Người Việt Nam thường truyền nhau câu nói “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả thật không sai. Nó đa dạng, phong phú cũng bởi vì sự góp mặt của nhiều thành phần câu và trong đó có câu ghép. Câu ghép là một thành phần câu không thể thiếu trong một bài viết, góp phần tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho bài viết đó. Vậy câu ghép là gì? Có những loại câu ghép nào? Câu ghép có tác dụng gì? Chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề này trong bài viết dưới dưới đây.
Câu ghép là gì? Câu ghép có tác dụng gì?
Người ta có thể định nghĩa câu ghép là gì theo nhiều cách. Có người hiểu nôm na câu ghép là câu có nhiều cụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành. Cũng có người hiểu một cách đầy đủ hơn rằng câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế câu này thường có cấu trúc như một câu đơn tức là có một cụm chủ ngữ vị ngữ, các vế câu này có nội dung liên quan đến nhau và bắt buộc phải có từ hai cụm chủ ngữ vị ngữ trở lên.
Câu ghép là câu có nhiều cụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành
Vậy tác dụng của câu ghép là gì? Câu ghép được sử dụng nhằm mục đích cho câu văn tránh thiếu ý, làm cho nội dung mà bạn muốn truyền đạt trở nên rõ ràng và cô đọng hơn. Ngoài ra, nó giúp bài văn tránh được lỗi lặp từ trong trường hợp bài văn sử dụng quá nhiều câu đơn để nói về một ý.
Có mấy loại câu ghép?
Có 5 loại câu ghép cơ bản là câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Mỗi loại câu ghép có những mục đích và tác dụng riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của từng loại câu ghép đó là gì dưới đây nhé.
Câu ghép chính phụ là câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc lẫn nhau và nghĩa của chúng bổ sung cho nhau. Các mệnh đề phụ của câu thường chứa thông tin về nguyên nhân, kết quả, mục đích và điều kiện xảy ra. Ví dụ như câu: “Do trời mưa nên chương trình đã bị hoãn”. Trong câu này, mệnh đề chính là sáng nay tôi dậy trễ, mệnh đề phụ là tôi đã đi học muộn. Hai vế câu được nối với nhau bởi cặp từ quan hệ vì nên và bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Ngược lại với câu ghép chính phụ, hai vế của câu ghép đẳng lập có vai trò như nhau trong câu, chúng độc lập về nghĩa và thường dùng để liệt kê. Bên cạnh đó, hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập. Ví dụ như câu: “Hôm nay, trời trong và xanh”.
Câu ghép hỗn hợp là sự kết hợp của câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Ví dụ như câu: “Mẹ dặn nấu cơm giúp mẹ nhưng vì mãi làm bài nên tôi đã quên”.
Câu ghép hô ứng bao gồm hai vế không thể tách rời nhau, nếu chúng tách rời nhau câu sẽ vô nghĩa. Các cặp từ thường dùng trong câu ghép hô ứng: càng…càng, bao nhiêu…bấy nhiêu, vừa…vừa,...Ví dụ như câu: “Tôi vừa ăn cơm vừa xem tivi”.
Câu ghép chuỗi phải có hai vế trở lên, các vế cách nhau bằng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy và có mối quan hệ theo chuỗi. Ví dụ: Trời mưa to, điện bị cúp, nhà tối om.
Có tổng cộng 5 loại câu ghép
Tìm hiểu 3 cách nối các vế câu ghép
Nối trực tiếp
Nối trực tiếp trong câu ghép là gì? Nối trực tiếp tức là nối các vế câu lại với nhau mà không sử dụng cặp từ hô ứng hay sử dụng từ để nối. Ví dụ như: “Tôi giặt đồ, em tôi rửa chén”.
Nối thông qua cặp từ hô ứng
Nối các vế câu thông qua các cặp từ hô ứng như càng…càng, vừa…vừa, bao nhiêu…bấy nhiêu,...
Ví dụ như:
Càng lớn cậu ấy càng cao
Vừa đi vừa bấm điện thoại
Bao nhiêu vất vả bấy nhiêu thương con
Nối thông qua các quan hệ từ
Nối các vế câu thông qua các quan hệ từ như và, thì, rồi, hay, nhưng,... hoặc các cặp quan hệ từ như chẳng những...mà còn, vì…nên, mặc dù…nhưng,...
