hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào trong dòng lịch sử?

Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta. Vậy “nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?” Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang có cơ cấu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang có cơ cấu như thế nào?
  • Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước Văn Lang
  • Đời sống vật chất
  • Đời sống tinh thần

Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

Nhà nước Văn Lang là một dấu mốc trong lịch sử 

Vào khoảng thế kỷ VII TCN, nhà nước Văn Lang được ra đời. Đây được xem là nhà nước đầu tiên của nước ta. Truyền thuyết ghi lại rằng nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN. Có nghĩa là thời kỳ của các vị vua Hùng cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm. 

Tên gọi Văn Lang có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang. Theo đó tổ tiên của người dân Mường là con chim ay và ua. Vùng đất Mê Linh là tên gọi bắt nguồn từ loài chim có tên Mling. Còn vùng đất Bạch Hạc giống với biểu tượng con chim trắng nhảy múa trên cánh đồng, ta có thể thấy hoạ tiết này trên trống đồng Đông Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Lãnh thổ nhà nước Văn Lang nằm trên khu vực ven các sông lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ. Ban đầu là những bộ lạc dưới quyền cai quản của các thủ lĩnh, các bộ lạc này có nhiều điểm tương đồng như các sinh hoạt, tiếng nói, cách thức sản xuất,...

Giữa các chiềng, chạ dần xảy ra mâu thuẫn do quyền lợi của người dân không đồng đều như là sự phân chia của cải, sự phân công lao động. Mặt khác ở ven các con sông lớn nên việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa lũ đến.

Theo sử sách có ghi lại kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Bạc Hầu nay là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Đây là vùng đất địa linh, có các yếu tố cần thiết để phát triển nông nghiệp lúa nước.

Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tự là Hùng Vương, các đời vua nối nghiệp đều lấy danh hiệu đó.

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang có cơ cấu như thế nào?

Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, Hùng Vương là niên hiệu chung của tất cả các đời vua. Nhà Vua là người có quyền lực tối cao, dưới quyền là các Lạc hầu, Lạc tướng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho nhà vua. Cả nước được chia thành 15 bộ, Lạc tướng là người đứng đầu các bộ. Dưới bộ là các chiềng chạ, Bồ chính là người cai quản các Chiềng, Chạ.

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang có có cấu đơn giản

Nhà nước Văn Lang còn sơ khai chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh xảy ra các vua Hùng và các Lạc tướng kêu gọi, huy động lực lượng thanh niên ở các chiềng chạ tập hợp lại để chống lại quân thù. Vũ khí ở thời kỳ này sử dụng cho chiến tranh chủ yếu là các loại vũ khí thô sơ như: gậy gộc, đá, một số vũ khí bằng đồng.

Nước Văn lang tồn tại và phát triển qua 18 đời vua:

  • Người sáng lập ra đất nước là vua Viễn tổ Kinh Dương Vương

  • Vua cao tổ Lạc Long Quân

  • Vua Hùng Quốc Vương

  • Vua Hùng Diệp Vương Bảo Lang

  • Vua Hùng Huy Vương Viên Lang

  • Vua Hùng Huy Vương Pháp Hải Lang

  • Vua Hùng Chiêu Vương Tiên Lang

  • Vua Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang

  • Vua Hùng Duy Vương Quốc Lang

  • Vua Hùng Uy Vương Vương Hùng Hải Lang

  • Vua Hùng Chính Vương Hùng Đức Lang

  • Vua Hùng Việt Vương Đức Hiền Lang

  • Vua Hùng Việt Vương Tuấn Lang

  • Vua Hùng Anh Vương Châu Nhân Lang

  • Vua Hùng Chiêu Vương Cảnh Chân Lang

  • Vua Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang

  • Vua Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang

  • Vua Hùng Duệ Vương Huệ Lang

Để dễ bề cai trị cả nước được chia nhỏ thành 15 bộ đó là: Văn Lang, Châu Diên, Phúc Lộc, Tần Hưng, Vũ Ninh, Vũ Định, Lục Hải, Ninh Hải, Dương Tuyền, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường, Bình Văn.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước Văn Lang

Nhà nước Văn Lang ra đời sớm từ thuở còn sơ khai nên cuộc sống của người dân còn đơn sơ, mang nhiều yếu tố nguyên thuỷ. Để hiểu hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người dân Văn Lang các bạn cùng theo dõi tiếp nhé.

