hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 19/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cấm quân là gì? Nhiệm vụ của cấm quân là gì?

Cấm quân là thuật ngữ của thời phong kiến. Vậy cấm quân là gì? Nhiệm vụ của cấm quân là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa và những thông tin liên quan xung quanh lực lượng này nhé

Mục lục bài viết
  • Cấm quân là gì?
  • Nhiệm vụ của cấm quân là gì?
  • Cấm quân dưới các triều đại Việt Nam
  • Cấm quân nhà Lý
  • Cấm quân nhà Trần 

Cấm quân là gì?

Theo tiếng Hán: Cấm có nghĩa là nơi ở của vua, quân là chỉ quân đội. Vậy cấm quân có nghĩa là quân đội bảo vệ vua và những người thân cận trong cung đình. Theo sử sách Việt Nam ghi lại cấm quân được ra đời từ thời nhà Lý. Đây là lực lượng hùng mạnh, tuyển chọn từ những thanh niên trai tráng nhất trong cả nước.

Nhiệm vụ của cấm quân là gì?

Cấm quân là một lực lượng đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ vua và triều đình. Đây cũng là đội quân tinh nhuệ có thể lấy một địch năm. Ngoài ra, khi có chiến tranh cấm quân sẽ tham gia cùng quân đội địa phương đánh bại kẻ thù. Tuy nhiên, dưới mỗi thời vua cấm quân sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Cấm quân dưới các triều đại Việt Nam

Cấm quân nhà Lý

Tháng 10 năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê,  Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập. Trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã là một võ quan có thế lực của nhà Tiền Lê, giữ chức Điền Tiền chỉ huy sứ. Vì thế, nên ông gần như đã kế thừa toàn bộ tổ chức bộ máy quân đội nhà Tiền Lê.

Dưới thời vua Lý Công Uẩn, quân đội đã được hoàn thiện hơn với hai lực lượng chính là cấm quân và quân địa phương. Cấm quân hay với tên gọi khác là “thiên tử binh” đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh chỉ dưới quyền chỉ huy của nhà vua.

Cấm quân được tổ chức biên chế khác nhau tùy theo từng triều vua. Cấm quân được chia ra làm các vệ, mỗi vệ có từ 200 đến 500 người. Dưới mỗi vệ là các đô hoả, mỗi đô hoả có khoảng 100 người. Chúng ta có thể tham khảo cách chia cấm quân điển hình dưới thời ba triều vua như sau:

- Triều vua Lý Thái Tổ (1010- 1028), cấm vệ quân có khoảng 3000 người, mỗi vệ có 500 người, chia thành 6 vệ.

- Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054), cấm vệ quân có khoảng 2000 người, mỗi vệ có 200 người, chia thành 10 vệ.

- Triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072), cấm quân có 3200 người, mỗi vệ có 200 người, chia thành 16 vệ.

Trong cấm quân, có một đội ngũ chuyên nghiệp hơn cả được gọi là thân quân- lực lượng gia binh riêng của vua, chỉ có nghiệm vụ bảo vệ vua. Lương của cấm quân được quy đổi ra lúa. Quân đội nhà Lý được trang bị khá đơn sơ bao gồm: gươm. nỏ, giáo, lao,...

Bắt đầu từ thời Lý, cấm quân của Việt Nam được hình thành và ngày càng được chú trọng phát triển.

Vua Lý Thường Kiệt và quân đội nhà Lý

Vua Lý Thường Kiệt và quân đội nhà Lý

Cấm quân nhà Trần 

Tháng 1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập. Cuối thời Lý đất nước ta đã phải đối mặt với tình hình giặc trong thù ngoài. Vì vậy, nhà Trần vô cùng chú tâm xây dựng lực lượng quân đội. Quân đội nhà Trần được cải cách nhanh chóng và kiên quyết.

Quân đội nhà Trần bao gồm hai lực lượng chính là thân quân (lực lượng chuyên nghiệp) và sương quân (lực lượng bán chuyên nghiệp). Thân quân bao gồm cấm quân, quân các lộ, quân vương hầu. Cấm quân được xây dựng chính quy có nhiệm vụ là bảo vệ vua, triều đình, kinh thành và luôn sẵn sàng bảo vệ đất nước.

Cấm quân dưới thời Trần được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Họ đều là những trai tráng khoẻ mạnh, biết võ nghệ, ở quê hương họ Trần hoặc những địa phương đã giúp nhà Trần lên ngôi. Cấm quân thuộc quyền quản lý của Thượng Thư Sảnh do Đại Hành Khiển đứng đầu. Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng.