Ví dụ như:
Bạn có thể đăng ký tham gia thông qua hình thức gửi email hoặc gửi bưu điện
Chẳng những cậu ấy học giỏi mà còn hát hay.
Có 3 cách nối các vế câu trong câu ghép
Các vế câu trong câu ghép có mối quan hệ như thế nào?
Từ những giải thích trên chúng ta cũng có thể đoán được mối quan hệ của các vế câu trong câu ghép là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mối quan hệ dưới đây.
Nguyên nhân - kết quả
Đây là mối quan hệ mà người ta sử dụng rất nhiều trong câu ghép. Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả thường có 2 vế, vế trước là nguyên nhân và vế sau là kết quả. Hai vế này được nối với nhau bằng những cặp quan hệ từ như vì…nên, bởi vì…thế nên, do…nên,...
Ví dụ:
Vì thời tiết xấu mà chúng tôi phải hoãn lại chương trình ngày mai
Nhờ chăm chỉ luyện tập mà cô ấy đã đạt điểm cao
Điều kiện - kết quả
Mối quan hệ điều kiện - kết quả thể hiện sự ràng buộc giữa 2 vế, chỉ vế trước xảy ra thì vế sau mới xảy ra. Chúng thường được nối với nhau bằng một số cụm từ nối như giá mà, giá như, giá mà…thì, nếu…thì,...
Ví dụ:
Nếu ngày mai trời mưa to thì tôi được nghỉ
Giá mà học bài chăm chỉ hơn thì điểm đã cao
Tương phản
Mối quan hệ tương phản dùng để thể hiện những nội dung trái ngược nhau. Các vế được nối với nhau bằng các mệnh đề quan hệ như tuy…nhưng, mặc dù…nhưng.
Ví dụ:
Mặc dù trời mưa nhưng sự kiện vẫn được tổ chức
Tuy cô ấy đau nhưng vẫn đến lớp
Mục đích
Mối quan hệ chỉ mục đích khi các vế câu được nối với nhau bằng từ thì, để,...
Ví dụ:
Tôi đến siêu thị để mua trứng
Để đạt điểm cao thì tôi phải học hành chăm chỉ
Tăng tiến
Mối quan hệ thể hiện sự tăng tiến khi các vế câu được nối với nhau thông qua cặp quan hệ từ không những…mà còn, không chỉ…mà còn.
Ví dụ:
Cô ấy không những học giỏi mà còn hát hay
Không chỉ tôi mà tất cả các bạn trong lớp đều nhận được quà
Các vế câu trong câu ghép có mối quan hệ ra sao?
Sự khác biệt giữa câu đơn, câu phức và câu ghép
Giống nhau: Chúng đều là những thành phần câu quan trọng cấu thành nên một bài văn. Sự kết hợp linh hoạt các thành phần này sẽ giúp cho bài văn đa dạng và phong phú về cấu trúc hơn.
Khác nhau:
Câu đơn là câu có duy nhất một mệnh đề bao gồm một cụm chủ ngữ vị ngữ.
Ví dụ:
Tôi học bài
Tôi ăn cơm
Tôi thích ca hát
Câu phức là câu gồm hai hay nhiều cụm chủ ngữ vị ngữ, trong đó có một cụm chủ vị chính và các cụm chủ vị còn lại là phụ, các cụm chủ vị phụ bổ sung về mặt ngữ nghĩa cho các cụm chủ vị chính.
Ví dụ: Tôi giúp mẹ các công việc nhà như nấu cơm, quét nhà, giặt đồ,...
Câu ghép là câu gồm nhiều mệnh đề, mỗi mệnh đề bao gồm cụm chủ vị và các mệnh đề này có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các mệnh đề này có thể liên kết với nhau bằng cặp từ hô ứng, từ nối hoặc các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy,...Các ví dụ về câu ghép cũng đã được cập nhất ở các phần trên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải thích cho câu hỏi câu ghép là gì? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp thêm nhiều vấn đề liên quan đến từ khóa này như các loại câu ghép, cách nối các vế câu ghép, câu ghép có những mối quan hệ nào? Hy vọng mọi người đã có thêm những thông tin bổ ích cho mình.