hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 12/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sắp hỗ trợ cho người lao động quay lại làm việc, đúng không?

Thời gian vừa qua, do dịch Covid-19 có những diễn biến khó lường, nhiều lao động đã bỏ lại thành phố để trở về quê hương. Liệu sắp tới, có gói hỗ trợ nào dành cho họ nếu họ quay lại làm việc?

Tại sao cần hỗ trợ cho người lao động quay lại làm việc?

Thời gian trước, chúng tôi đã có bài chia sẻ: Sau giãn cách, tại sao TP. HCM muốn giữ người dân ở lại?

Cũng như TP. HCM, các địa phương cũng muốn người lao động ở lại để phục hồi kinh tế.

Khi số lao động "ùn ùn" rời thành phố, dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Theo ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), nhiều người lao động rời khỏi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai trong bối cảnh cạn kiệt và không còn thu nhập. Nếu quay trở lại làm việc khi vẫn còn rủi ro, lao động sẽ rất đắn đo. Đặc biệt, tâm lý người lao động quay về quê thời điểm cuối năm, họ sẽ ở lại quê ăn Tết chứ không quay lại trong vòng mấy tháng khi thành phố chưa đảm bảo mức độ an toàn về dịch bệnh.

Trong khi chi phí để doanh nghiệp dịch chuyển lao động là rất cao, không khó nhận thấy xu hướng đứt gãy của thị trường lao động lúc này.

Theo ông Bình, hiện nay đã có chính sách xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp nhưng việc triển khai trên thực tế còn chậm. Bởi vậy, lao động không an cư lạc nghiệp mà luôn ở trạng thái ngụ cư. Vì thế, doanh nghiệp thiếu lực lượng lực lao động có thể phấn đấu, an tâm ở tại địa phương.

sap ho tro cho nguoi lao dong quay lai lam viec
Việc người lao động rời thành phố gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Kế hoạch về gói hỗ trợ cho người lao động quay lại làm việc

Sáng 11/11/2021 tại phiên chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi nói về câu chuyện người người lao động từ một số địa bàn, chủ yếu khu miền Đông Nam Bộ về các tỉnh đã cho biết, phải làm sao vừa giải quyết câu chuyện lao động phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo quyền lợi của công nhân và gia đình họ.

Theo Phó Thủ tướng, số lao động từ các khu vực dịch chuyển 1,3 triệu người gồm một số đối tượng chủ yếu sau:

- Người lao động có hợp đồng chính quy, tương đối ổn định và dài hạn, làm việc ở các doanh nghiệp lớn: trong đợt dịch, cơ bản các doanh nghiệp vẫn trả 1 phần lương cho đối tượng này nên đa số có thể quay lại/

- Người lao động, công nhân làm việc ở xí nghiệp nhỏ, công trường... Họ là những lao động không dài hạn và có tính thời vụ: Đối tượng này thì người thuê lao động không có cam kết dài hạn đến lúc nào quay lại.

-  Lao động tự do: Số lượng rất lớn.

- Người đi theo: Gồm người nhà của người lao động vào trông con, trông cháu cho người lao động đi lao động.

- Người lao động khác.
Phó Thủ tướng cho rằng, để giải quyết việc người lao động quay lại làm việc có 2 vấn đề cần giải quyết:

- Dập dịch;

- Mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học.

- Có sự hỗ trợ về đi lại về nhà trọ.

Vì những lý do trên, Phó Thủ tướng đề nghị, ngoài những gói hỗ trợ đã có, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, cùng các địa phương có gói hỗ trợ riêng cho người lao động quay lại làm việc, kể cả người nhà đi theo và trông con.

Ông đề nghị phải có chương trình không chỉ xây dựng nhà ở cho người lao động, mà cũng phải xem xét từng bước để cơ cấu lại sản xuất và lao động...

Như vậy, có thể sắp tới sẽ có gói hỗ trợ cho người lao động quay lại làm việc để tránh tạo áp lực về thiêu lao động lên doanh nghiệp. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X