dấu)

    NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH

    (Ký, ghi rõ họ và tên)

     

                                                                       

    XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG

    (Ký, đóng dấu)

     

    ----------------

    Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc. 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen.

    2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

    3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

    4 Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện...).

    - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

    - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,...

    - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí; Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội...).

    - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của trung ương hội, đoàn thể giao.

    - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương...

    5 Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

    - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v...

    - Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”:

    + Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc trung ương” và 06 lần đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” trước thời điểm đề nghị;

    + Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giài pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ.

    Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.

     

     

    Mẫu số 09

     

    ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

    --------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------------------

    Tỉnh (Thành phố), ngày .... tháng....     năm .......

     

     

     

    BÁO CÁO THÀNH TÍCH

    ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG...............1

    Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
    (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

     

    I. THÔNG TIN CHUNG

    - Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao.

    - Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác...

    II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

    Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả... đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua...2.

     

    ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN 3

    (Ký, đóng dấu)

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 4

    (Ký, đóng dấu)

     

     

     

    XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TRÌNH KHEN THƯỞNG

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    -----------------------

    1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương; trưởng hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương.

    2 Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

    3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

    4 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Công đoàn của Quốc hội, số 12/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 2106/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn
    Ban hành: 28/12/2017 Hiệu lực: 28/12/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X