hieuluat

Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Toà án nhân dân tối caoSố công báo:617&618-05/2024
    Số hiệu:01/2024/TT-TANDTCNgày đăng công báo:19/05/2024
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hòa Bình
    Ngày ban hành:11/04/2024Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:11/06/2024Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch
  • TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    _________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Số: 01/2024/TT-TANDTC

    Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2024

     

     

    THÔNG TƯ

    Quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân

    ___________

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

    Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao,

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân.

     

    Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân, bao gồm: đối tượng, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; cụm thi đua; tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; loại hình, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền, trách nhiệm, thủ tục, hồ sơ xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Khoa học - Sáng kiến; Quỹ thi đua, khen thưởng.

    2. Đối với Tòa án quân sự các cấp, Thông tư này chỉ quy định việc xét khen thưởng danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân, “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” và các hình thức khen thưởng: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”, “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”.

    Điều 2. Đối tượng thi đua

    1. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.

    2. Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.

    3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).

    4. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).

    5. Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

    6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

    Điêu 3. Đối tượng khen thưởng

    1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này.

    2. Cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân, Hòa giải viên, Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.

    Điều 4. Nguyên tắc thi đua

    1. Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch, dân chủ.

    2. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

    3. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào, thành tích công tác và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

    Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng

    1. Dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.

    2. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen đến đó.

    3. Không xét hai hình thức khen thưởng (bao gồm cả danh hiệu thi đua) cho một đối tượng có cùng một thành tích đạt được; trừ trường hợp đạt thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn trong lực lượng vũ trang (nếu có). Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.

    4. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

    5. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

    6. Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định của Tòa án nhân dân tối cao).

    7. Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng). Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

    8. Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo trong năm công tác). Nếu xét khen thưởng theo tiêu chí Thẩm phán thì căn cứ theo tiêu chí chung của Thẩm phán trong cơ quan, đơn vị.

    9. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ. Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.

    10. Cá nhân, tập thể không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị huỷ, sửa, nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung.

    11. Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự. Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen thưởng nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng khác; Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cùng cấp xem xét, đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.

    12. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung (trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung). Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỷ lệ nữ cao hơn.

    13. Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian đề nghị khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

    14. Cấp nào chủ trì phát động thi đua, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng (đối với trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn cấp đó).

    15. Trường hợp tính số cá nhân hoặc số tập thể có kết quả là số thập phân thì được làm tròn số: Dưới 0,5 được tính là 0, từ 0,5 trở lên được tính là 1.

    Điều 6. Cụm thi đua

    1. Các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân được thực hiện theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa nhân dân cấp cao, cấp tỉnh Quyết định thành lập các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện... phù hợp với phong trào thi đua tại cơ sở.

    2. Quy chế hoạt động của các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành; Chánh án Tòa nhân dân cấp cao, cấp tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện...

    3. Trưởng cụm, Phó Trưởng cụm thi đua do cụm thi đua bầu hàng năm; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân; Chánh án Tòa nhân dân cấp cao, cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp. Trưởng cụm thi đua tổ chức, chỉ đạo hoạt động của cụm thi đua và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị về mọi hoạt động của cụm thi đua.

     

    Chương II. TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

     

    Điều 7. Hình thức tổ chức thi đua

    1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.

    Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.

    Tổ chức thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo cụm thi đua để xây dựng kế hoạch, phát động, ký kết giao ước và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Trưởng cụm thi đua tiến hành tổng kết phong trào thi đua, xét tặng hoặc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

    2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.

    Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện. Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị hướng dẫn xét khen thưởng theo thẩm quyền. Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Tòa án nhân dân có thời gian từ 03 năm trở lên, Tòa án nhân dân tối cao gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng.

    Điều 8. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

    1. Tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể.

    2. Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo.

    3. Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc; khuyến khích khen thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác chuyên môn; cá nhân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

    Điều 9. Giao ước thi đua

    Các cụm thi đua trong Tòa án nhân dân tổ chức ký giao ước thi đua và gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân) trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

    Điều 10. Tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến

    1. Khuyến khích cá nhân, tập thể tự nguyện tham gia phong trào thi đua, xác định rõ mục tiêu, tiêu chí thi đua cụ thể để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng cách làm hay, tấm gương điển hình tiên tiến.

