hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 03/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất

Hiện nay, việc nhân viên đi làm muộn đang diễn ra phổ biến. Do đó mà việc giải quyết vấn đề nhân viên đi làm muộn đã trở thành một bài toán khó đối với doanh nghiệp. Dưới đây là cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất.

 
Mục lục bài viết
  • Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất
  • Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn không?
  • Trừ lương nhân viên đi làm muộn, công ty có bị phạt?

Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất

Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất

Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất

Hiện nay, các doanh nghiệp đã đề xuất ra nhiều cách xử lý tình trạng đi làm muộn của nhân viên tuy nhiên hiệu quả lại chưa thực sự cao và còn khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật khi đưa ra quy tắc xử phạt trái với quy định của Bộ luật lao động. 

Đứng dưới góc nhìn của một doanh nghiệp và là một đơn vị truyền thông giúp quý bạn đọc hiểu đúng, hiểu chuẩn các quy định pháp luật, Hieuluat.vn xin đưa ra một số cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả nhất hiện nay:

  • Người sếp, người quản lý nhân viên trong công ty cần phải tinh tế quan sát và lắng nghe nhân viên của mình. Thông thường, khi nhân viên đi làm muộn sếp thường có thái độ bực tức, khó chịu với nhân viên của mình mà không quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến việc đi làm muộn của nhân viên. 

  • Điều này dẫn đến việc bất bình giữa sếp và nhân viên trong doanh nghiệp và dần dần khiến cho tình trạng đi làm muộn trở nên phổ biến và kéo dài không thể giải quyết. 

Theo đó, sếp cần phải tinh tế và lắng nghe những chia sẻ từ nhân viên để biết được nhân viên đi làm muộn là do đâu, do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để cho thái độ cư xử phù hợp. 

Bên cạnh đó, nếu nhân viên làm việc với một vị sếp quá khắt khe, quá khó tính hay không đáp ứng được công sức làm việc của nhân viên thì việc đi làm muộn của nhân viên có lẽ là một phương thức đối phó với người sếp đó? Do đó, để công ty ổn định và kỷ luật thì sếp phải là người biết lắng nghe và thấu hiểu nhân viên;

  • Các doanh nghiệp có thể lùi giờ làm việc để bảo đảm cho nhân viên đi làm đúng giờ. Hiện nay, tại các thành phố lớn, tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc thì tình trạng tắc đường đã trở thành một vấn đề nam giải và chưa có hướng giải quyết triệt để. 

Do đó tình trạng đi làm muộn có nhân viên cũng khó giải quyết. Vì vậy mà các doanh nghiệp có thể linh hoạt lùi giờ làm việc muộn hơn 30 phút- 1 tiếng so với những cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn. 

Chẳng hạn như giờ làm việc thông thường tại các cơ quan, tổ chức sẽ bắt đầu từ lúc 7 giờ 30 phút đến 8 giờ thì doanh nghiệp có thể lùi giờ làm việc vào lúc 8 giờ 30 phút - 9 giờ để bảo đảm cho việc đi lại cũng như thực hiện đúng giờ làm việc của nhân viên. 

Tuy nhiên, khi lùi thời gian làm việc thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý phải đảm bảo cho nhân viên làm việc tối thiểu 08 tiếng/ ngày. Do đó, thời gian bắt đầu làm việc muộn thì thời gian kết thúc cũng sẽ muộn hơn thông thường;

  • Doanh nghiệp cần có chính sách thưởng- phạt phù hợp với quy định pháp luật và văn hoá công ty. Việc đưa ra hình thức khen thưởng- xử phạt cũng là yếu tố tác động lớn đến tâm lý người lao động. 

Do đó, doanh nghiệp cần phải có chính sách khen thưởng đối với nhân viên đi làm đúng giờ và hình thức kỷ luật đối với nhân viên thường xuyên đi làm muộn. Chính những chính sách thưởng- phạt đó giúp nhân viên có động lực hơn trong việc đi làm đúng giờ theo quy định;

  • Doanh nghiệp cần theo dõi giờ làm việc của nhân viên thông qua máy chấm công và có những chính sách hỗ trợ nhân viên để giúp họ có thể bù đắp thời gian làm việc mà họ đã đi muộn. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành thông báo nhắc nhở nhân viên đi làm muộn theo định kỳ để tác động đến tâm lý nhân viên và để nhân viên có ý thức hơn trong việc kỷ luật thời gian của mình…

Trên đây là một số biện pháp xử lý nhân viên đi làm muộn mà Hieuluat.vn cho là hiệu quả và vẫn đảm bảo nguyên tắc được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019. Do đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt phù hợp với văn hoá doanh nghiệp mình.

Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn không?

Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn không?

Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn không?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường xử lý nhân viên đi làm muộn bằng cách tác động trực tiếp đến kinh tế, tiền lương của người lao động. Đây có thực sự là một biện pháp răn đe hiệu quả và chính xác?

Việc nhân viên đi làm muộn là hành vi vi phạm nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc của công ty. Do đó, người sử dụng lao động phải đưa ra biện pháp kỷ luật lao động để răn đe nhân viên thiếu kỷ luật. 

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động năm 2019 hiện hành thì hành vi phạt tiền hoặc trừ lương người lao đọng thay cho 04 biện pháp xử lý kỷ luật lao động được pháp luật quy định là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, nếu doanh nghiệp áp dụng biện pháp trừ lương của nhân viên đi làm muộn thì doanh nghiệp đó đã vi phạm nghiêm trọng đến điều cấm của pháp luật về lao động. 

Như vậy, doanh nghiệp tuyệt đối không được phạt tiền hay trừ lương nhân viên đi làm muộn.

Trừ lương nhân viên đi làm muộn, công ty có bị phạt?

Trừ lương nhân viên đi làm muộn công ty có bị phạt không?

Trừ lương nhân viên đi làm muộn công ty có bị phạt không?

Doanh nghiệp trừ lương của nhân viên đi làm muộn được xác định là doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, khi trừ lương nhân viên đi làm muộn, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định này, người sử dụng lao động có hành vi trừ lương nhân viên đi làm muộn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền với mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng. 

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 6 Nghị đình số 12/2022/NĐ-CP cũng quy định đối với doanh nghiệp vi phạm (tập thể) thì bị xử phạt với mức tiền gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm. Do đó, đối với doanh nghiệp vi phạm quy định này thì mức phạt cao nhất lên đến 80 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền thì người sử dụng lao động vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại số tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho nhân viên đi làm muộn theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này.

Trên đây là một số cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X