Từ tháng 11/2021, nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho học sinh. Nếu học sinh bị tử vong do tiêm vắc xin, gia đình sẽ nhận được bồi thường thế nào?
Đối với những người gặp "rủi ro" sau tiêm chủng, sẽ được bồi thường.
Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin
Theo Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin như sau:Ngoài ra, Nghị định 104/2016 quy định việc bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng như sau:5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế và người làm công tác tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có lỗi trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra tai biến cho người được sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của pháp luật.
6. Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Các trường hợp được bồi thường
1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
b) Người được tiêm chủng bị tử vong.
Các quy định trên đều cho thấy việc tiêm chủng dẫn đến tử vong được bồi thường trong trường hợp tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
Người tử vong do tiêm vắc xin Covid-19 có được bồi thường? (Ảnh minh họa)
Mức bồi thường khi tử vong do tiêm vắc xin là bao nhiêu?
Theo giải thích tại Nghị định 104:
Như vậy, tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 chính là tiêm chủng chống dịch. Và vì thế, nếu học sinh tham gia việc tiêm chủng chống dịch Covid-19 mà tử vong thì được bồi thường.2. Tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.
Điều 16 Nghị định 104/2016 quy định mức bồi thường như sau:
Như vậy, học sinh bị tử vong do tiêm vắc xin Covid-19 được bồi thường như sau:2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;
b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:
a) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Phần chi phí mà đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn (mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);
b) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo;
c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người này có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
4. Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút:
a) Hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 01 người phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường thì được hỗ trợ theo thu nhập thực tế bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước liền kề, cụ thể:
Mức hỗ trợ =
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương
x
Số ngày chăm sóc thực tế
22 ngày
b) Nếu người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà không xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ =
Mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường
x
Số ngày chăm sóc thực tế
22 ngày
c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa. Mức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho người chăm sóc được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
- Các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong;
- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở (hiện nay tương đương 14.900.000 đồng)
- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
- Các chi phí của người đi chăm sóc do thu nhập bị mất hoặc giảm sút.Chẳng hạn, sau khi tiêm mà người tiêm tử vong ngay thì nhận được bồi thường ít nhất 114.900.000 đồng.
Nếu việc tử vong này do cán bộ tiêm chủng hay do đơn vị bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế gây ra thì những đối tượng này phải bồi hoàn cho Nhà nước.
Trên đây là thông tin về việc học sinh tử vong do tiêm vắc xin Covid-19 có được bồi thường? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.