hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 31/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần trên VssID đơn giản

BHXH 1 lần là một trong những quyền lợi dành cho người tham gia BHXH, cho phép họ nhận tiền bảo hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện. Vậy cách tính BHXH 1 lần trên VssID như thế nào, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!

Cách tính BHXH 1 lần trên VssID đơn giản và chi tiết

Cách tính BHXH 1 lần trên VssID đơn giản và chi tiết

Cách tính BHXH 1 lần trên VssID đơn giản và chi tiết

Bằng cách tính BHXH 1 lần trên VssID bạn có thể tính toán khoản tiền mình được hưởng từ BHXH một cách đơn giản và nhanh chóng, tránh những sai sót hay nhầm lẫn khi tính bằng cách thủ công. Các bước thực hiện tính BHXH 1 lần trên VssID như sau:

Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào ứng dụng VssID.

Bạn có thể đăng nhập vào VssID bằng tính năng vân tay

Bước 2: Chọn mục Thông tin hưởng để xem thông tin về chế độ hưởng BHXH 1 lần của mình.

Ứng dụng VssID cho phép người dùng xem lịch sử khám và chữa bệnh

Bước 3: Trên thanh công cụ phía bên trên của Thông tin hưởng, bạn bấm vào mục Một lần. Sau đó, bạn hãy xem số năm đã tham gia bảo hiểm của mình để biết mức hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần của mình.

Ngoài ra, bạn còn có thể bấm vào biểu tượng mắt ở phía bên phải để theo dõi quá trình đóng bảo hiểm tại các doanh nghiệp mà bạn đã tham gia làm việc, lao động.

Tiền hưởng từ BHXH 1 lần được tính dựa trên số năm tham gia bảo hiểm

Bước 4: Căn cứ vào quy định của pháp luật theo Khoản 4, Điều 19, trong Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định cách tính BHXH 1 lần như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mức tiền lương bình quân x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014) +(2 x Mức tiền lương bình quân x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).

Trong đó:

  • Mức tiền lương bình quân

= (Số tháng đã đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh BHXH hàng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH

Lưu ý: Nếu số tháng đóng BHXH bị lẻ, từ 1 tháng đến 6 tháng số tháng BHXH đã đóng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được làm tròn lên 1 năm.

Tuy nhiên, nếu thời gian đóng BHXH 1 lần có cả trước và sau ngày 01/01/2014 và trước thời gian này có tháng lẻ, những tháng lẻ này sẽ được chuyển sang cho thời gian đóng BHXH 1 lần từ ngày 01/01/2014.

  • Mức điều chỉnh hằng năm:

  • Đối tượng đóng BHXH bắt buộc có mức điều chỉnh như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

  • Đối tượng đóng BHXH tự nguyện có mức điều chỉnh như sau:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,07

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

  • Số tháng đóng BHXH được sử dụng để tính số tiền hưởng từ BHXH 1 lần  dựa trên số tháng được ghi nhận trên hệ thống VssID.

Sử dụng thời gian ghi trên hệ thống để tính mức hưởng BHXH 1 lần chính xác

Mức hưởng BHXH một lần của người tham gia bảo hiểm

Mức hưởng BHXH 1 lần của người tham gia bảo hiểm sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bảo hiểm: Bảo hiểm bắt buộc hay bảo hiểm tự nguyện được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Sửa đổi bổ sung năm 2019). Sau đây là mức hưởng BHXH dành cho 2 loại hình bảo hiểm trên:

Mức hưởng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Mức hưởng BHXH 1 lần dành cho đối tượng BHXH bắt buộc được tính như sau theo mỗi năm:

  • Trước năm 2014: Người lao động được hưởng 1,5 tháng theo mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH 1 lần.

  • Từ năm 2014 về sau: Người lao động được hưởng 2 tháng theo mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH 1 lần.

Lưu ý: Đối tượng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội 1 lần đủ thời gian một năm thì mức hưởng sẽ là 22% mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 1 lần, mức hưởng tối đa là 2 tháng mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Đặc biệt, đối tượng lao động sau đây khi chưa đóng BHXH 1 lần đủ 1 năm vẫn được nhận mức hưởng BHXH 1 lần bằng với số tiền đã đóng,  mức hưởng tối đa là 2 tháng mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH 1 lần bao gồm:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp công tác tại quân đội nhân dân,

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

  • Người đang làm công tác cơ yếu có chế độ hưởng lương giống với quân nhân.

  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ công tác tại quân đội nhân dân.

  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

​Mức hưởng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng BHXH 1 lần dành cho đối tượng BHXH tự nguyện được tính như sau theo mỗi năm:

Trước năm 2014: Hưởng 1,5 tháng theo mức bình quân của tiền lương tháng đã đóng BHXH 1 lần.

Từ năm 2014 về sau: Hưởng 2 tháng theo mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH 1 lần.

Lưu ý: Nếu chưa đóng BHXH 1 lần đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần sẽ bằng số tiền đã đóng, mức hưởng tối đa là 2 tháng theo mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH 1 lần.


Điều kiện được hưởng BHXH 1 lần theo Luận Bảo hiểm xã hội

Sau hiểu về Cách tính BHXH 1 lần trên VssID, bạn cần nắm được được điều kiện hưởng BHXH 1 lần. Theo quy định hiện nay, người lao động muốn được hưởng tiền từ BHXH 1 lần phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

  • Người lao động đã đủ tuổi được hưởng lương lưu theo quy định của nhà nước nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH ( hoặc người lao động là nữ thực hiện các hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên tại các xã, phường, thị trấn chưa đóng đủ 15 năm) và đã dừng tham gia BHXH tự nguyện.

  • Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã thôi việc được 1 năm hoặc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đã dừng đóng BHXH trong khi chưa đóng đủ 20 năm.

  • Người lao động đã ra nước ngoài để định cư.

  • Người lao động đang mắc một căn bệnh nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng và gây mất khả năng lao động theo quy định của Bộ y tế như: ung thư, bại liệt, lao nặng, AIDS,...

  • Người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện để được hưởng lương hưu theo chế độ được hưởng BHXH 1 lần là các đối tượng sau:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp công tác tại quân đội nhân dân.

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân

  • Người đang làm công tác cơ yếu có chế độ hưởng lương giống với quân nhân.

  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

  • Các học viên của quân đội, công an hay cơ yếu đang còn học  được hưởng sinh hoạt phí.

Kết luận

Trên đây là Cách tính BHXH 1 lần trên VssID đơn giản. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về cách tính BHXH 1 lần trên ứng dụng VssID và các điều kiện cần có để được hưởng BHXH 1 lần.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X