    2. Căn cứ tiêu chí, kết quả thực hiện phong trào thi đua để phát hiện, lựa chọn mô hình mới, cách làm hay, tấm gương điển hình tiên tiến của cơ quan, đơn vị để tổ chức học tập và làm theo.

    Điều 11. Các danh hiệu thi đua

    1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

    a) “Lao động tiên tiến”;

    b) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

    c) “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”;

    d) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

    2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể

    a) “Tập thể lao động tiên tiến”;

    b) “Tập thể lao động xuất sắc”;

    c) “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”;

    d) “Cờ thi đua của Chính phủ”.

    Điều 12. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

    1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cá nhân thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao); đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua, có chất lượng và hiệu quả cao; đối với Thẩm phán, chấp hành tốt các quy định trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá tỷ lệ quy định của Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật; có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

    c) Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

    d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

    2. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe phải điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    4. Thời gian nghỉ thai sản, nghỉ phép theo quy định của pháp luật được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

    5. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: mới tuyển dụng hoặc đang làm hợp đồng lao động dưới 06 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm bị kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.

    Điều 13. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

    b) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc áp dụng có hiệu quả;

    2. Không khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để khen thưởng “Giấy khen” hoặc các hình thức khen thưởng khác hàng năm (trừ trường hợp có quy định khác).

    Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”

    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 03 năm liên tục được khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

    b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Tòa án nhân dân, được lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong Tòa án nhân dân, tỉnh, ban, ngành;

    2. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” là năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba.

    3. Không khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để khen thưởng “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” hoặc các hình thức khen thưởng khác trong thời gian đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” (trừ trường hợp có quy định khác).

    Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

    1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”;

    b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc được lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

    2. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” lần thứ hai.

    3. Không khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc các hình thức khen thưởng khác trong thời gian đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” (trừ trường hợp có quy định khác).

    Điều 16. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

    1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 Thông tư này (trừ Tòa án quân sự các cấp) đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đối với đơn vị xét xử, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá tỷ lệ quy định của Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

    c) Có ít nhất 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

    d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật.

    2. Không khen thưởng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đối với tập thể mới thành lập dưới 10 tháng.

    Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

    1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 Thông tư này (trừ Tòa án quân sự các cấp).

    2.Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (việc công nhận mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể được thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể trong hệ thống chính trị và quy định của Tòa án nhân dân tối cao); đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đối với đơn vị xét xử, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá tỷ lệ quy định của Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

    c) Có 100% cá nhân trong tập thể “hoàn thành nhiệm vụ” được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

    d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

    đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật.

    Điều 18. Danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”

    1. Danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này.

    2. Danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” được xét tặng hàng năm cho những tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Là tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;

    b) Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

    c) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;

    d) Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), cụm thi đua (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự các cấp) bình xét, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua; ưu tiên đơn vị có nhân tố mới, mô hình mới để những tập thể khác trong Tòa án nhân dân học tập.

    3. Đối với các đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở thực hiện xét, đề nghị tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư này.

    4. Số lượng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, trong đó có cả số lượng đề nghị “Cờ thi đua của Chính phủ” được phân bổ tối đa theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    5. Việc tăng, giảm, điều chuyển số lượng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” trong các cụm thi đua do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân.

    Điều 19. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

    1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này (trừ Tòa án quân sự các cấp).

    2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Là tập thể tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”;

    b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;

    c) Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong cụm thi đua tín nhiệm, bỏ phiếu suy tôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tòa án nhân dân.

    3. Số lượng “Cờ thi đua của Chính phủ” được phân bổ tối đa theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    4. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn, giới thiệu không quá 01 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện đủ điều kiện để cụm thi đua Tòa án nhân dân bình xét, đề nghị tặng thưởng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

     

    Chương III. LOẠI HÌNH, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

     

    Điều 20. Các loại hình khen thưởng

    1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

    3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo theo chuyên đề và trong thời gian cụ thể, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.

    4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân Tòa án nhân dân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Tòa án nhân dân.

    5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

    Điều 21. Các hình thức khen thưởng

    1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:

    a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;

    b) “Huy chương Hữu nghị”;

    c) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;

    d) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;

    đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

    Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

    2. Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân

    a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;

    b) “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”;

    c) “Giấy khen”;

    d) Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.

