hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 12/07/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của VKSND

Ngày 29/6/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 304/QĐ-VKSTC về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND).

Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường

- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường;

- Xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường;

- Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường;

- Cử người giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại;

- Tạm ứng kinh phí để bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần và những thiệt hại tính được ngay mà không cần xác minh;

- Xác minh thiệt hại; Định giá tài sản xác minh thiệt hại; Báo cáo xác minh thiệt hại;

- Tổ chức thương lượng mức bồi thường;

- Ra quyết định giải quyết bồi thường.

Trường hợp không thỏa thuận được mức bồi thường, một trong hai bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Lúc này, VKSND có thể tham gia tố tụng với tư cách bị đơn.

Giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND

Giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND

Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản yêu cầu bồi thường;

- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật xác định rõ người bị thiệt hại thuộc một trong các trường hợp được Nhà nước bồi thường;

- Tài liệu chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;

- Tài liệu chứng minh nhân thân của người yêu cầu bồi thường và chứng minh tư cách là người đại diện hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp yêu cầu bồi thường;

- Tài liệu chứng minh các thiệt hại yêu cầu bồi thường;

- Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu bồi thường (nếu có).

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.

Tin cùng chủ đề

Thông báo văn bản mới

X