Theo ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hai nghệ sĩ vướng cáo buộc hiếp dâm tại Tây Ban Nha là Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh đã về Việt Nam vào chiều 07/8/2022.
Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng đối mặt mức phạt nào tại cơ quan?
Trước khi ra nước ngoài và dính cáo buộc hiếp dâm tại tây Ban Nha, Hồng Đăng thuộc quản lý của Nhà hát Kịch Hà Nội và Hồ Hoài Anh thuộc biên chế viên chức của Học viện Âm nhạc Quốc gia.
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đi nước ngoài không xin phép. Nhà trường (thời điểm tháng 07/2022) hiện nay vẫn chưa hoàn tất công tác tuyển sinh nên cán bộ, giảng viên vẫn phải làm việc.
Hiện nay, ông chưa nhận được thông tin hai nghệ sĩ đã về nước từ các cơ quan chức năng và cũng chưa nhận được thông tin từ gia đình giảng viên, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh. Phía Học viện chưa có phương án xử lý cụ thể.Với trường hợp của Hồng Đăng, NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, Hồng Đăng đã vi phạm quản lý cán bộ viên chức của cơ quan, vì thế sẽ xin ý kiến của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao để có hướng xử lý cụ thể. Ông nói thêm, việc không xin phép khi ra nước ngoài của Hồng Đăng là sai. Chắc chắn Hồng Đăng phải chịu hình thức kỷ luật của Nhà hát.
Trước đó ngày 04/7, NSND Trung Hiếu thông tin, đã gửi báo cáo về trường hợp Hồng Đăng đi nước ngoài không xin phép. “Lê Hồng Đăng là diễn viên thuộc biên chế Nhà hát Kịch Hà Nội. Nhà hát Kịch Hà Nội không cử cán bộ và cũng không có chuyến đi công tác nào tại châu Âu”.Hiên nay, Điều 13 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động.
Pháp luật về viên chức cũng không có quy định cấm viên chức đi nước ngoài hoặc nếu đi nước ngoài thì phải xin phép. Tuy nhiên, viên chức còn phải tuân theo nội quy cơ quan, đơn vị. Qua thông tin trả lời báo chí của Nhà hát Kịch Hà Nội và Học viện Âm nhạc Quốc gia thì khả năng cao, nội quy 02 cơ quan này đều yêu cầu phải xin phép nếu đi nước ngoài. Ngoài ra, cả hai người đều đã vắng mặt tại cơ quan đến 1,5 tháng mà không được phép.
Đối chiếu với Nghị định 112/2020/NĐ-CP, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản thì áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách nếu hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị cảnh cáo; nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.Về phía Đảng, nếu 02 người này là Đảng viên mà ra nước ngoài không xin phép sẽ bị kỷ luật theo Quy định 69-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Theo Điều 34 Quy định 69, những vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài sẽ bị xử lý như sau:
- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:+ Nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền.
+ Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt...- Trường hợp đã kỷ luật khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Như vậy, hình thức kỷ luật cao nhất mà Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng phải đối mặt tại cơ quan chủ quản là buộc thôi việc.
Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh vừa về nước chiều 07/8/2022 (Ảnh minh họa)
Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh có vô tội không?
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha, ngày 3/8/2022, Tòa án đã trả hộ chiếu cho hai công dân Việt Nam do đã có luật sư người địa phương đại diện liên lạc với toà án. Hiện hai công dân nói trên đã rời Tây Ban Nha. Quá trình điều tra vụ việc vẫn đang được tiếp tục.