    Điều 22. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”

    1. Là hình thức tặng thưởng của Tòa án nhân dân tối cao để ghi nhận thành tích, công lao của cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tòa án nhân dân. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” được xét tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân “13/9”.

    2. Đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục xét tặng được thực hiện theo Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

    Điều 23. “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”

    1. “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất.

    2. “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” để tặng cho cá nhân (kể cả Hòa giải viên, Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân) gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

    b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc Tòa án nhân dân;

    c) Có 02 lần liên tục được khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;

    d) Đối với Hòa giải viên: có liên tục từ 02 năm trở lên hoàn thành xuất sắc công việc hòa giải, đối thoại; trong thời gian đó, đã được khen thưởng “Giấy khen”; được Chánh án Tòa án nhân dân cấp đề nghị khen xác nhận thành tích và thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương nơi quản lý xác nhận nội dung chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật;

    đ) Đối với Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân: có liên tục từ 02 năm trở lên hoàn thành tốt công việc Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân; được Chánh án Tòa án nhân dân cấp đề nghị khen xác nhận thành tích và thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương nơi quản lý xác nhận nội dung chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật;

    e) Không khen thưởng “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” hoặc các hình thức khen thưởng khác trong thời gian đề nghị xét khen thưởng “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” (trừ trường hợp có quy định khác).

    3. “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

    b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc Tòa án nhân dân;

    c) Có liên tục từ 02 năm trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được công nhận đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;

    d) Không khen thưởng “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để xét khen thưởng “Cờ thi đua” hoặc các hình thức khen thưởng khác hàng năm (trừ trường hợp có quy định khác).

    Điều 24. “Giấy khen”

    1. “Giấy khen” để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất.

    2. “Giấy khen” để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

    b) Lập được thành tích đột xuất;

    c) Có thành tích xuất sắc được lựa chọn trong số những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kỷ luật lao động trong cơ quan, đơn vị và nghĩa vụ công dân;

    d) Không khen thưởng “Giấy khen” cho những cá nhân có thành tích nhưng đã được dùng để xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc các hình thức khen thưởng khác hàng năm (trừ trường hợp có quy định khác);

    3. “Giấy khen” để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

    b) Lập được thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc Tòa án nhân dân;

    c) Có thành tích xuất sắc được lựa chọn trong số những tập thể được công nhận đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong năm; đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao;

    d) Không khen thưởng “Giấy khen” cho những tập thể có thành tích nhưng đã được dùng để xét khen thưởng các danh hiệu thi đua hoặc các hình thức khen thưởng khác hàng năm (trừ trường hợp có quy định khác);

    Điều 25. Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân

    1. Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân, gồm: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.

    2. Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân được xét tặng hàng năm.

    3. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân được thực hiện theo Quy chế xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

     

    Chương IV. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

     

    Điều 26. Thẩm quyền quyết định, đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân

    1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Bằng khen”, danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cá nhân lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Giấy khen” (đối với cá nhân, tập thể trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao không có con dấu, tài khoản riêng). Đề nghị Thủ tướng Chính phủ Quyết định khen thưởng: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước Quyết định khen thưởng: Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”...

    Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền.

    2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cá nhân lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Giấy khen” cho cá nhân, tập thể thuộc quyền quản lý.

    Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Xem xét, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị cấp có thẩm quyền Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

    Điều 27. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

    1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đó.

    2. Nghi thức tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Tòa án nhân dân tối cao.

    3. Việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; khi tổ chức nên kết hợp vào dịp hội nghị tổng kết, sơ kết công tác của cơ quan, đơn vị hoặc lồng ghép với các nội dung khác để tiết kiệm thời gian và chi phí.

    4. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền.

    6. Việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng ở bên ngoài lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ trì thực hiện theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan trình khen thưởng.

    Cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm chuyển quyết định, hiện vật khen thưởng và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổ chức trao tặng đảm bảo trang trọng và phù hợp với điều kiện thực tế.

    Điều 28. Thời gian bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng và báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng

    1. Thời gian của năm thi đua được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước liền kề đến ngày 30 tháng 9 hàng năm.

    Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết công tác thi đua, khen thưởng xong trước ngày 15 tháng 4; tổng kết công tác thi đua và xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

    2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng vào dịp tổng kết công tác năm, gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.

