hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách phân biệt Căn cước công dân thật giả để tránh bị lừa đảo

Tình trạng làm CCCD giả tràn lan khiến nhiều người lo ngại vấn đề bảo mật thông tin. Cách phân biệt Căn cước công dân thật giả để tránh bị lừa đảo HieuLuat thông tin dưới đây là một trong những vấn đề được quan tâm.

Cách phân biệt Căn cước công dân thật giả để tránh bị lừa đảo

Hiện nay, dịch vụ làm giả CCCD gắn chip hay CMND 9 số giả được đăng công khai trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ với 2 - 3 triệu đồng khách hàng đã có thể sở hữu CCCD gắn chip như thẻ thật.

Trên thực tế thì Thẻ CCCD gắn chip được sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, bảo mật tuyệt đối thông tin công dân.

Do vậy, nội dung, chi tiết cũng như ký tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD cũng tuân thủ quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng và không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi thế nào.

Ngoài ra, khi công dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip trong các giao dịch hành chính, dân sự thông qua thiết bị đọc quét chuyên dụng các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ kiểm tra thẻ CCCD và dễ dàng phát hiện thẻ giả.

Khi phát hiện ra thẻ CCCD người dân dùng là thẻ giả, thẻ đó sẽ bị thu hồi, đồng thời cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự sẽ tiến hành trao đổi, phối hợp với cơ quan công an xử lý cá nhân có hành vi vi phạm.

Mới đây, công an TP.HCM đưa ra một số điểm khác biệt giữa CCCD thật và CCCD giả để người dân có thể phân biệt.

Bộ phận trên thẻ

Căn cước công dân thật

Căn cước công dân giả

Quốc huy

Nét in đều rõ nét, màu sắc tươi đẹp

Nét in đều mờ nhòe, màu sắc đậm nhạt không đồng đều

Chip điện tử

Được làm bằng kim loại màu vàng gắn trực tiếp lên thẻ

Được in trực tiếp hoặc gắn chip từ sim điện thoại lên thẻ

Phần chữ ký và phần dấu

In rõ nét, màu sắc độc lập và tươi, đều

In mờ nhòe, không rõ nét, có nhiều màu pha lẫn và không đều

cách phân biệt căn cước công dân thật giả để tránh bị lừa đảoCách phân biệt CCCD gắn chip thật, giả (theo CA TP.HCM)

Để phân biệt CMND 9 số thật và CMND 9 số giả, người dân có thể áp dụng cách tương tự với các đặc điểm phân biệt trên.

Cách phân biệt CMND thật, giả. (Theo Công an TP.HCM)

Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cũng cho biết, CCCD gắn chip giả không thể tích hợp được những giấy tờ khác của công dân như giấy phép lái xe, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế….

Người dân có thể phát hiện được CCCD gắn chip giả bằng mắt thường. Thực tế thì CCCD gắn chip thật có nhiều đặc điểm riêng biệt liên quan đến tính bảo mật của Bộ Công an nên có sự khác biệt hoàn toàn với CCCD gắn chip giả.

Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư cũng đưa ra khuyến cáo đối với người dân là không cung cấp thông tin của bản thân cho người lạ, tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng và bị lộ lọt thông tin cá nhân.

Sử dụng CCCD gắn chip giả, phạt bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, hành vi làm giả, sử dụng thẻ CCCD giả, mua, bán thẻ CCCD sẽ bị xử phạt hành chính và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Cụ thể theo quy định tại khoản 4, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy CMND, CMND, thẻ CAND hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy CMND, CMND, thẻ CAND hoặc Giấy xác nhận số CMND giả".

Như vậy, nếu chưa đến mức xử lý hình sự, thì người mua và bán CCCD gắn chip hay CMND giả đều có thể bị phạt hành chính từ 04 - 06 triệu đồng.

Người sử dụng CCCD, CMND giả sẽ buộc phải nộp lại Giấy CMND, CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả đã sử dụng.

Người làm giả các loại giấy tờ này sẽ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do bán các loại giấy tờ giả này.

Người có hành vi làm giả các loại giấy tờ trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về:

- Tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức";

- Tội "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức"

(theo Điều 341, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo quy định tại  Điều 341 luật này thì người làm giả CCCD, CMND hoặc sử dụng CCCD, CMND giả để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị:

- Phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm.

* Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, làm từ 02 - 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;…

* Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng/tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;…

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung với tội danh là phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

Trên đây là cách phân biệt căn cước công dân thật giả để tránh bị lừa đảoNếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X