Việc sang tên giấy tờ xe khi mua xe cũ giúp người dân thuận tiện trong việc di chuyển, giao dịch. Tuy nhiên, từ năm 2022, nếu thuộc trường hợp này sẽ không được sang tên giấy tờ xe.
Năm 2022, không được sang tên xe không có giấy tờ mua bán
Khoản 3 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định như sau:3. Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.
Như vậy, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết 31/12/2021. Theo đó, thủ tục này chỉ còn hơn một tháng nữa là sẽ hết hạn.
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, Điều 19 của Thông tư 58 quy định đăng ký xe qua nhiều đời chủ có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 và kết thúc ngày 31/12/2021. Do đó, kể từ ngày 01/01/2022, người dân đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển nhượng sẽ không được làm thủ tục chuyển tên trong giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) sang tên của mình.
Như vậy, từ năm 2022, trường hợp xe không có Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồng mua bán không hợp lệ như không có công chứng, chứng thực không được sang tên giấy tờ xe. Vì thế, người mua xe có thể gặp nhiều rắc rối do đi xe "không chính chủ".
Từ 2022, việc sang tên xe bị "siết" (Ảnh minh họa)
Đi xe "không chính chủ" gặp rắc rối gì?
Những rắc rối khi đi xe "không chính chủ" không chỉ dành riêng cho chủ xe mà còn cho cả người bán xe.
Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội) thông tin, khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.
Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.
Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.
Chưa hết, xe không chính chủ khiến người chủ mới và chủ cũ đều gặp rắc rối và lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn trong công tác giải quyết tai nạn giao thông, xử phạt nguội vi phạm giao thông.
Theo Nghị định 100/2019:
Tuy nhiên, việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử lý khi:4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
...
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Qua công tác đăng ký xe.
Trên đây là trường hợp không được sang tên xe từ năm 2022. Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.