Ngày 24/3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Theo Công an TP.HCM, bà Hằng sẽ bị tạm giam 03 tháng.
Tạm giam 03 tháng, bà Phương Hằng bị hạn chế quyền gì?
Theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người bị tạm giam bị hạn chế tương đối nhiều quyền lợi.1. Không được sử dụng điện thoại di động
Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định những đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam gồm:
- Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.- Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
- Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.- Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).
- Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.- Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác...
Như vậy, người bị tạm giam không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.2. Bị hạn chế gặp người thân
Theo Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Bà Phương Hằng bị hạn chế những quyền gì sau khi bị tạm giam (Ảnh minh họa)
Bị tạm giam được hưởng quyền lợi gì?
Theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam vẫn có các quyền sau:
- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
(Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước. Ngoài ra, được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường).
- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
Khi nào người tạm giam được trả tự do?
Theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do (trường hợp của bà Hằng, thời gian tạm giam là 03 tháng). Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
- Bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.- Đặt tiền để bảo đảm: Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án...Trên đây là giải đáp thắc mắc: Bị tạm giam, bà Phương Hằng bị hạn chế những quyền gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Tại sao bà Phương Hằng bị tạm giam?