hieuluat
Chia sẻ email

Từ 2022, đi xuất khẩu lao động không phải nộp tiền môi giới

Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020 và có hiệu lực từ 01/01/2022. Trong đó quy định cụ thể về những quyền lợi, nghĩa vụ của người đi làm việc ở nước ngoài.

Không phải đóng BHXH, thuế TNCN 2 lần

Các quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật. Trong đó điểm g quy định:

Người đi làm việc ở nước ngoài không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở VIệt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.


Được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bị quấy rối tình dục

Đây cũng là một quyền lợi mới đối với những người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo điểm đ khoản 1 Điều 9, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. 

di xuat khau lao dong khong can nop tien moi gioi


Về nước phải báo với cơ quan đăng ký cư trú

 Điểm g khoản 2 Điều 6 của Luật yêu cầu người đi làm việc ở nước ngoài phải về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

Đặc biệt, phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhập cảnh.


Đi làm việc ở nước ngoài không phải nộp tiền môi giới

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 7 của Luật.

Trong đó đáng chú ý là quy định tại khoản 8: “Nghiêm cấm thu tiền môi giới của người lao động”.

Với quy định trên, từ năm 2022, người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không phải nộp bất cứ khoản tiền môi giới nào.


Không được sang nước ngoài làm nghề massage

Khoản 12 Điều 7 quy định 7 công việc lao động Việt Nam không được sang làm ở nước ngoài, trong đó có:

- Massage,

- Công việc phải tiếp xúc với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu…

- Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ;

- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;

- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả…

Những công việc bị cấm này vẫn được giữ nguyên như quy định hiện hành tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP.


Không được làm việc ở nơi có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm

Có 04 khu vực ở nước ngoài người lao động Việt Nam không được sang làm việc, theo khoản 13 Điều 7, gồm:

- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

- Khu vực đang bị nhiễm xạ;

- Khu vực đang bị nhiễm độc

- Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Trên đây là một số lưu ý với người đi xuất khẩu lao động từ năm 2021, trong đó đáng chú ý là quy định đi xuất khẩu lao động không phải nộp tiền môi giới. Người lao động cần biết rõ quy định mới này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

hieuluat.vn

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi
Chưa

Tin cùng chủ đề

Thông báo văn bản mới