    3. Hồ sơ đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

    4. Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân từ ngày 01 tháng 10 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 trước năm tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

    5. Báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

    Điều 29. Thủ tục xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

    1. Những trường hợp đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải làm báo cáo thành tích để trình bày tại cuộc họp bình xét thi đua, khen thưởng của tập thể nhỏ hoặc của Tòa án nhân dân cấp huyện (đối với trường hợp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện). Sau khi xem xét, đánh giá thành tích, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn cá nhân, tập thể đạt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo trình tự từ thấp lên cao. Người đứng đầu tập thể nhỏ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện lập hồ sơ những trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trình “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao không có con dấu, tài khoản riêng) để xem xét.

    Thành phần “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” gồm: Tập thể lãnh đạo đơn vị; đại diện lãnh đạo: cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên, tập thể nhỏ thuộc đơn vị (nếu có); đối với những đơn vị có lãnh đạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sinh hoạt cùng thì mời tham dự để chỉ đạo.

    Đối với cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên tính trên tổng số công chức, viên chức, người lao động trong tập thể nhỏ hoặc trong Tòa án nhân dân cấp huyện; đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 80% trở lên tính trên tổng số công chức, viên chức, người lao động trong tập thể nhỏ hoặc trong Tòa án nhân dân cấp huyện (nếu có cá nhân vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, Biên bản xét khen thưởng).

    2. Tổ chức phiên họp của “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” để xem xét những trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên.

    Đối với cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng hoặc Hội nghị; đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng hoặc Hội nghị (nếu có thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, Biên bản xét khen thưởng).

    3. Căn cứ đề nghị của “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị”; thủ trưởng cơ quan, đơn vị Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

    4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tổ chức phiên họp để xem xét những trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định hoặc đề nghị. Tổ chức phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên.

    Đối với cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng; đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cờ thi đua Tòa án nhân dân, “Cờ thi đua của Chính phủ” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu có thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, Biên bản xét khen thưởng).

    5. Căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

    6. Mỗi vòng bỏ phiếu lựa chọn đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ được tiến hành không quá 02 lần bỏ phiếu. Nếu sau 02 lần bỏ phiếu mà chưa lựa chọn được, thì việc xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người có thẩm quyền quy định tại Điều 26 Thông tư này hoặc Trưởng cụm và Phó Trưởng cụm thi đua quyết định (đối với Cờ thi đua). Trong trường hợp này, cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật hơn sẽ được ưu tiên xem xét, đề nghị khen thưởng.

    7. Đối với cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xét khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên cơ sở ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái.

    8. Đối với cá nhân chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm xét khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ).

    Điều 30. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

    1. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước khác cho cá nhân, tập thể gồm:

    a) Tờ trình của thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị xét khen thưởng, ý kiến của (cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan) theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Biên bản họp “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc Biên bản “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Biên bản kiểm phiếu;

    c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao và được cấp có thẩm quyền xác nhận (05 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 04 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao);

    Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải nêu rõ nội dung đề tài, sáng kiến trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc, kèm theo ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở (trường hợp đề tài, sáng kiến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị);

    d) Tờ trình kèm theo Biên bản Hội nghị tổng kết và Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm của cụm thi đua đối với trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”;

    đ) Các file điện tử của hồ sơ đề nghị xét tặng (ở định dạng: .doc đối với tờ trình, báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng, ở định dạng: .Excel đối với danh sách và pdf đối với các hồ sơ khác có liên quan) gửi đến hộp thư điện tử của Tòa án nhân dân tối cao (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân).

    2. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho cá nhân, tập thể gồm:

    a) Tờ trình của thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị xét khen thưởng, ý kiến của (cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan) theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Biên bản họp “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở” hoặc Biên bản “Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị” đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Biên bản kiểm phiếu;

    c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao (02 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 01 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao);

    Trường hợp báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” có đề tài, sáng kiến thì phải nêu rõ nội dung các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực, phạm vi ảnh hưởng, kèm theo ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý theo thẩm quyền (trường hợp đề tài, sáng kiến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị);

    d) Tờ trình kèm theo Biên bản Hội nghị tổng kết và Biên bản kiểm phiếu đề nghị của cụm thi đua đối với trường hợp đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”;

    đ) Các file điện tử của hồ sơ đề nghị xét tặng (ở định dạng: .doc đối với tờ trình, báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng ở định dạng: .Excel đối với danh sách và .pdf đối với các hồ sơ khác có liên quan) gửi đến hộp thư điện tử của Tòa án nhân dân tối cao (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân).

