Việc có cải cách tiền lương 2024 hay không là một trong những thông tin quan trọng được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với cán bộ, công viên chức.
Cải cách tiền lương 2024 có được thực hiện không?
Năm 2022, tại Nghị quyết số 75/2022/QH15 có đề cập đến việc trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
Mới đây nhất, trong năm 2023 tại Nghị quyết Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 101/2023/QH15, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra;…
Bên cạnh đó có nội dung Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương (tháng 10/2023)
Như vậy, theo dự kiến thì lộ trình cải cách chính sách tiền lương sẽ được báo cáo Quốc hội vào tháng 10/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Lúc đó, cũng có thể xác định được thời điểm cải cách tiền lương.
Mới đây nhất, phát biểu bế mạc diễn đàn Kinh tế -Xã hội Việt Nam 2023 hôm qua 19/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề cập đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Thời điểm có thể áp dụng có thể từ 1/7/2024, nếu không có gì thay đổi.
Nhiều người băn khoăn năm 2024 có thực hiện cải cách tiền lương không?
Tại Thông tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 có hướng dẫn về xây dựng dự toán liên quan đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở.
Theo đó, năm 2024, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định.
Về lập, xây dựng dự toán NSĐP liên quan đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở thì:
Năm 2024, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định.
Trong đó, các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên:
(trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ)
- Nguồn tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý;
- Tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;
Theo tinh thần Nghị quyết 27, việc cải cách tiền lương đáng ra được thực hiện từ năm 2021. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên Hội nghị Trung ương 13 khóa XII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã chỉ đạo lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới vào thời điểm phù hợp. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ báo cáo các cấp có thẩm quyền, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội về lộ trình cải cách chính sách tiền lương. |
Chế độ tiền lương mới sau cải cách sẽ thế nào?
Bộ Nội vụ đã hoàn thiện báo cáo “kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp” để trình cấp có thẩm quyền.
Trong báo cáo này, Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27. Theo đó:
- Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp;
- Mở rộng quan hệ tiền lương;
- Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp;
- Bổ sung quỹ tiền thưởng đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo…
Trên đây là thông tin về cải cách tiền lương 2024. Nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 19006192 để được tư vấn và hỗ trợ.