hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vụ bà Phương Hằng: 2 quốc tịch có phải chịu trách nhiệm hình sự Việt Nam?

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, được xác định mang quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp.

Câu hỏi: Trong quá trình điều tra bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự, Công an TP.HCM xác định, bà Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bà Hằng còn có quốc tịch Cộng hòa Síp.

Có hai quốc tịch, bà Hằng có phải chịu trách nhiệm tại Việt Nam?

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, về nguyên tắc, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Theo đó, có nhiều trường hợp công dân Việt Nam có quyền có 2 quốc tịch như trường hợp được Chủ tịch nước cho phép; công dân xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam...

Theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, nếu có việc bà Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì dù bà Hằng mang quốc tịch nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Thế nhưng, bà Phương Hằng dù mang quốc tịch Cộng hòa Síp thì trước tiên vẫn mang quốc tịch Việt Nam và phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam (nếu có), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.

Bộ luật Hình sự chỉ quy định "đặc quyền" đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế. Nếu thuộc những đối tượng này, vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Tuy nhiên, theo Công an TP.HCM, bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao. Vì thế, cơ quan điều tra vẫn giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường.

2 quoc tich co phai chiu trach nhiem hinh su

Xin hộ chiếu Cộng hòa Síp khó khăn thế nào?

Theo báo laodong.vn, công dân Síp được hưởng các quyền lợi về bảo vệ chính trị, sức khỏe, quyền tự do đi lại, làm việc… rộng mở hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới do Cộng hòa Síp là thành viên của liên minh châu Âu EU.

Theo thống kê, hộ chiếu Síp có quyền truy cập lên đến hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về vấn để việc làm, công dân Síp có thể làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong EU.

Về giáo dục, công dân Síp được tiếp cận hệ thống giáo dục của Síp và EU. Síp có nhiều trường tư thục và trường đại học nói tiếng Anh với chất lượng nổi bật, cung cấp nhiều cơ hội giáo dục. Khi có nhu cầu, công dân Síp có thể tiếp cận hệ thống các trường đại học ở Châu Âu và nộp đơn xin trợ cấp EU với tư cách là công dân EU.

Tuy nhiên, để có quốc tịch Síp không hề dễ dàng.

Tháng 03/2014, Síp ban hành một đạo luật mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trở thành công dân, có được hộ chiếu và có được thẻ xanh đảo Síp thông qua chương trình đầu tư bất động sản Síp với điều kiện dễ dàng hơn.

Để được nhập quốc tịch Síp, khách hàng có thể đầu tư theo 1 trong các phương thức như sau:

- Đầu tư tối thiểu 02 triệu euro (tương đương 53 tỷ đồng) vào một bất động sản cư trú mới;

- Đầu tư tối thiểu 2,5 triệu euro (tương đương 67 tỷ đồng) vào bất động sản cư trú trước đây.

Ngoài ra, muốn nhập quốc tịch Síp còn phải đóng một khoản quyên góp không hoàn lại trị giá 75.000 euro ( tương đương 2 tỷ đồng) cho Quỹ nghiên cứu và Đổi mới và 75.000 euro (tương đương 2 tỷ đồng) cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hòa Síp.

Trên đây là giải đáp bà Phương Hằng mang 2 quốc tịch có phải chịu trách nhiệm hình sự? Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến hình sự, dân sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X