    3. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) cho cá nhân, tập thể gồm:

    a) Tờ trình của Người đứng đầu tập thể nhỏ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị xét khen thưởng theo Mẫu chung ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Biên bản cuộc họp bình xét thi đua, khen thưởng của tập thể nhỏ, Tòa án nhân dân cấp huyện và Biên bản kiểm phiếu;

    c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao. Trường hợp báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” có đề tài, sáng kiến phải nêu rõ nội dung đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc áp dụng trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực.

    Điều 31. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản

    1. Những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản:

    a) Việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;

    b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác, lao động, học tập và nghiên cứu khoa học;

    c) Thành tích, công trạng rõ ràng.

    2. Việc xem xét, đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

    3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước theo thủ tục đơn giản gồm:

    a) Tờ trình của thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị xét khen thưởng, ý kiến của (cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan) theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản (05 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 04 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao).

    4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thủ tục đơn giản gồm:

    a) Tờ trình của thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị xét khen thưởng, ý kiến của (cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan) theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ quy định và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của cá nhân, tập thể đề nghị xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản (02 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 01 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao).

    5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) theo thủ tục đơn giản gồm:

    a) Tờ trình của Người đứng đầu đơn vị giúp việc thủ trưởng cơ quan về công tác thi đua, khen thưởng kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

    b) Bản tóm tắt thành tích của đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản.

    Điều 32. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình khen thưởng

    1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước.

    Đối với hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, đơn vị trình và xác định rõ thời hạn hoàn thiện hồ sơ gửi lại.

    2. Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trừ khen thưởng đột xuất).

    3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân họp xem xét đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân phải hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo quy định để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Điều 33. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thi đua, khen thưởng

    1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước; thực hiện bàn giao hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho đơn vị lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    2. Tòa án quân sự Trung ương; các cơ quan, đơn vị cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền; thực hiện bàn giao hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho đơn vị lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    Các quyết định về thi đua, khen thưởng của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) phải gửi cho Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân 01 bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định.

    3. Hồ sơ về thi đua, khen thưởng được lưu trữ trên giấy và lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    Điều 34. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng

    1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị theo định kỳ và đột xuất.

    Nội dung kiểm tra gồm:

    a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

    b) Tình hình tổ chức công tác thi đua, khen thưởng;

    c) Việc thực hiện các phong trào thi đua, chỉ tiêu thi đua, chấm điểm thi đua;

    d) Việc quản lý, sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.

    2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân để làm căn cứ bình xét, đề nghị khen thưởng.

    Điều 35. Trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng

    1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (cấp cao, cấp tỉnh) trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích của cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng.

    2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan:

    a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;

    b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

     

    Chương V. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC - SÁNG KIẾN CÁC CẤP

     

    Điều 36. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân

    1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định thành lập, có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng.

    2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân gồm:

    a) Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Hội đồng có từ 03 đến 05 Phó Chủ tịch. Thủ trưởng đơn vị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;

    c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn Tòa án nhân dân tối cao và một số đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

    3. Hội đồng làm việc theo Quy chế hoạt động do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

    Điều 37. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở

    1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị Quyết định thành lập, có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng; đối với Tòa án quân sự các cấp do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quyết định.

    2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở gồm:

    a) Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng cơ quan, đơn vị;

    b) Hội đồng có không quá 04 Phó Chủ tịch. Người đứng đầu đơn vị có chức năng giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;

    c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn và một số đơn vị nhỏ thuộc cơ quan, đơn vị (đối với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 01 đến 02 Ủy viên là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện).

    3. Hội đồng làm việc theo Quy chế hoạt động do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.

    Điều 38. Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân

    1. Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định thành lập, có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

    2. Thành phần Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân gồm:

    a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng;

    b) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là đại diện lãnh đạo đơn vị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân;

    c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và một số cá nhân thuộc Tòa án nhân dân tối cao có trình độ chuyên môn sâu về quản lý, nghiên cứu khoa học, đánh giá, thẩm định sáng kiến, đề tài khoa học.

