hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cập Nhật Mới Nhất 15 Địa Chỉ Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Hà Nội

Hiện nay do khó khăn về kinh tế nên số người thất nghiệp cũng ngày một tăng cao. Do đó như cầu được cấp bảo hiểm thất nghiệp cũng như địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội ngày một nhiều. Tuy nhiên, để nắm bắt được các thông tin về bảo hiểm này thì không phải dễ. Các chi tiết người lao động cần nắm như hồ sơ, thủ tục hay điều kiện làm bảo hiểm rất cần thiết. Vì thế bài viết này ra đời nhằm mục đích cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

 
Mục lục bài viết
  • 15 địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp uy tín tại Hà Nội
  • Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp ở thủ đô Hà Nội
  • Giấy tờ cần chuẩn bị làm bảo hiểm thất nghiệp
  • Các vấn đề thường được quan tâm khi làm bảo hiểm thất nghiệp
  • Kết luận

15 địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp uy tín tại Hà Nội

Tại Yên Hòa

Tọa lạc tại Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và số Điện thoại liên lạc: (024) 37.822.806

Tại Hà Đông

Tọa lạc tại Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội. và số điện thoại liên lạc: (024) 33.829.082.

 Tại Nam Từ Liêm

Địa chỉ liên lạc Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024) 32.123.085.

Tại Gia Lâm

Địa chỉ liên lạc Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội. và số điện thoại liên lạc: (024) 32.161.465.

dia chi lam bao hiem that nghiep ha noi

Tại Sóc Sơn

Địa chỉ liên lạc Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh) và số điện thoại liên lạc: (024) 22.468.928.

Tại Long Biên

Địa chỉ liên lạc Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.và điện thoại liên lạc: 024.32161469.

Tại Thường Tín

Địa chỉ liên lạc  Số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội và điện thoại liên lạc: (024) 33.66.88.06.

Tại Mê Linh

Địa chỉ liên lạc  Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024)32.161.578.

Tại Ứng Hòa

Địa chỉ liên lạc  Số 59 phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024)33.212.233.

Tại Đông Anh

Địa chỉ liên lạc: Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội và  số điện thoại liên lạc: (024) 666.3.81.48.

Tại Ba Vì

Địa chỉ liên lạc Km55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội và số điện thoại: (024) 666.3.44.11.

Tại Phú Xuyên

Địa chỉ liên lạc Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024) 32.222.458.

Tại  Hoài Đức

Tọa lạc tại  Khu 6 Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024) 320.055.12.

Tại Đan Phượng

Địa chỉ liên lạc Số 101 phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024) 33.878.099.

 Tại Thạch Thất

Địa chỉ liên lạc Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội và số điện thoại liên lạc: (024) 32.222.735.

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp ở thủ đô Hà Nội

Để hưởng các chính sách của bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần những thủ tục pháp lý.

Điều kiện tiên quyết để người lao động có thể hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của họ. Ngoại trừ các trường hợp sau đây  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp hoặc  hợp đồng làm việc không hợp pháp. Hay họ đã được hưởng lương hưu, trợ cấp lao động hằng tháng.

Đã đóng Bảo hiểm tai nạn từ đủ 12 tháng hoặc hơn và không quá 24 tháng. Nhưng phải  trước khi kết thúc hợp đồng lao động :  hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn. Từ 12 tháng và hơn trong thời gian 36 tháng trước khi hợp đồng được kết thúc. Trong đó là trường hợp: hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc ngắn hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Hoàn thành đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại cơ quan có thẩm quyền. Hay người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, ngoại trừ:thi hành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;  học tập trên 12 tháng; người bị đưa vào trại cai nghiện, giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc; tạm giam hoặc ở tù ; định cư, làm việc ở nước ngoài và cuối cùng là chết

dia chi lam bao hiem that nghiep ha noi

 Giấy tờ cần chuẩn bị làm bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ đề nghị cấp phí trợ cấp thất nghiệp

- Bản gốc sổ bảo hiểm xã hội và có ghi nhận thời gian tham gia đầy đủ, rõ ràng

- Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Người dân có thể lấy tại nơi hoặc web chính thống

- Bản gốc hoặc phô tô công chức các giấy tờ sau:hợp đồng lao động hết hạn hoặc đã hoàn thành thời gian lao động. Hoặc các giấy tờ khác như quyết định sa thải, quyết định kỷ luật buộc thôi việc…

- Người đến nộp đơn bảo hiểm cần chuẩn bị thêm 2 ảnh 3×4 hoặc 2 ảnh 4×6, bản sao có công chứng chứng minh hoặc căn cước và bản gốc để xác nhận

Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần gì quan trọng?

Sau khi đã đảm bảo đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin bảo hiểm thì người lao động cần đến trung tâm dịch vụ việc làm để hoàn thành

Người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013. Nếu vượt quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện để hưởng cấp thất nghiệp thì người lao động sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa.  Thay vào đó khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.

Viết đơn cho hồ sơ trợ cấp thất nghiệp cần gì?

Người lao động cần hoàn chỉnh mẫu đơn của mình trước khi nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.

Các vấn đề thường được quan tâm khi làm bảo hiểm thất nghiệp

Mức lương được hưởng

Dựa vào điều 50 của Luật Việc làm quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tối đa như sau : mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

- Đối với trường hợp người lao động làm cho nhà nước thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động

- Đối với người lao động đóng BHTN theo mức lương mà người sử dụng lao động chi trả mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm kết hợp đồng lao động

Chi phí làm bảo hiểm thất nghiệp

Thường thì bạn sẽ không tốn phí hoặc tốn rất ít chi phí để được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian làm bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi hoàn thành hồ sơ người lao động sẽ nhận được giấy hẹn ngày lấy kết quả. Trung tâm dịch vụ việc làm phải xem xét, đưa lên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Kết luận

Việc làm bảo hiểm thất nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi của mình. Và việc lựa chọn địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp cũng quan trọng không kém. Hãy đảm bảo mình hiểu rõ về loại bảo hiểm này và làm đúng quy định pháp luật. Nếu có vấn đề hay trở ngại gì liên quan đến pháp luật, bạn hãy liên hệ theo tổng đài tư vấn pháp luật :  19006199 để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X