hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 04/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Quy mô đô thị hóa không ngừng tăng lên hàng năm. Vậy đối với nước ta, những ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua thông tin bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
  • Đô thị hóa là gì?
  • Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?
  • Tăng trưởng kinh tế
  • Chuyển dịch cơ cấu dân cư
  • Giải quyết tình trạng thất nghiệp 

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là quá trình diện tích đô thị được mở rộng không ngừng. Đô thị hóa được tính trên tỷ lệ phần trăm giữa dân số hoặc diện tích của đô thị trên tổng dân số hoặc diện tích của quốc gia.

Ngoài ra, đô thị hóa còn được thể hiện ở các mặt như chất lượng đời sống nhân dân, mật độ dân số,... Theo thống kê, mức độ đô thị hóa ở các nước phát triển có sự chênh lệch khá lớn so với các nước phát triển, cụ thể có khoảng hơn 80% các quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa ở mức cao.

Quy mô đô thị hóa ngày càng được mở rộng
Quy mô đô thị hóa ngày càng được mở rộng

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là sự tác động theo chiều hướng tốt ảnh đến đời sống của người dân cũng như quá trình phát triển của quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế

Đô thị hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, đây là một trong những yếu tố dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở vùng nào thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đó sẽ phát triển nhanh hơn.

Chuyển dịch cơ cấu dân cư

Phân bố dân cư có sự thay đổi bởi ảnh hưởng của đô thị hóa, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu dân cư. Dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị với mật độ dân số cao. Ngược lại, ở các khu vực nông thôn và miền núi dân cư có số lượng ít và thưa thớt.

Giải quyết tình trạng thất nghiệp 

Đô thị hóa giúp tình trạng thiếu việc làm, thừa lao động được cải thiện đáng kể. Nhu cầu lao động của các đô thị luôn rất lớn, thu hút một lượng lớn lao động ở các vùng khác đến để làm việc.

Thị trường tiêu thụ và sản xuất được mở rộng

Do số lượng dân cư đông đúc, nhu cầu về việc sản xuất và sử dụng hàng hóa trên thị trường cũng càng lớn. Thị trường tiêu thụ và sản xuất theo đó cũng mở rộng theo để đáp ứng đủ cho nhu cầu người dân.

Đô thị hóa đẩy mạnh tốc độ mở rộng quy mô thị trường kinh tế của quốc gia mở, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân, quy mô sản xuất cũng được thúc đẩy mở rộng hơn.

Chất lượng cơ sở hạ tầng được hoàn thiện và nâng cao

Để đáp ứng cho việc ăn ở và đi lại của người dân được thuận tiện hơn, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và ngày càng hiện đại hơn. Ở các vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao, các tòa nhà cao tầng xuất hiện ngày càng dày đặc, đường xá, cầu cống ngày càng được hoàn thiện cho việc đi lại được dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

Dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Các khu vực đô thị dễ dàng thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài do số lượng dân cư, đông, thị trường lao động rộng lớn, cùng cơ sở hạ tầng hiện đại thích hợp cho việc đầu tư, phát triển kinh tế.

Chất lượng cơ sở hạ tầng được nâng cao nhờ quá trình đô thị hóa
Chất lượng cơ sở hạ tầng được nâng cao nhờ quá trình đô thị hóa


Những ảnh hưởng tích cực mà đô thị hóa mang đến cho nước ta

Đô thị hóa mang lại cho Việt Nam những ích lợi đối với việc phát triển đất nước, ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh. Theo số liệu thống kê, các tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội,..

Đây đều là những tỉnh thành có kinh tế phát triển vượt bậc, hằng năm đều đóng góp doanh thu kinh tế về cho Ngân sách Nhà nước ở mức đáng kể. Để đạt được những thành tựu đó, tốc độ đô thị hóa nhanh chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên.

Các tỉnh thành này có số lượng dân cư đông đúc, mật độ dân số cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và hoàn thiện liên tục. Mỗi năm, đều có một số lượng lớn lao động từ các vùng khác đến và nhập cư ở các tỉnh thành này. Thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài cho thị trường Việt Nam.

Các đô thị ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với họ, đây chính là thị trường tiềm năng thích hợp để đầu tư, kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản ở các tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương ngày càng nhiều.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh này luôn nằm trong top đầu cả nước. Ngoài ra, các đô thị hóa còn thu hút một lượng lớn dân cư lao động từ các vùng khác đến.

Từ đó, tình trạng thất nghiệp của người dân ở trong nước được cải thiện rõ rệt. Dân cư tụ tập đông đúc sẽ dẫn tới quy mô thị trường sản xuất, tiêu thụ nước ta mở rộng ra. Từ đó, hoạt động kinh tế sẽ được đẩy mạnh và phát triển hơn.

Đô thị hóa cũng tác động đến lối sống, sinh hoạt của người dân. Quan điểm, ý thức của người dân về các vấn đề y tế, giáo dục ngày càng được coi trọng. Chất lượng y tế, giáo dục ở các đô thị cũng vì đó mà được nâng cao hơn.

Đối với nước ta, ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là sự góp phần vào quá trình phát triển đất nước
Đối với nước ta, ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là góp phần vào quá trình phát triển đất nước

Quá trình đô thị hóa bao gồm những đặc điểm nào?

Đô thị hóa có những đặc điểm sau đây:

Sự gia tăng dân số

Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất của quá trình đô thị hóa là dân số tăng nhanh một cách chóng mặt. Phần lớn dân số tăng nhanh không phải là do tỷ lệ sinh cao mà là sự di chuyển ồ ạt của dân cư vùng khác đến.

Do đô thị là nơi có thị trường việc làm màu mỡ, nhu cầu lao động lúc nào cũng ở tình trạng cần, cho nên số lượng dân cư sinh sống ở đô thị lúc nào cũng đông đúc với mật độ dân số cao.

Diện tích khu vực đô thị mở rộng

Đặc điểm thứ hai của đô thị hóa chính là diện tích đô thị ngày càng được mở rộng. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đô thị hóa là động lực thúc đẩy thành thị lấn sang các vùng lân cận. Nguyên nhân của sự thúc đẩy đó chính là đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.

Các dịch vụ, cơ sở vật chất ở vùng lân cận có thể đáp ứng được cho nhu cầu người dân đô thị với mức chênh lệch không quá lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng các vùng lân cận được nâng cao giúp việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn.

Phổ biến lối sống thành thị

Nét đặc trưng thứ ba của đô thị hóa chính là lối sống thành thị của người dân ngày một phổ biến hơn. Nhu cầu của con người về việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng ở mức cao hơn. Vì thế, những trung tâm mua sắm tích hợp vui chơi giải trí phục vụ cho việc thư giãn ngày càng nhiều.

Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng y tế, giảng dạy trong giáo dục cũng cao hơn. Hệ thống y tế, giáo dục ở thành thị cũng vì vậy mà ngày một nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống các thông tin liên lạc, thiết bị không dây được trang bị đầy đủ ở các nơi công cộng.

Tóm lại, quá trình đô thị đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng mở rộng quy mô. Đô thị hóa tác động rất lớn đến sự phát triển của nước ta. Vì thế, với Việt Nam,  ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là một điều tất yếu.

Bên cạnh đó, các đặc điểm của đô thị hóa cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình mà đô thị hóa diễn ra cũng như ứng dụng các đặc điểm đó để đẩy mạnh phát triển đô thị hóa theo chiều hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm

X