    3. Hội đồng có từ 05 đến 07 thành viên.

    4. Hội đồng làm việc theo Quy chế hoạt động do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

    Điều 39. Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở

    1. Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị Quyết định thành lập, có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; đối với Tòa án quân sự các cấp do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quyết định.

    2. Thành phần Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở gồm:

    a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị;

    b) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị có chức năng giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng;

    c) Ủy viên Hội đồng là một số cá nhân trong cơ quan, đơn vị có trình độ quản lý chuyên môn, nghiên cứu khoa học, đánh giá, thẩm định sáng kiến, đề tài khoa học.

    3. Hội đồng có từ 03 đến 05 thành viên.

    4. Hội đồng làm việc theo Quy chế hoạt động do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.

     

    Chương VI. QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TÒA ÁN NHÂN DÂN

     

    Điều 40. Lập, sử dụng và quản lý quỹ thi đua, khen thưởng

    1. Nguồn, mức trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng Tòa án nhân dân: thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ; quy định của Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

    2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng:

    a) Chi tiền thưởng, in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

    b) Chi tổ chức phát động, chỉ đạo triển khai, chỉ đạo sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến, học tập, trao đổi kinh nghiệm về thi đua, khen thưởng; kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; các hoạt động, tổ chức Đại hội thi đua yêu nước;

    c) Chi thẩm định hồ sơ, họp xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng;

    d) Chi các nhiệm vụ đột xuất khác phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

    Mức chi cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Điều 41. Mức tiền thưởng

    1. Mức tiền thưởng và chế độ ưu đãi: thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ; quy định của Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

    2. Tiền khung:

    a) Không quá 0,2 lần mức lương cơ sở đối với 01 khung Bằng khen, Giấy chứng nhận (Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân, Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực);

    b) Không quá 0,15 lần mức lương cơ sở đối với 01 khung Giấy khen, Giấy chứng nhận (Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Kỷ niệm chương).

     

    Chương VII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ; HỦY BỎ KHEN THƯỞNG, TƯỚC HOẶC PHỤC HỒI DANH HIỆU

     

    Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể

    Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ; quy định của Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

    Điều 43. Hủy bỏ quyết định khen thưởng, tước hoặc phục hồi danh hiệu

    Hủy bỏ quyết định khen thưởng, tước hoặc phục hồi danh hiệu thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ; quy định của Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

     

    Chương VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 44. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2024.

    2. Thông tư này được áp dụng để xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân và các đối tượng khác có liên quan.

    3. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân trước đây trái với quy định trong Thông tư này.

    Điều 45. Trách nhiệm tổ chức thi hành

    Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân chủ trì, phối hợp với các đơn vị Trưởng cụm thi đua; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương tổ chức thi hành Thông tư này.

     

    Nơi nhận:
    - Các đ/c LĐạo, Hội đồng Thẩm phán TANDTC;
    - Các đơn vị thuộc TAND tối cao;
    - TAQS trung ương;
    - Các TAND cấp cao;
    - Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Bộ Tư pháp;
    - Bộ Nội vụ (Ban TĐ-KT Trung ương);
    - Cổng TTin điện tử TANDTC (để đăng);
    - Lưu: VP, Vụ TĐKT.

    CHÁNH ÁN


     



    Nguyễn Hòa Bình

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của Quốc hội, số 62/2014/QH13
    Ban hành: 24/11/2014 Hiệu lực: 01/06/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thi đua, khen thưởng của Quốc hội, số 06/2022/QH15
    Ban hành: 15/06/2022 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
    Ban hành: 31/12/2023 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 1/2024/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
    Ban hành: 24/02/2024 Hiệu lực: 15/04/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 01/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao về việc quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân
    Ban hành: 24/04/2018 Hiệu lực: 08/06/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Luật Thi đua, khen thưởng của Quốc hội, số 06/2022/QH15
    Ban hành: 15/06/2022 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Toà án nhân dân tối cao
    Số hiệu:01/2024/TT-TANDTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:11/04/2024
    Hiệu lực:11/06/2024
    Lĩnh vực:Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch
    Ngày công báo:19/05/2024
    Số công báo:617&618-05/2024
    Người ký:Nguyễn Hòa Bình
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X