hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 11/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thanh Hóa: Trẻ bị tiêm vắc xin hết hạn được bồi thường thế nào?

Sự việc tiêm vắc xin hết hạn tại Thanh Hóa trong những ngày vừa qua đã réo lên hồi chuông cảnh tỉnh về quy trình, trách nhiệm của cơ sở y tế khi tiến hành chăm sóc sức khỏe cho người dân. Vậy người bị tiêm vắc xin hết hạn được bồi thường thế nào?

Sáng ngày 9/5, Trạm Y tế Thăng Bình - huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã tiêm vắc xin Hexaxim mũi đầu tiên (vaccine 6 trong 1) quá hạn từ tháng 3/2023 cho 4/6 trẻ từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi. Hiện các em đang được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa.

Ai phải chịu trách nhiệm khi dùng vắc xin hết hạn tiêm cho người dân?

Theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cơ sở y tế tiến hành sử dụng vắc xin hết hạn để tiêm cho người dân sẽ phải chịu trách nhiệm, cụ thể như sau:

+ Bị phạt hành chính: từ 60-80 triệu đồng;

+ Cơ sở bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động tối đa 03 tháng;

+ Buộc tiêu hủy toàn bộ sô vắc xin hết hạn.

(Căn cứ: khoản 6, khoản 5 của Điều 4 và điểm b khoản 8 Điều 9 của Nghị định 117 nêu trên).

Bị tiêm vắc xin hết hạn được bồi thường ra sao?

Những người gặp biến chứng do tiêm vắc xin hết hạn có được bồi thường?Những người gặp biến chứng sau khi tiêm vắc xin hết hạn có được bồi thường? Bồi thường thế nào?

Đối với những người gặp biến chứng sau khi tiêm vắc xin hết hạn thì sẽ được bồi thường theo hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP như sau:

Chi phí khám, chữa bệnh

- Trường hợp người gặp biến chứng vắc xin được Nhà nước bồi thường mà có thẻ BHYT: chi phí khám, chữa bệnh sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về BHYT dựa trên phạm vi, mức hưởng của người tham gia bảo hiểm.

Phần chi phí mà người đó phải đồng chi trả cùng các dịch vụ khám, chữa bệnh vượt hoặc ngoài phạm vi thanh toán của BHYT thì được thanh toán theo hóa đơn (tuy nhiên, mức tối đa không được vượt quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế).

- Nếu người gặp biến chứng sau tiêm chủng vắc xin được Nhà nước bồi thường mà không có thẻ BHYT: chi phí khám, chữa bệnh, vận chuyển bệnh nhân…được thực hiện theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có kèm hóa đơn.

- Trường hợp người gặp biến chứng sau tiêm vắc xin được Nhà nước bồi thường phải nhập viện mà phát hiện thêm các bệnh khác không liên quan đến tiêm chủng thì người đó thanh toán tiền khám và điều trị bệnh đó.

Nếu người này có thẻ BHYT, việc trả tiền khám, chữa bệnh của bệnh phát sinh đó sẽ áp dụng theo các quy định về bảo hiểm y tế.

Thiệt hại do bị mất, bị giảm sút thu nhập

Ngoài bồi thường chi phí khám chữa bệnh theo quy định, người có biến chứng sau khi tiêm vắc xin hết hạn cùng thân nhân gia đình còn được đền bù thiệt hại do mất/thu nhập giảm sút. Cụ thể:

- Hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 01 người phải nghỉ việc không hưởng lương cho trường hợp được Nhà nước bồi thường theo công thức sau:

Mức hỗ trợ =

Mức lương đóng BHXH của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc bệnh nhân

x

Số ngày chăm sóc thực tế

22 ngày

- Nếu người chăm sóc không xác định được thu nhập thực tế thì mức hỗ trợ này được xác định như sau:

Mức hỗ trợ =

Mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú vào thời điểm giải quyết bồi thường

x

Số ngày chăm sóc thực tế

22 ngày

Bồi thường khi người tiêm vắc xin hết hạn bị di chứng dẫn đến khuyết tật

Trong trường hợp này, người bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí khám, chữa bệnh, bồi thường thiệt hại do thu nhập bị giảm sút.

Mức lương cơ sở tính đến nay đang được áp theo mức 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, nếu tiêm vaccine hết hạn dẫn đến bị khuyết tật thì người bị tiêm được bồi thường 44,7 triệu đồng.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề tiêm vắc xin hết hạn được bồi thường thế nào? Nếu còn câu hỏi thắc mắc khác, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X