Nộp bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh ở đâu? đang là một thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm từ đông đảo người lao động đang cư trú và làm việc tại quận Bình Thạnh. Để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nộp bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh ở đâu?
Giấy tờ cần thiết để nhận bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP, khi có nhu cầu đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:
- Giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh.
>> Mẫu giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn
- Ảnh có kích thước 3x4 hoặc 4x6 (2 tấm)
- Bản sao CMND (Chứng minh nhân dân) hoặc CCCD (Căn cước công dân) có công chứng.
- Bản sao sổ BHXH đã được chốt đến tháng cuối làm việc kèm bản chính dùng để đối chiếu thông tin.
- Bản chính hoặc bản sao có công chứng và còn hiệu lực sử dụng hoặc bản sao có kèm bản chính của một trong các loại giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc sau:
- Hợp đồng lao động, làm việc đã hết hạn theo thời gian ký kết hoặc đã hoàn thành công việc theo thỏa thuận hợp đồng.
- Giấy quyết định cho thôi việc, sa thải hoặc giấy quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Giấy thông báo hoặc giấy thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu thuộc các trường hợp:
- Doanh nghiệp bạn làm việc tuyên bố giải thể hay phá sản.
- Nếu bạn là người có chức danh được bổ nhiệm là quản lý doanh nghiệp hoặc quản lý hợp tác xã đã nhận được quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức.
Địa chỉ nộp bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh
Việc nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp có thể được thực hiện thông qua 2 hình thức sau: Nộp hồ sơ trực tiếp và nộp hồ sơ online.
Nộp hồ sơ trực tiếp
Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh có thể được nộp tại: Văn phòng Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố.
- Địa chỉ: Số 106/14D đường Điện Biên Phủ, Phường 17, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
- Giờ làm việc:
Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30
Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h30
- Làm việc cả tuần trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, Tết.
- Số điện thoại đường dây nóng: 028.351.47186
- Email của điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh: baohiemthatnghieptphcm@gmail.com
- Zalo nhận thông báo từ trung tâm dịch vụ việc làm Tp Hồ Chí Minh: 0919313236
Mã QR nhận được thông báo về các thông tin từ trung tâm việc làm
Nộp hồ sơ online
Nếu không thể đến trực tiếp các điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh, bạn có thể nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Quy trình các bước thực hiện nộp hồ sơ này như sau:
Bước 1: Truy cập vào website trực tuyến Cổng dịch vụ công quốc gia trên trình duyệt máy tính của bạn.
Link website Cổng dịch vụ công quốc gia:
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp cho người dân nhiều dịch vụ công hữu ích
Bước 2: Chọn Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập được vào các dịch vụ công trên Website.
Chọn Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Bước 3: Chọn loại tài khoản được cung cấp bạn muốn dùng để đăng nhập.
Bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Định danh điện tử
Nhập tên đăng nhập, mật khẩu và mã xác nhận để hoàn thành thao tác Đăng nhập.
Nếu bạn muốn lấy lại mật khẩu đăng nhập, chọn mục Quên mật khẩu? để khôi phục
Bước 4: Trên thanh Tìm kiếm nâng cao bạn hãy nhập tên dịch vụ Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhấn Enter.
Thanh Tìm kiếm nâng cao giúp bạn tìm kiếm dịch vụ nhanh chóng hơn
Bước 5: Sau khi đã tìm kiếm thành công dịch vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn hãy vào mục Danh sách dịch vụ công để lựa chọn phân loại hồ sơ trợ cấp thất nghiệp phù hợp với khu vực cư trú của mình.
Trong 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể xin loại trợ cấp này
Bước 6: Tìm và chọn dịch vụ công phù hợp. Đối với bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh bạn chọn Nộp hồ sơ trực tuyến ở mục dịch vụ được thực hiện bởi Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.
Lưu ý tại mục cơ quan thực hiện nên chọn đúng khu vực nơi mình đang cư trú
Bước 7: Điều thông tin vào đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các mục cho sẵn.
Lưu ý: Các mục được đánh dấu * bắt buộc phải được điền đầy đủ.
Bạn có thể tra cứu thông tin chốt sổ BHXH để điền thông tin chính xác
Bước 8: Sau khi điền xong đơn, bạn tiếp tục lựa chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp thông qua 2 cách: Tài khoản ngân hàng hoặc cơ quan BHXH tại địa phương cư trú.
Tài khoản ngân hàng là phương thức được khuyến khích nên sử dụng
Bước 9: Bấm vào icon hình chiếc ghim để tải lên các file đính kèm giấy tờ cần thiết hoàn thiện hồ sơ và chọn cơ quan tiếp nhận là Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố - TP.HCM.
Sau khi tải file giấy tờ và chọn cơ quan tiếp nhận, nhấn Nộp hồ sơ để hoàn tất thủ tục
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2023
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số tiền mà Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ trả cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm. Theo Điều 50, Luật Việc làm 2013 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động sẽ được tính bằng 60% mức trung bình tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp theo tháng trong 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Công thức tính tổng quát mức trợ cấp thất nghiệp của người lao động nhận được như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương trung bình của 6 tháng liên tiếp đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chưa thất nghiệp x 60%
Số thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy đổi dựa vào số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 đến 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp đã đóng bảo hiểm hơn 36 tháng thì cứ thêm 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013, thời điểm bắt đầu được hưởng trợ cấp được quy định là từ ngày thứ 16 tính từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý:
Mức hưởng này không được cao quá 5 lần so với mức lương cơ sở đối với đối tượng người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc so với mức lương tối thiểu vùng đối với đối tượng người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc.
Nếu trong những tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thời gian bị gián đoạn việc đóng bảo hiểm thất nghiệp, mức lương trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng liên tiếp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc.
Kết luận
Trên đây là Nộp bảo hiểm thất nghiệp Bình Thạnh ở đâu? Mong rằng, bài viết trên đã mang đến cho bạn được nhiều thông tin bổ ích về giấy tờ và nơi nộp bảo hiểm thất nghiệp tại khu vực quận Bình Thạnh Tp Hồ Chí Minh.