hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 25/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời như thế nào?

Cuối thiên niên kỷ IV đến đầu đầu thiên niên kỷ III trước công nguyên (TCN), các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời. Đây là kết quả tất yếu của quá trình tiến hóa, tập quán sống theo bầy đàn và từ những nhóm nhỏ biệt lập, những cộng đồng lớn hơn đã hình thành rồi đến những xã hội mà theo thời gian trở thành những quốc gia cổ đại. Nội dung tiếp theo sẽ cung cấp thêm thông tin thú vị và chi tiết cho bạn.

Mục lục bài viết
  • Điều kiện ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông
  • Điều kiện tự nhiên
  • Tình hình kinh tế
  • Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
  • Bốn quốc gia cổ đại phương Đông nổi bật

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Điều kiện ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông

Cuối thiên niên kỷ IV TCN, loài người tiến vào kỷ nguyên văn minh - giai đoạn của cải dồi dào, các công trình kiến trúc đồ sộ đua nhau mọc lên, chữ viết, nghệ thuật, văn chương nở rộ. Tất cả những thành tựu đó ra đời dựa trên hai yếu tố:

Điều kiện tự nhiên

  • Đất đai màu mỡ do phù sa từ những con sông lớn gần đó bồi đắp trở nên mềm, dễ canh tác thích hợp cho việc cày cấy sử dụng các công cụ bằng gỗ, đá và tạo ra những vụ mùa bội thu,

  • Diện tích các vùng đồng bằng ven sông bao la càng thích hợp cho nghề trồng trọt,

  • Lượng mưa phân bổ đều đặn theo mùa kết hợp khí hậu nóng ẩm.

Tình hình kinh tế

  • Cư dân cổ đại ở bán cầu Đông sớm có kỹ thuật đắp đê, trị thủy, đào kênh mương dẫn nước từ sớm do vào mùa mưa hằng năm, nước sông dâng cao mang theo lũ lụt,

  • Họ biết cách tạo ra cũng như sử dụng công cụ bằng tre, đá và đặc biệt là đồng thau,

  • Sinh sống và tồn tại chủ yếu bằng nông nghiệp với tần suất hai vụ lúa mỗi năm,

  • Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày, các nông dân ở đây còn kết hợp làm đồ gốm, dệt vải và chăn nuôi gia súc,

  • Họ còn trao đổi hàng hóa giữa các vùng lân cận - cơ sở của ngành thương nghiệp trong tương lai.


Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

Cư dân cổ đại phương Đông đã nhanh chóng tập trung trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Họ đã tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng để làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và sử dụng đồng thau. Từ đó, các nhóm nhỏ cư dân xuất hiện, lớn mạnh thành các cộng đồng rồi cuối cùng là các quốc gia và xã hội có giai cấp.

  • Nông dân công xã: lực lượng xã hội đông đảo. Nhận ruộng từ công xã để canh tác và nộp tô thuế cho quan lại địa phương, nhà nước;

  • Quý tộc: tầng lớp này nắm nhiều đặc quyền và đặc lợi;

  • Nô lệ: phải làm các việc như khuân vác, đắp đê, kéo xe…

Chế độ quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền hành và được truyền từ cha sang con, là thể chế chung ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

Bốn quốc gia cổ đại phương Đông nổi bật

Phần tiếp theo sẽ mang đến cho độc giả 4 gương mặt quốc gia tiêu biểu nhất ở phương Đông cổ đại.

Kim tự tháp và tượng nhân sư Ai Cập

Ai Cập -  Món quà sông Nile

Địa lý của Ai Cập vào năm 3.000 TCN trông tương tự như ngày nay. Ai Cập chủ yếu được bao phủ bởi sa mạc. Nhưng dọc theo sông Nile lại là một vùng đất màu mỡ (vẫn còn cho đến ngày nay) là nguồn sống của nhiều cư dân.

Sông Nile, chảy về phía bắc dài gần 4.200 dặm, là con sông dài nhất thế giới. Vào thời cổ đại, các loại cây trồng chủ yếu là cây ăn trái được trồng dọc theo hai bên sông. Mỗi năm, nước sông Nile dâng cao khoảng sáu tháng liền, mang theo lũ lụt. Những trận lụt này đã để lại một lớp phù sa màu mỡ phù hợp để trồng lúa mì, đậu, lúa mạch hoặc thậm chí là bông.

Nông dân đã học cách đào những con kênh ngắn dẫn đến những cánh đồng gần sông Nile. Việc này cung cấp nước ngọt phục vụ tiêu tưới quanh năm. Bằng cách gieo trồng ngay sau trận lụt, người Ai Cập cổ có thể thu hoạch trước trận lụt năm sau. Bên cạnh đó, họ còn biết theo dõi ngày để biết khi nào nên gieo trồng và phát minh ra một loại lịch chính xác dựa trên lũ lụt của sông Nile.

Chữ viết cũng khiến người Ai Cập khác biệt với các quốc gia cổ đại phương Đông cùng thời. Người Ai Cập đã sử dụng chữ tượng hình hoặc hình ảnh để thể hiện từ hoặc âm thanh.

