hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 24/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thu nhận 5 thông tin sinh trắc học khi làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024: 3 thông tin nào bắt buộc?

Ngày Luật Căn cước có hiệu lực đang đến gần, từ thời điểm này người dân đi làm thẻ Căn cước sẽ được thu nhận 5 thông tin trắc học, trong số đó có 3 thông tin sinh trắc học bắt buộc phải thu nhận.

5 thông tin sinh trắc học trong dữ liệu Căn cước từ 01/7/2024

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước thì có 5 loại thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước như sau:

Thứ nhất thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật Căn cước, cụ thể gồm các thông tin sau:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Tên gọi khác.

- Số định danh cá nhân.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi sinh.

- Nơi đăng ký khai sinh.

- Quê quán.

- Dân tộc.

- Tôn giáo.

- Quốc tịch.

- Nhóm máu.

- Số chứng minh nhân dân 09 số.

- Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

- Nơi thường trú.

- Nơi tạm trú.

- Nơi ở hiện tại.

- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

- Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.

Thứ hai là thông tin nhân dạng.

Thứ ba là thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.

Thứ tư là thông tin về nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

thứ năm là trạng thái của căn cước điện tử.

Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới các hình thức: khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.

Như vậy, có thể thấy 5 thông tin sinh trắc học trong dữ liệu căn cước là: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND và giọng nói.

3 thông tin

3 thông tin sinh trắc học bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước thì Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người. Và khoản 3 điều luật này cũng quy định rõ:

“Sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.

Như vậy từ ngày 1/7/2024, khi làm thẻ căn cước, công dân sẽ được thu nhận các thông tin sinh trắc học như nội dung nêu trên. Đây là một trong những sự thay đổi so với Luật Căn cước công dân 2014.

Điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước còn quy định rằng:

“d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Như vậy, các thông tin về giọng nói, ADN trong thẻ Căn cước là không bắt buộc tích hợp khi công dân thực hiện thủ tục làm thẻ mà dựa trên:

- Sự tự nguyện cung cấp của người dân

- Hoặc thu thập được khi thực hiện trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Từ các thông tin trên có thể thấy 03 thông tin sinh trắc học bắt buộc phải thu nhận khi làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024 là ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt. Và việc thu nhận này được thực hiện khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 06 tuổi trở lên.

Trong trường hợp yêu cầu cấp thẻ căn cước là người dưới 06 tuổi thì các thông tin sinh trắc học này sẽ không được cơ quan quản lý căn cước thu nhận.

Trên đây là 3 thông tin sinh trắc học bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X