hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

[Tìm hiểu] Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Để hiểu một quốc gia đang có nền kinh tế như thế nào? Chúng ta cần biết cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế qua bài viết dưới đây nhé.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản lượng quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định ( thường là một năm).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được hiểu là độ tăng nhanh hay chậm giữa hai kỳ kinh tế ( thường là năm nay so với năm trước)

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mức tăng trưởng tuyệt đối giữa hai kỳ kinh tế chia cho quy mô kinh tế kỳ trước nhân với 100%

y= (dY/Y) x 100%

Trong đó:

y: tốc độ tăng trưởng

dY: mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa hai kỳ kinh tế

Y: quy mô kinh tế kỳ trước

Quy mô của một nền kinh tế thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vị nền kinh tế của một quốc gia trong thời gian nhất định thường là một năm

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra từ công dân một nước trong thời gian nhất định.

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế để hiểu độ tăng nhanh hay chậm giữa hai kỳ kinh tếTốc độ tăng trưởng kinh tế được hiểu là độ tăng nhanh hay chậm giữa hai kỳ kinh tế.

Vì sao cần tính tốc độ tăng trưởng kinh tế?

Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tốt nghĩa là quốc gia đó đang sở hữu những yếu tố sau:

- Sự gia tăng trong mức thu nhập người dân, phúc lợi xã hội và chất lượng của sống.

- Vấn đề việc làm của người dân được giải quyết, giảm tỷ lệ thất nghiệp

- An ninh quốc phòng, trật tự xã hội được củng cố, chính trị ổn định, uy tín và vai trò của những người lãnh đạo đất nước tăng trong xã hội.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn nhân lực 

Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn nhân lực có kỹ năng, kiến thức và kỉ luật là nguồn nhân lực mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn. Các yếu tố khác như nguồn vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể đi vay hoặc học hỏi các đất nước khác.

Tuy nhiên các yếu tố khác chỉ phát huy hết công dụng khi được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng có trình độ văn hoá, sức khoẻ và kỷ luật tốt. Một ví dụ điển hình về sự quan trọng của nguồn nhân lực chính là ở Đức. Sau thế chiến thứ II, Đức đã bị tổn hại nặng nề về nền kinh tế. Tuy nhiên nhờ vốn nhân lực cao, Đức đã hồi phục thần kỳ sau năm 1945.

nguồn lao động là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tếNguồn lao động là yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Nguồn tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, đất đai, dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý hiếm mà không phải quốc gia nào cũng có. Rất nhiều quốc gia đã trở nên giàu có nhờ khai thác dầu mỏ, khoáng sản tự nhiên khác.

Năm 1938 dầu mỏ lần đầu tiên được phát hiện ở Ả Rập Xê Út. Từ đó quốc gia này chuyên sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu mỏ xếp thứ hai. Quốc gia này còn được ngân hàng thế giới đánh giá là có nền kinh tế thu nhập rất cao và chỉ số phát triển con người cũng ở mức rất cao.

Công nghệ, kỹ thuật

Từ trước đến nay, ở bất kỳ quốc gia nào công nghệ cũng được chú trọng phát triển. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,... đều có những bước tiến không ngừng với mong muốn gia tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hơn.

Nhật Bản là một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, hay phải chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần. Nhưng Nhật Bản vẫn là quốc gia có quy mô nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa nhờ sự phát triển của công nghệ cao.

Nguồn vốn 

Để có được những cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để tối ưu năng suất lao động và phát triển thương mại thì nguồn vốn tư bản là vô cùng quan trọng. Các quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thì thường sẽ có sự phát triển bền vững.

Ngoài đầu tư cho sản xuất, những công trình có quy mô lớn do chính phủ đầu tư cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ như các công trình thuỷ điện, hệ thống giao thông, cầu đường, trung tâm sức khỏe, mạng lưới điện quốc gia,...

Các yếu tố khác

Ngoài những yếu về kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế như: chính trị, văn hoá xã hội, pháp luật,tôn giáo... của quốc gia đó

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 

- Hội nhập kinh tế quốc tế

Việc hội nhập kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO- tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Việc hội nhập quốc tế này đã giúp Việt Nam ký kết hơn 500 hiệp định song phương đa chiều trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do FTA. Đây chính là cơ hội lớn giúp Việt Nam đổi mới tư duy, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, phát triển các thể chế kinh tế- thương mại, nâng cao hoạt động thương mại quốc tế, tự tin hội nhập toàn cầu.

tốc độ tăng trưởng kinh tế của việt nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 10 năm gần đây.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ

Đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng đối với các nước đang phát triển. Trong 10 năm qua, chúng ta vẫn nhận thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài mỗi năm. Việc hội nhập quốc tế sẽ giúp các dòng vốn FDI tăng trưởng qua các năm và cải thiện mọi mặt về đời sống- kinh tế- xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Việt Nam không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việt Nam đã đưa ra nhiều luật, chính sách nhằm hỗ trợ các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong cuộc sống.

Trong giai đoạn 2006- 2015, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ. Số lương này vẫn còn khá thấp so với 14 nghìn dự án FDI. Hiện nay các dự án chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu vẫn là lắp ráp, gia công giá trị tạo ra không cao.

- Cam kết của chính phủ và sự ổn định chính trị

Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ có nhiều hành động mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp xóa bỏ rào cản, khuyến khích quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, chính phủ không còn dành nhiều đặc quyền cho doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời cũng quan tâm hơn đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hệ thống chính trị được nhận định là tiếp tục ổn định. Nhà nước nâng cao các biện pháp nhằm chống tham nhũng. Củng cố niềm tin của cộng đồng và dân chúng nhờ đó mà đảm bảo trật tự xã hội, an ninh chính trị.

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

Nước ta đang có thế hệ dân số vàng, với khoảng 50 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, mức lương trung bình người lao động được nhận thấp hơn 30% so với Trung Quốc. Vì vậy rất nhiều hãng đầu tư nước ngoài đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Vừa giúp nâng cao chất lượng tay nghề người lao động vừa đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Qua bài đọc trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và các yếu tố tác động. Nếu có thêm câu hỏi về kiến thức này độc giả hay liên hệ với chúng tôi theo website.

Vừa rồi là những thông tin về Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X