Mới đây, chiều 05/02/2022, trên địa bàn tình Hà Tĩnh xảy ra một vụ án mạng thương tâm. Nạn nhân là một bé trai hơn 2 tháng tuổi. Nguyên nhân ban đầu đươc xác định là mẹ bé bị trầm cảm sau sinh nên đã dùng dao chém cháu bé.
Sau quá trình tìm kiếm, lực lượng chức năng cũng đã tìm thấy chị H. đang ở khu vực cạnh bờ sông, trong tình trạng hoảng loạn. “Nguyên nhân ban đầu được xác định người mẹ bị trầm cảm sau sinh nên có thể đã dùng dao sát hại con trai 2 tháng tuổi”, lãnh đạo UBND xã Hương Giang thông tin. Cũng theo lãnh đạo UBND xã Hương Giang, vợ chồng chị H. đã có với nhau 2 người con trai. Trước và sau khi sinh bé trai thứ 2, gia đình phát hiện chị H. có nhiều biểu hiện khác thường do bị trầm cảm.
Giết con 2 tháng tuổi thì phạm tội giết người hay giết con mới đẻ?
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc.Tuy nhiên, nếu có bằng chứng cho rằng chị H là người ra tay giết con trai hơn 2 tháng tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bởi, theo quy định hiện hành, Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại Điều 124 chỉ áp dụng với việc người mẹ giết con trong 07 ngày tuổi. Cụ thể, tội này áp dụng với người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.Đối với Tội giết người, người mẹ có tình tiết giết người dưới 16 tuổi nên đối mặt khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
...
5 ngày Tết, liên tiếp xảy ra 2 vụ mẹ trầm cảm giết con (Ảnh minh họa)
Bị trầm cảm có được miễn trách nhiệm hình sự?
Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Có thể chia việc bị trầm cảm thành 02 trường hợp như sau:- Nếu trầm cảm dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình: khi thực hiện hành vi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nếu trầm cảm nhưng không làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu người đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.Tuy nhiên, việc xác định một người có bị mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi hay không không phải dựa vào ý chí chủ quan của Tòa án hay cơ quan điều tra mà bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Cụ thể, Điều 206 Bộ luật Hình sự quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ...Nếu qua trưng cầu giám định phát hiện người phạm tội bị trầm cảm dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu bị trầm cảm nhưng vẫn có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Theo Điều 54 Bộ luật Hình sự, khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.