hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 20/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều trị F0 tại trạm y tế lưu động, Hà Nội cần lưu ý gì?

Tại Công điện 23, Hà Nội thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trại các trạm y tế lưu động trên địa bàn xã phường, thị trấn từ 17/11. Vậy điều trị F0 theo hình thức này, Hà Nội cần lưu ý những gì?

F0 được điều trị tại 05 trạm y tế lưu động

Theo nội dung tại Công điện 23/CĐ-UBND, Hà Nội sẽ thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn từ ngày 17/11/2021 với phương châm "4 tại chỗ" do các quận, huyện, thị xã thành lập, điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.

Phương châm 4 tại chỗ bao gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

05 cơ sở thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Hà Nội:

1. Trung tâm Văn hóa, thể thao thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên với quy mô 150 giường.

2. Trường THCS Tiền Yên thuộc huyện Hoài Đức với quy mô 300 giường

3. Phòng khám đa khoa Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn với quy mô 200 giường.

4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc huyện Thanh Trì với quy mô 300 giường.

5. Trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức với quy mô 200 giường.

Sau khi thí điểm điều trị F0 tại 5 cơ sở này, thành phố sẽ mở rộng cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại cấp quận, huyện, thị xã, theo kế hoạch sẽ có khả năng đáp ứng cho tình huống có khoảng 100.000 người bệnh.

Các trạm y tế lưu động sẽ được trang bị đầy đủ các trang bị y tế, thuốc, vật tư phòng dịch, trang thiết bị văn phòng phục vụ, đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Theo Sở Y tế Hà Nội, mỗi phường, xã có một trạm y tế lưu động và dự kiến có tổng cộng 508 trạm lưu động trên toàn thành phố, trong đó 20 trạm đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

ha noi dieu tri f0
Hiện Hà Nội có 05 trạm y tế lưu động để điều trị F0. Ảnh minh họa.

Cần lưu ý gì khi điều trị F0 tại trạm y tế lưu động?

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trao đổi trên Sức khỏe & Đời sống rằng, điều trị F0 tại cơ sở từ thời điểm chỉ có vài chục đến hàng trăm ca nhiễm mới là bước đi chủ động nhưng vẫn có thể đảm bảo chặt chẽ tránh tình trạng dịch bùng phát thiếu kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc điều trị F0 tại cơ sở sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, giúp người dân được đưa đến khu cách ly điều trị sớm nhất.

Về việc Hà Nội điều trị F0 không triệu chứng, F0 nhẹ tại trạm y tế lưu động, thay vì điều trị tại nhà như ở nhiều địa phương khác đã thực hiện trước đó như Bình Dương, TP.HCM, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin trên Dân trí, cho rằng Hà Nội cho F0 không triệu chứng/triệu chứng nhẹ điều trị tại các trạm y tế lưu động có thể do lo ngại F0 điều trị ở nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho người thân.

Ngoài ra, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, Hà Nội cần lưu ý một số vấn đề trong chiến lược điều trị F0 không triệu chứng/triệu chứng nhẹ tại trạm y tế lưu động.

Đầu tiên là phải đảm bảo được năng lực về nhân lực và vật lực của các trạm y tế lưu động. Cụ thể là cần có biện pháp đào tạo đội ngũ cán bộ y tế ở các trạm y tế lưu động đáp ứng được nhiệm vụ theo dõi sức khỏe, chăm sóc, quản lý F0; nhận diện xử lý nhanh chóng, kịp thời các tình huống xảy ra.

Vì theo ông Phu, bệnh nhân Covid-19 có thể diễn tiến tình trạng nặng rất nhanh. Việc cán bộ y tế có đủ năng lực kịp thời nhận diện được dấu hiệu chuyển biến nặng để chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên là điều rất quan trọng.

Đồng thời các trạm y tế lưu động cần đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, đặc biệt là phải đủ oxy, cần lưu ý về điều kiện điều trị, sinh hoạt cho các bệnh nhân không đơn thuần là gom các F0 vào một chỗ.

Hiện, Hà Nội vẫn có số lượng F0 không quá nhiều nên có thể áp dụng việc điều trị tại các trạm y tế lưu động. Tuy nhiên cần đảm bảo không quá tải tại các trạm này, cầ có phương án điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi F0 tăng mạnh, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.

Ngoài những lưu ý về điều trị F0 tại trạm y tế lưu động, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng nên áp dụng cách ly tại nhà với tất cả F1 đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thay vì chỉ 4 nhóm: trẻ em, người già, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai như hiện nay.

Cách ly tại nhà, người dân có tâm lý có thể thoải mái hơn khi ở nhà và nếu thực hiện nghiêm chỉnh thì ít có khả năng lây nhiễm chéo hơn cách ly tập trung.

Đồng thời, việc cách ly F1 tại nhà sẽ tránh quá tải cho các khu cách ly, giảm thiểu ảnh hưởng về tinh thần cũng như kinh tế của người thuộc diện cách ly.

Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP HCM cho rằng Hà Nội thành lập các trạm y tế lưu động kịp thời giúp chủ động ứng phó với Covid-19. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý yêu cầu về nhân lực y tế, trang thiết bị và hỗ trợ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc Hà Nội điều trị F0 tại trạm y tế lưu động. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X