Sau nhiều lần trì hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid, thì mốc thời gian về cải cách tiền lương cụ thể như thế nào, bao giờ thực hiện được đông đảo cán bộ, công viên chức quan tâm.
Mốc thời gian về cải cách tiền lương công viên chức cần biết
Theo tinh thần của Nghị quyết 27, dự kiến từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Theo đó, Nghị quyết 27 đã nêu rõ lộ trình tiền lương đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Và trong năm 2021:
- Đối với khu vực công
Từ năm 2021: áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Năm 2021: tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đối với khu vực doanh nghiệp thì từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng covid-19 mà việc cải cách tiền lương chưa thực hiện được và phải lùi lại nhiều lần và trong năm 2023 chưa thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên trong năm nay, sẽ có báo cáo cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện chính sách này.
Tại kỳ họp thứ 4 thông qua Nghị quyết 75/2022/QH15 có đề cập đến nội dung:
Trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
Và mới đây nhất, tại Nghị quyết 144/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị nhằm hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16/9/2023.
Như vậy, lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương sẽ được báo cáo trước 16/9, có thể là trong hôm nay, 15/9/2023. Và dự kiến tháng 10/2023 trong kỳ họp Quốc hội Chính phủ sẽ trình lộ trình cải cách tiền lương công chức theo Nghị quyết 27 lên Quốc hội. Lúc đó, chúng ta sẽ biết mốc thời gian cải cách tiền lương cụ thể như thế nào?
Dự kiến sẽ có mốc thời gian cụ thể về cải cách tiền lương trong tháng 10/2023.
Áp dụng chế độ tiền lương mới: Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 27 là sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới. Cụ thể:
1 - Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
2 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
3 - Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
4 - Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
5 - Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Theo Nghị quyết 27 thì 7 khoản phụ cấp được tiếp tục áp dụng gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp theo nghề
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt khi thực hiện cải cách tiền lương, một số khoản phụ cấp sẽ không còn được áp dụng đối với cán bộ công viên chức như trước đây.
Cách tính tiền lương công chức khi chưa thực hiện cải cách tiền lương Năm 2023, tiền lương công chức vẫn tính theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, theo công thức. Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở Trong đó, 2 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 như sau: - Từ 01/01/2023 – 30/6/2023: Lương cơ sở ở mức 1.490.000 đồng/tháng. - Từ 01/7/2023: Lương cơ sở ở mức 1.800.000 đồng/tháng. |
Trên đây là thông tin về mốc thời gian về cải cách tiền lương. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.