Mỗi cấm quân dưới thời nhà Trần đều xăm chữ Thiên Tử Quân trên trán. Lực lượng này cũng có thể coi là tư binh của nhà vua. Vì họ chỉ nghe theo mệnh lệnh và tuyệt đối trung thành với nhà vua. Lực lượng này ngày một lớn mạnh, lúc cực thịnh có thể lên tới 10 vạn.

Ở thời nay quân đội vẫn chỉ được trang bị những vũ khí thô sơ như cung, nỏ, gươm, giáo, lao, mộc. Tuy nhiên cũng chính dưới thời Trần, đất nước ta đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên. Điều này đã khẳng định sức mạnh quân đội nói chung và cấm quân nói riêng của nhà nước ta thời đó.

Quân đội nhà Trần

Quân đội nhà Trần

Cấm quân nhà Lê Sơ

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra gần 100 năm trị vì của thời nhà Lê Sơ. Đây cũng được đánh giá là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Dưới thời Lê Thánh Tông, đất nước được phát triển đỉnh cao về mọi mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, quân sự.

Khác với triều đại Lý và Trần, triều Lê khi mới thành lập không có sự kế thừa cơ cấu tổ chức quân đội. Trước đó, năm 1407 nhà Hồ thất bại trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Lê được ra đời sau cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo thành công năm 1428. Vì vậy tiền thân của quân đội nhà Lê chính là nghĩa quân Lam Sơn- đội quân giải phóng dân tộc

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn có 35 vạn quân. Sau khi hoà bình Lê Lợi giữ lời hứa cho 25 vạn quân về sum họp với gia đình chỉ giữ lại 10 vạn quân. Vì vậy, vua đã ra lệnh cho các Thiếu Uý tuyển cấm quân để bảo vệ hoàng thành.

Mối Thiếu Uý tuyển 200 người. Nhà vua có 10 Thiếu Uý. Vì vậy thời đầu quân cấm vệ có khoảng 2200 người. Điều kiện để được vào cấm quân là: thân thể tráng kiện, tinh thông võ nghệ. Quân đội dưới thời Lê Sơ được chia ra làm cấm quân ( quân trong kinh) và quân ở 5 đạo.

Quân đội Hậu Lê có áp dụng chế độ tuyển mộ, nghĩa là quân lính sẽ có lương. Thời kỳ này vì chúng ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với một số nước phương Tây như: Hà Lan, Bồ Đào Nha,... nên vũ khí quân đội đã có nhiều sự tiến bộ vượt bậc. Quân đội được trang bị nhiều vũ khí tối tân như: súng hoả mai, đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo, hỏa đồng.

Quân đội nhà Lê SơQuân đội nhà Lê Sơ

Cấm quân nhà Nguyễn

Năm 1802, nhà Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Nguyễn cũng là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến tập quyền lâu dài ở Việt Nam. Quân đội nhà Nguyễn gồm hai bộ phận chính là vệ binh và binh lính ở các tỉnh.

Vệ binh làm nghiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành Huế. Vệ binh thời đó có khoảng 40000 nghìn người chia làm ba loại:

- Thân binh: bảo vệ vua và cung cấm gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập.

- Cấm binh: vừa là quân cơ động vừa bảo vệ kinh thành gồm 6 doanh và một số vệ.

- Giản binh hay tinh binh gồm một số vệ và đội thuộc một số phủ, huyện, nha.

Vệ binh thường tuyển chọn đằng trong. Dưới triều Nguyễn, quân đội được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như: hoả khí, pháo, khẩu thần công, súng hoả mai.  Hệ thống tổ chức và biên chế quân đội bao gồm: Doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 5 thập, mỗi thập có 10 ngũ, mỗi ngũ bao gồm 5 người. Như vậy một doanh có khoảng 2500.

Từ năm 1884, Việt Nam bị Pháp xâm lược, quân đội nhà Nguyễn chỉ còn giữ lại thân binh với khoảng 2000 quân. Lúc này, thân binh chỉ còn nhiệm vụ phục vụ các nghi lễ triều đình.

Mong rằng, sau khi đọc xong bài biết cấm quân là gì, bạn đọc đã có thêm kiến thức về câm quân. Một lực lượng vô cùng quan trọng, nắm giữ nhiều vai trò chủ chốt trong quân đội Việt Nam thời kỳ quân chủ chuyên chế.

Có thể bạn quan tâm

X