BỘ NỘI VỤ ------- Số: 1875/QĐ-BNV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ 13 NĂM THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
-----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-BNV ngày 20/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Chương trình công tác năm 2017 của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó Thủ tướng CP Trương Hòa Bình (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, Ban TĐKTTW, TPB.200. | BỘ TRƯỞNG Lê Vĩnh Tân |
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ 13 NĂM THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Ban hành theo Quyết định số: 1875/QĐ-BNV ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Để thực hiện Chương trình công tác năm 2017, Bộ Nội vụ xây dựng Kế hoạch tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; qua đó xác định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong việc tổ chức thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, tổng kết của bộ, ban, ngành, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, tổ chức có liên quan và ý kiến góp ý của công dân, doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp khắc phục; đề nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng và văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
- Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật Thi đua, Khen thưởng với thực hiện Hiến pháp 2013.
2. Yêu cầu
- Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc, từng bộ, ngành, địa phương; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
- Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích nguyên nhân, vướng mắc do các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và đề xuất giải pháp cụ thể.
- Kết quả tổng kết phải xây dựng thành Báo cáo theo Đề cương Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; gửi đúng hạn về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
- Tổng kết đánh giá toàn diện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và thực tiễn 13 năm thi hành từ năm 2004 đến năm 2017 trên phạm vi cả nước.
- Tổ chức tổng kết đánh giá ở cấp bộ, ngành, địa phương.
- Tổ chức hội nghị toàn quốc Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng.
Việc tổng kết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, gồm:
- Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng.
- Triển khai tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn.
- Kết quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng, gồm: Sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và tặng thưởng các hình thức khen thưởng; Đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Đánh giá kết quả tác động các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.
- Những tồn tại, hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật và việc tổ chức thực hiện quy định của Luật; Xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập; Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật Thi đua, Khen thưởng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bộ, ngành địa phương, tùy tình hình thực tế quyết định hình thức tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Thi đua, khen thưởng phù hợp; Xây dựng báo cáo tổng kết (theo đề cương gửi kèm theo) gửi về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) trước 30 tháng 7 năm 2017.
2. Đối với Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương)
- Làm đầu mối tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng ở các Bộ, ngành, địa phương;
- Chủ trì xây dựng Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định;
- Chủ trì tham mưu cho Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Tổ chức hội nghị toàn quốc Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng
- Quy mô tổ chức: Hội nghị toàn quốc, tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
- Hình thức tổ chức: Hội nghị tập trung
- Thời gian: dự kiến tháng 12 năm 2017
- Chủ trì hội nghị: Lãnh đạo Bộ Nội vụ
- Đại biểu tham dự: Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; một số cơ quan, Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Vụ trưởng, Trưởng phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trung ương; Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan thông tấn, báo chí.
- Đơn vị thực hiện: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì và tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
4. Kinh phí
- Kinh phí thực hiện tổng kết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng của bộ, ban, ngành, địa phương từ kinh phí Nhà nước giao.
- Kinh phí tổ chức thực hiện tổng kết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Nội vụ./.
.......................