hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần? Nội dung và bố cục

Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đều có bộ luật riêng. Vậy bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần? Bộ luật đó có nội dung gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm những thông tin về bộ luật dưới thời Trần nhé!  

Mục lục bài viết
  • Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?
  • Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
  • Giải đáp một số câu hỏi về Bộ luật Hồng Đức
  • Bộ luật Hồng Đức ra đời năm nào và do ai ban hành? 
  • Bộ Luật Hồng Đức có bố cục như thế nào?

Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

Bộ luật được ban hành dưới thời Trần là Quốc triều Hình Luật hay còn gọi là hình luật. Ngoài ra, bộ luật này còn được gọi với tên bộ luật Hồng Đức. 

Bộ luật được ra đời từ triều đại nhà Hậu Lê (sơ kỳ). Sau đó, đến thời nhà Trần xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý, có bổ sung, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản cũng như quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. 

Cơ quan pháp luật dưới thời Trần được tập trung tăng cường, hoàn thiện hơn và đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.

Đây là bộ luật tổng hợp gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như là luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân - gia đình, luật hành chính,...

Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới thời Trần

Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới thời Trần 

 

Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?

Ở nội dung trên, các bạn đã biết bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần. Tiếp theo sẽ tìm hiểu những nội dung cơ bản của bộ luật đó.

Bộ Luật Hồng Đức được lưu truyền đến ngày nay gồm có 13 chương và 722 điều với những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền: 

Bộ Luật cho thấy những cách tân sâu sắc về hành chính, quân sự và pháp luật. Điều này làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục cũng như ngày càng có hiệu lực nhằm đưa đất nước đi dần vào sự ổn định và phát triển đi lên vững chắc.

Bên cạnh đó, bộ luật còn thể hiện những cải tiến về bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Trong khi đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ là Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ) thì đời Trần có 4 bộ là Hình, Lại, Binh, Hộ.

- Thứ hai, giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài:

Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Đồng thời, bộ luật cũng quy định rõ việc xử phạt đối với  những hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Ví dụ Điều 71 có quy định là “Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém”.

- Thứ ba, giữ nghiêm kỷ cương phép nước:

Bộ luật Hồng Đức có những điều thể hiện tầm quan trọng của việc giữ nghiêm kỷ cương phép nước cũng như đề cao trách nhiệm của quan lại. 

- Thứ tư, chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là cơ sở của sự ổn định kinh tế:

Bộ Luật Hồng Đức quy định khá chi tiết về việc chú trọng phát triển nông nghiệp trong việc chăm lo đắp đập, tu sửa đê điều để đề phòng bão lụt:

”Việc sửa đê những con sông lớn bắt đầu từ ngày mồng 10 tháng giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai tháng đến ngày mồng 10 tháng 3 phải làm xong”.

“Những đường đê mới đắp hạn trong 3 tháng phải đắp xong. quan lộ phải năng đến xem xét, quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm để quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân binh không theo thời hạn đến làm và chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong thì bị trượng hoặc biếm”.

Khi quân lính sửa đê quá hạn không xong thì bị đánh trượng  

Khi quân lính sửa đê quá hạn thì bị đánh trượng 

- Thứ năm, mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh:

Các chợ, trung tâm buôn bán các địa phương được mở mang nhiều tạo điều kiện lưu thông hàng hóa dễ dàng, thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa.

- Thứ sáu, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi ức hiếp, đục khoét dân lành của quan lại:

Bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sở hữu và chiếm đoạt ruộng đất của người nông dân như:

Nhận bừa ruộng đất của người khác (Điều 344), xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (Điều 357).....các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất ao đầm của nhân dân, từ một mẫu trở lên, từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định (Điều 370).

Bên cạnh đó, Bộ luật Hồng Đức còn có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và người già như:

“Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản của con (Điều 377), cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản (Điều 378), người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi (Điều 379) đều bị xử phạt.”

- Thứ bảy, bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ:

Một số điều luật quy định về việc bênh vực và bảo vệ phụ nữ như:

”Những nhà quyền thế mà ức hiếp để mà lấy con gái nhà lương dân thì xử tội phạt biếm (Điều 338)”. 

“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả  lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trưởng (Điều 322)”

- Thứ tám, khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục:

Bộ luật Hồng Đức có những điều luật đặt ra với mục đích nuôi dưỡng, bảo vệ thuần phong mỹ tục. 

Có thể kể đến các điều luật như: 

“Thôn, phường phải giúp đỡ kẻ đau ốm, không nơi nương tựa, phải chôn cất những người chết đường (Điều 294)”

“Bắt được trẻ lạc phải báo quan (Điều 604),có người chết đường, dân sở tại phải chôn cất (Điều 607)”.

- Thứ chín, chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng:

Bộ luật Hồng Đức có chính sách hình sự thể hiện tính nghiêm minh ở chỗ các tội ác nào được coi là tội nặng. Các tội được gọi là”tội ác” với những loại “thập ác” như là:

“Mưu phản là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, đến vẹn toàn lãnh thổ quốc gia”

“Nổi loạn là các tội loạn luân”

“Ác nghịch là các tội đánh giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì…”

“Mưu đại nghịch là các tội chống lại tính mạng, tài sản nhà vua” 


Giải đáp một số câu hỏi về Bộ luật Hồng Đức

Ở nội dung trên, các bạn đã biết bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần và bộ luật đó có nội dung cơ bản nào. Tiếp theo sẽ giải đáp một số câu hỏi về bộ luật Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức ra đời năm nào và do ai ban hành? 

Bộ luật Hồng Đức được ra đời vào khoảng những năm 1470 - 1497. Đây là bộ Luật do vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức) ban hành.

Bộ luật Hồng Đức được ban hành bởi vua Lê Thánh Tông

Bộ luật Hồng Đức được ban hành bởi vua Lê Thánh Tông

Bộ Luật Hồng Đức có bố cục như thế nào?

Bố cục của  Bộ Luật gồm hai phần: 

Phần thứ nhất là các biểu đồ quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, gông, dây sắt,....).

Phần thứ hai là nội dung chính gồm có 13 chương được ghi chép trong 6 quyển (trong đó 5 quyển có 2 chương/ quyển và một quyển có 3 chương/quyển) với 722 điều.

Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người nào?

Mục tiêu hàng đầu của bộ luật là để bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất đối với quyền lợi của quan lại, quý tộc và địa chủ cũng như bảo vệ chế độ sở hữu tối cao của nhà nước qua việc quản lý ruộng đất và thu tô thuế.

Bên cạnh đó, bộ luật còn có những quy định nhân đạo và tiến bộ đối với người phạm tội,  người gặp khó khăn đặc biệt, phụ nữ và trẻ em,..... 

Qua bài viết trên, các bạn đã được giải đáp bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần cũng như biết được nội dung và bố cục của bộ luật đó. Hy vọng những thông tin về bộ luật Hồng Đức được chia sẻ ở trên hữu ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm

X