Lưỡng Hà - Cái nôi văn minh nhân loại

Các nhà sử học thường gọi Lưỡng Hà cổ đại (Iraq ngày nay) là “Cái nôi của nền văn minh” vì nhiều nền văn minh vĩ đại đã trỗi dậy và sụp đổ ở đây. Các tôn giáo như: Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo ra đời ở khu vực này.

Vùng Lưỡi liềm màu mỡ (biệt danh khác của Lưỡng Hà cổ đại) là khu vực mà con người lần đầu tiên bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi vào khoảng năm 8.000 TCN. Sự thay đổi từ săn bắn và hái lượm sang tìm một nơi cố định để an cư lạc nghiệp đã cho phép con người sơ khai định cư thành những ngôi làng lâu dài và tạo ra lượng lương thực dư thừa.

Bên cạnh đó, Lưỡng Hà cổ đại đã tạo ra những đế chế hùng mạnh nhất và những thành phố vĩ đại nhất trong khu vực. Tọa lạc giữa Tigris và Euphrates, hai con sông mang đến lượng phù sa màu mỡ, người dân ở đây với lượng thức ăn dư thừa, họ có thể chuyên tâm phát triển các kỹ năng cần thiết cho nền văn minh.

Họ đã xây dựng các bến cảng, bến tàu dọc hai bên bờ sông để phục vụ thương mại, bốc dỡ hàng hóa dễ dàng. Các thương nhân buôn bán thực phẩm, quần áo, đồ trang sức, rượu và các hàng hóa khác giữa các thành phố.

Vùng đất Lưỡng Hà cổ đại

Khi chính phủ ra đời và nền kinh tế phát triển, các quan chức và thương nhân cần một hệ thống chữ viết để ghi lại thông tin. Được phát triển giữa năm 3500 TCN và năm 3000 TCN, hệ thống chữ viết ở khu vực Lưỡng Hà, được gọi là chữ hình nêm, bao gồm các ký tự hình nêm ra đời.

Ấn Độ - Quê hương Phật giáo

Quốc gia thứ ba trong các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu là Ấn Độ. Nhiều con sông chảy qua khiến đất đai ở đây trở nên màu mỡ. Sông Ấn bắt nguồn từ dãy núi Himalaya về phía nam vào biển Ả Rập. Tại đây, bên bờ sông Ấn, nền văn minh sơ khai đã phát triển rực rỡ trong gần một nghìn năm.

Nông dân thung lũng Ấn trồng một lượng lớn lương thực. Họ làm việc trên những cánh đồng lớn bằng cày gỗ do bò kéo. Tận dụng tốt nguồn nước từ các con sông, họ gieo hạt, trồng các loại cây trồng khác nhau cho mùa đông (ôn hòa và ẩm ướt) và mùa hè (nóng và khô). Có lẽ những cư dân ở đây là những người đầu tiên lấy nước từ giếng ngầm.

Ấn Độ cổ đại

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy các thành phố được tổ chức tốt và vệ sinh sạch sẽ. Để bảo vệ khỏi lũ lụt và nước bị ô nhiễm, các khu định cư của Ấn Độ cổ đại được xây dựng trên nền đất khổng lồ, cao ráo và vững chãi. Đường phố được quy hoạch, bố trí gọn gàng theo các đường thẳng và góc vuông. Các tòa nhà dọc theo các con đường đều được làm bằng gạch có kích thước giống hệt nhau.

Trung Quốc - Thiên thư bí sử

Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử chảy qua Trung Quốc. Những làng nông nghiệp đầu tiên ở Trung Quốc phát triển dọc theo hai con sông này. Các con sông tràn bờ vào mỗi mùa xuân, mang theo lượng phù sa màu mỡ, khi rút đi, để lại cho  đất đai nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Nền văn minh bắt đầu dọc theo sông Hoàng Hà và lan rộng về phía nam đến vùng đất ẩm ướt hơn dọc theo sông Dương Tử. Lũ sông Hoàng Hà đã tạo ra một khu vực màu mỡ ở đồng bằng Hoa Bắc. Lớp đất dày màu mỡ cho phép nông dân trồng kê, là nguồn lương thực quan trọng ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Các loại cây trồng khác được trồng ở Trung Quốc cổ đại bao gồm lúa mì, gạo và lúa mạch.

Sinh hoạt thời cổ đại ở Trung Hoa

Con đường tơ lụa là con đường thương mại đi từ Trung Quốc đến Đông Âu. Nó đi dọc theo biên giới phía bắc của Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và kết thúc ở Đông Âu. Con đường thương mại này đã phát triển đáng kể trong thời nhà Hán (206 TCN đến 220 CN).

Bên cạnh tơ lụa, người Trung Quốc còn xuất khẩu trà, muối, đường, đồ sứ và gia vị. Hầu hết những gì được giao dịch là hàng xa xỉ đắt tiền. Họ nhập khẩu hoặc mua các hàng hóa như bông, ngà voi, len, vàng và bạc.

Với nội dung bài viết vừa trình bày, hy vọng bạn đã có cái nhìn khái quát về các quốc gia cổ đại phương Đông.

Có thể bạn quan tâm

X