Đời sống vật chất

Đời sống vật chất của người dân nước Văn Lang

Đời sống vật chất của người dân nước Văn Lang

  • Kinh tế: Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, kết hợp thêm đánh bắt cá trên sông suối.

  • Thức ăn:

Ở thời kỳ này gạo tẻ và gạo nếp là hai loại gạo chính được sử dụng phổ biến. Ngoài ra trong bữa ăn còn có cá, tôm, cua,... là các loài động vật người dân bắt được ở sông suối. Dưa, cà, củ kiệu muối cũng được đưa vào bữa ăn hàng ngày của người dân.

Trong những ngày tết, những ngày hội thì người dân đã biết làm các loại bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết kể lại rằng vào đời vua Hùng Vương thứ 6 nhà Vua đã ra sắc lệnh ai mang đến vật phẩm làm vừa lòng nhà Vua thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Lang Liêu người con thứ 18 được thần báo mộng đã làm ra bánh chưng và bánh giầy và được truyền ngôi vua.

  • Nhà ở:

Nhà ở được làm theo lối kiến trúc nhà sàn nhằm tránh thú giữ và để sưởi ấm vào mùa đông. Các cung điện của nhà Vua cũng được làm theo lối kiến trúc này.

  • Cách ăn mặc:

Bình thường con gái thường mặc váy ngắn và có yếm che ngực, con trai thì đóng khố. Vào những ngày lễ, ngày hội con gái sẽ mặc váy xòe làm từ lông chim, con trai mặc quần áo dài, bên cạnh đó họ cũng sử dụng các vật trang sức như đầu chít khăn cài lông chim, vòng đeo tay, tai đeo hoa. Các tập tục ngày lễ trên nhằm mục đích thể hiện sự tôn kính với thần linh.

Đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần của người dân nước Văn Lang

Đời sống tinh thần của người dân nước Văn Lang

  • Văn hoá thờ cúng tổ tiên, thần linh có từ sớm. Người dân rất sùng bái tự nhiên, họ thờ các vị thần như thần Mặt trời, thần Sông, thần Núi,...Thể hiện mong muốn về một cuộc sống ấm no và mùa màng bội thu.

  • Người dân đã biết trang trí nhà cửa của minh, thích các món đồ trang sức, thích ca hát nhảy múa vào những ngày lễ hội. 

  • Đồ vật bằng đồng rất phát triển ở thời kỳ này, Điển hình là trống đồng Đông Sơn với các hoạ tiết tinh xảo, khắc hoạ lại cuộc sống sinh hoạt và đời sống sản xuất của người dân.

  • Các loại nhạc cụ như kèn, sáo, trống, cồng, chiêng,... cũng đã được người dân sử dụng phổ biến. Các khúc hát, ca dao tục ngữ cũng làm cho đời sống văn hoá tinh thần của người dân trở nên phong phú, đa dạng.

  • Ở thời kỳ này người dân có tục lệ ăn trầu, nhuộm răng đen và xăm mình. Sử dụng vỏ cây để làm quần áo và biết se sợi bằng dụng cụ đất nung.

Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Nhà nước Văn Lang ra đời là cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời nhà nước đầu tiên của nước ta.  Vậy nhà nước Văn Lang ra đời đã mang lại những ý nghĩa gì? cùng đọc tiếp bài viết nhé!

  • Mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên dựng nước và giữ nước của người Việt.

  • Phát triển nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng.

  • Thể hiện truyền thống lịch sử nhà nước cổ đại hình thành và phát triển lâu đời của người Việt.

  • Là tiền đề để các nhà nước ra đời sau kế thừa và phát triển dựa trên những thành tựu đã có.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ngoài ra bài viết còn nêu thêm một số thông tin về cuộc sống và sinh hoạt của người dân ở thời kỳ này. Hy vọng rằng bài đọc đã khơi dậy niềm tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc trong lòng mỗi chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

X