hieuluat
Chia sẻ email

Cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác

Báo cáo tài chính là thứ không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Đọc báo cáo tài chính giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin tình hình tài sản và nguồn vốn của mình. Vậy đâu là cách đọc báo cáo tài chính sao cho nhanh chóng và chính xác? Khám phá nội dung sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

Mục lục bài viết
  • Tại sao cần phải đọc báo cáo tài chính? 
  • Đối với chính doanh nghiệp
  • Đối với các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đối với ngân hàng và các chủ đầu tư
  • Cấu trúc hoàn chỉnh của một bộ báo cáo tài chính

Tại sao cần phải đọc báo cáo tài chính? 

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin về hoạt động kinh tế và tài chính của doanh nghiệp. Cách đọc báo cáo tài chính chính xác giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình ngân sách của mình. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để ngân hàng Nhà nước và đối tác của doanh nghiệp đưa ra các quyết định.

Đối với chính doanh nghiệp

Việc đọc báo cáo tài chính giúp ích cho đơn vị kinh doanh trong việc nắm bắt kịp thời những điểm đã làm tốt và những điểm cần cải thiện. Dựa trên tình hình tài chính hiện tại, doanh nghiệp sẽ có các biện pháp phù hợp để khắc phục.

Đối với các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua việc đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các đối tác nắm được “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp mà mình muốn hợp tác. Sau khi hiểu được mức rủi ro và khả năng sinh lời, họ sẽ đưa ra quyết định liệu rằng mình có nên hợp tác với doanh nghiệp hay không.

Đối với ngân hàng và các chủ đầu tư

Căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên cho vay hay đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng và chính xác cho người mới bắt đầu

Cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng và chính xác cho người mới bắt đầu

Cấu trúc hoàn chỉnh của một bộ báo cáo tài chính

Để hiểu được cách đọc báo cáo tài chính, bạn cần nắm được cấu trúc hoàn chỉnh của một bài báo cáo tài chính.

Theo Điều 100, Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (200/2014/TT-BTC), một bài báo cáo tài chính cần đảm bảo các phần sau:

  • Bảng CĐKT (cân đối kế toán)

  • Bảng báo cáo KQHĐKD (kết quả hoạt động kinh doanh)

  • Bảng báo cáo LCTT (luân chuyển tiền tệ)

  • Bảng TMBCTC (thuyết minh báo cáo tài chính)

Báo cáo tài chính bao gồm những gì?
Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác qua 4 bước

Đọc báo cáo tài chính sẽ không hề khó nếu bạn nắm rõ những điểm quan trọng của bài báo cáo. Dưới đây là cách đọc báo cáo tài chính thật nhanh chóng, chính xác:

Đọc hiểu và đánh giá Bảng cân đối kế toán 

Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin về tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn gốc hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.

Trong bảng cân đối kế toán ta cần đảm bảo tài sản phải luôn bằng nguồn vốn. Cụ thể bạn phải đảm bảo được chính xác phương trình sau đây:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Vì vậy, để đọc hiểu Bảng cân đối kế toán bạn sẽ phải xem xét mức chênh lệch giữa Tài sản và Nợ phải trả đã bằng với Vốn chủ sở hữu hay chưa.

Quy trình đọc hiểu Bảng cân đối kế toán có thể chia thành các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra các mục lớn trong Tài sản và Nguồn vốn

Bước 2: Xác định và so sánh tỷ trọng các mục này với tổng Tài sản và tổng Nguồn vốn

Bước 3: Phân tích và đánh giá sự thay đổi của các mục lớn trong Tài sản và Nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 01)

Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 01)

Đọc hiểu và đánh giá Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính thể hiện sự cân bằng giữa lãi lỗ và chi phí của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Bằng việc so sánh các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa năm kế toán hiện tại với năm trước, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh của mình.

Quy trình đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể chia thành các bước như sau:

Bước 1: Tách riêng các khoản thu, chi của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định từng khoản doanh thu, chi phí và so sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí đó với doanh thu, chi phí cùng kỳ (doanh thu trong tổng doanh thu, chi phí trong tổng chi phí)

Bước 3: Phân tích và đánh giá sự thay đổi của doanh thu, chi phí

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 02)

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 02)

Đọc hiểu và đánh giá Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính nhằm tổng hợp lại tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp.

Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm 3 loại:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hoạt động kinh doanh

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hoạt động đầu tư

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hoạt động tài chính

Để đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn chỉ cần xem xét và đánh giá từng dòng tiền.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 03)

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B 03)

Đọc hiểu và đánh giá Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho bạn các số liệu chi tiết của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước đó.

Để đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính, bạn cần chia bảng thuyết minh làm 2 phần:

  • Phần 1: Tìm hiểu sơ lược về doanh nghiệp

Phần này sẽ bao gồm các nội dung như: đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kỳ kế toán (năm/bán niên), chuẩn mực, chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp…

Bạn có thể đọc và nắm đầy đủ các nguồn thông tin này từ đoạn đầu của Thuyết minh báo cáo tài chính.

  • Phần 2: Thuyết minh về các khoản mục cần lưu ý

Nếu trước đó bạn phải chỉ ra các khoản mục lớn có xảy ra sự thay đổi so với cùng kỳ thì lúc này đây bạn sẽ được tìm hiểu về nguyên nhân.

Những điều cần lưu ý khi đọc báo cáo tài chính 

Mong muốn có được cách đọc báo cáo tài chính thật nhanh chóng, chuẩn xác luôn là mối quan tâm của người mới bắt đầu. Trái lại việc đọc báo cáo tài chính là một quá trình học hỏi lâu dài, để tránh mắc phải sai sót bạn nên lưu ý những điều sau:

Lưu ý đối với Bảng cân đối kế toán:

Ở phần này bạn sẽ phải lưu ý 2 tài khoản quan trọng là 131 và 331. Bạn cần chắc chắn rằng công nợ Phải thu khách hàng trùng khớp với công nợ Phải trả người bán. Cụ thể như sau:

  • Tài khoản 131 không được chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng Tài sản.

  • Tài khoản 331 không được chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng Nguồn vốn.

  • Tài khoản 131, 331 giảm so với cùng kỳ là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Lưu ý đối với Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Hãy đảm bảo bạn đã xem xét kỹ lưỡng về sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Sự tăng lên đột biến của chúng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.

Lưu ý đối với Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Bạn cần tập trung vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bởi nó có thể phản ánh chính xác khả năng tạo tiền thực tế của doanh nghiệp.

  • Khác với 2 dòng tiền còn lại, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có tính chất giảm ở kỳ hiện tại và tăng dần ở kỳ tương lai.

  • Các dòng tiền luôn có sự tăng giảm liên tục trong một kỳ kế toán.

Lưu ý đối với Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:

Bạn có thể kết hợp đọc Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cùng các Bảng CĐKT (cân đối kế toán), Bảng BCKQHĐKD (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), Bảng BCLCTT (lưu chuyển tiền tệ).

Người mới bắt đầu cần lưu ý điều gì khi đọc báo cáo tài chính

Người mới bắt đầu cần lưu ý điều gì khi đọc báo cáo tài chính

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách đọc báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn đọc báo cáo tài chính dễ dàng hơn!

Có thể bạn quan tâm

X