hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 20/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

60 năm và 6 lần đổi tên của CMND, Căn cước

Từ 2024, thẻ Căn cước công dân chính thức đổi tên thành thẻ Căn cước và loại giấy tờ tùy thân nãy đã trải qua hơn 60 năm với 6 lần đổi tên.

60 năm và 6 lần đổi tên của CMND, Căn cước

Chứng minh thư nhân dân đầu tiên được cấp năm 1957 và đã thay đổi 6 lần.

* Năm 1957

Để đáp ứng nguyện vọng có giấy chứng thực căn cước, tiện dùng trong giao dịch hàng ngày của người dân, Chính phủ ban hành Nghị định 577 quy định về Đặt giấy, thể lệ cấp phát giấy chứng minh.

Theo đó, mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, nhân dân ở những vùng kinh tế, quốc phòng quan trọng được cấp Giấy chứng minh 9 số, có thời hạn 5 năm.

* Năm 1964

Chính phủ ban hành Nghị định mới về cấp giấy chứng minh, bổ sung các trường hợp không nằm trong diện cấp như: Những người bị mất trí, những người đang bị giam giữ, đang bị quản chế.

Điểm mới ở mốc thời gian này là người từ 14 đến 17 tuổi thì được cấp Giấy chứng nhận căn cước.

Người từ 18 tuổi trở lên vẫn được cấp giấy chứng minh.

* Năm 1976

Chính phủ ban hành Quyết định số 143 Cấp giấy căn cước cho tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ tuổi 15 trở lên, thay vì 18 tuổi như thời gian trước.hằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai miền Nam, Bắc, thống nhất 01 mẫu giấy chứng minh chung.

* Năm 1999

Để khắc phục nhược điểm như dễ làm giả, một người có nhiều số Chứng minh thư (chứng minh nhân dân) hoặc nhiều người có cùng một số Chứng minh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/1999 quy định mới. Cũng là năm đầu tiên Chứng minh thư được in hoa văn màu xanh nhạt và bổ sung mã vạch hai chiều ở mặt sau để chống làm giả.

Bên cạnh đó, Nghị định này quy định công dân đủ 14 tuổi trở lên được cấp Chứng minh thư thay vì đủ 15 tuổi như quy định năm 1976.

Năm 2012, Chứng minh nhân dân được cấp theo công nghệ mới, sử dụng vật liệu thiết kế bằng nhựa, theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật riêng của ngành, kích thước nhỏ gọn, khó làm giả. Đây là năm đầu tiên Chứng minh thư có 12 chữ số (thay vì 9 số như cũ).

Ảnh của công dân lần đầu được in trực tiếp trên thẻ, có mã vạch 2 chiều, bổ sung trường thông tin tên cha, mẹ đẻ ở mặt sau. Không lâu sau đó, Bộ Công an chỉ đạo dừng cấp loại chứng minh nhân dân ghi thông tin cha mẹ ở phía sau.

* Năm 2016

Theo Luật Căn cước công dân, lần đầu Thẻ căn cước công dân được Bộ Công an cấp thay cho Chứng minh thư, sử dụng công nghệ in trên vật liệu nhựa cứng, có lớp tem chống làm giả, trên thẻ được in mã số định danh cá nhân 12 số thay vì số chứng minh nhân dân.

Mặt sau thẻ cũng có mã vạch điện tử, mã hóa các trường thông tin của công dân, phù hợp với xu thế thế giới, có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước.

Tháng 9/2020, Thủ tướng phê duyệt đề án sản xuất, cấp đổi thẻ Căn cước công dân từ thẻ từ sang thẻ CCCD gắn chip điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử, giúp người dân bớt phải mang cùng lúc nhiều giấy tờ khi thực hiện các thủ tục.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ, đáp ứng tốt hơn về bảo mật…

* 07/2024

Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước từ thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Việc thay đổi hình thức, nội dung lẫn tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng.

Bên cạnh đó hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số.

Như vậy tính từ năm 1964 (lần đổi tên đầu tiên) đến năm 2024 thì Chứng minh, Căn cước đã trải qua 06 lần đổi tên trong vòng 60 năm.

60 năm và 6 lần đổi tên của CMND, Căn cước

Nội dung trên thẻ Căn cước mới gồm những gì?

Nếu như Luật Căn cước công dân hiện hành quy định chỉ cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên, còn theo Luật Căn cước mới thì công dân dưới 14 tuổi cũng sẽ được cấp thẻ Căn cước tuy nhiên cấp theo nhu cầu chứ không bắt buộc.

Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam không cấp thẻ căn cước mà chỉ được giấy chứng nhận căn cước.
Về nội dung in trên thẻ Căn cước từ thời điểm 01/7/2024 có 13 trường thông tin được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước gồm:

(1) - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(2) - Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

(3) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

(4)  Ảnh khuôn mặt;

(5)  Số định danh cá nhân;

(6) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

(7) Ngày, tháng, năm sinh;

(8) Giới tính;

(9) Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

(10) Quốc tịch;

(11) Nơi cư trú;

(12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

(13) Nơi cấp: Bộ Công an.

Trên đây là thông tin về 60 năm và 6 lần đổi tên của CMND, Căn cướcNếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X