hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 12/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chính trị là gì? Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

Chính trị có vai trò rất quan trọng trong quản lý và đảm bảo quyền lợi của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để duy trì sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải xây dựng được một hệ thống chính trị chặt chẽ. Vậy chính trị là gì? Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục bài viết
  • Chính trị là gì?
  • Vị trí và vai trò của nhà nước đối với hệ thống chính trị
  • Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 
  • Các khái niệm khác liên quan đến chính trị
  • Hệ thống chính trị là gì?
Chính trị là gì? Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật?

Chính trị là gì? Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật?

Chính trị là gì?

Chính trị là lĩnh vực bao gồm toàn bộ hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và giữa các quốc gia với nhau. Trong đó, vấn đề cốt lõi của các hoạt động này là nhằm giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước và sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.

Chính trị gắn liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Khi nào chính trị còn tồn tại, nhà nước và giai cấp còn. Chính trị là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng có cơ sở hạ tầng kinh tế là yếu tố quyết định các quan điểm và thiết chế chính trị. Chính trị bao gồm: Hệ tư tưởng của chính trị, nhà nước và các đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

Chính trị là toàn bộ hoạt động liên quan đến quản lý và điều hành trong xã hội

Chính trị là toàn bộ hoạt động liên quan đến quản lý và điều hành trong xã hội

Vị trí và vai trò của nhà nước đối với hệ thống chính trị

Về vị trí, nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị căn cứ vào việc nhà nước có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và thu hút những tổ chức này theo mình, hay nói cách khác nhà nước là nơi hội tụ đời sống chính trị xã hội.

Về vai trò, nhà nước có vai trò, trọng trách đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong hệ thống chính trị. Bởi vì, nhà nước chính là người đưa ra quyết định cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, nhà nước còn có khả năng khi phối các tổ chức khác bằng cách cho phép tổ chức được thành lập hoặc giải tán.

Tóm lại, bản thân nhà nước là một công cụ hữu hiệu nhất, có chức năng thực hiện, củng cố, bảo vệ quyền lợi, địa vị của giai cấp thống trị trong việc thống trị hay lãnh đạo. Vị trí và vai trò mà nhà nước có được, xuất phát từ những đặc điểm sau:

  • Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức và hợp pháp cho toàn thể xã hội, nhân danh xã hội để thiết lập nên trật tự trong hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội vì mục đích phát triển chung.

  • Nhà nước có quyền lực công khai với phạm vi tác động lớn nhất trong hệ thống chính trị với bộ máy quản lý được xây dựng hùng mạnh. Quyền lực này bao trùm lên toàn bộ xã hội từ mỗi các nhân, tổ chức đến mọi miền lãnh thổ và các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội.

  • Nhà nước có pháp luật để đưa ra một hệ thống các quy tắc xử xự chung mang tính chất bắt buộc nhằm quản lý xã hội một cách hiệu quả và đồng nhất.

  • Nhà nước là tổ chức duy nhất nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia vì chỉ có nhà nước mới có quyền xác định các chính sách, đường lối, chủ trương trong đối ngoại để huy động các tiềm năng trong nước và hỗ trợ của quốc tế trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

  • Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn nhất như: Quyền phát hành tiền, quốc trái, thu thuế nên trở thành chủ sở hữu lớn nhất trong quốc gia đó và có đầy đủ các phương tiện để thực chức năng và nhiệm vụ của mình.

Nhà nước là bộ phận hợp thành từ hệ thống chính trị và đứng ở vị trí trung tâm
Nhà nước là bộ phận hợp thành từ hệ thống chính trị và đứng ở vị trí trung tâm

Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 

Các hoạt động chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của một quốc gia và hàng triệu con người. Vì vậy, để đảm bảo các hoạt động chính trị được thực hiện một cách trơn tru, chính trị không chỉ cần có tính khoa học để đáp ứng được những yêu cầu trong thực tiễn đời sống mà còn có tính nghệ thuật giúp tạo sự linh hoạt, mềm dẻo.

- Chính trị là khoa học vì:

  • Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người khi nó vừa xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, vừa gắn liền với quyền lực, đấu tranh cho giai cấp và dân tộc.
  • Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội loài người, cần có logic phát triển sức mạnh nội tại và quy luật phát triển khách quan.
  • Chính trị là một hệ thống các tri thức hoạt động theo đúng quy luật khách quan bao gồm: Những tri thức từ tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh.
  • Tại Việt Nam, chính trị luôn được xem là khoa học vì chính trị ở Việt Nam đang tập trung xem xét các vấn đề dân chủ hóa hệ thống xã hội.

- Chính trị là nghệ thuật vì:

  • Chính trị là những hoạt động có liên quan đến việc tranh giành quyền lực, đấu tranh sống còn nên buộc những người thực hiện những hoạt động này cần phải sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn một cách khéo léo để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị.
  • Chính trị cần có sự linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo để có thể nhanh chóng điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn nhằm đạt được kết quả cao nhất.
  • Chính trị có phạm vi hoạt động rộng lớn và phức tạp nên nhà hoạt động chính trị phải là người có kỹ năng, trí tuệ
  • Chính trị là nghệ thuật xử lý tình huống vì trong quá trình hoạt động, nhà chính trị cần xem xét kỹ lưỡng từng đường đi nước bước để đưa ra những giải pháp, hiệp ước trong thời điểm quan trọng.
  • Chính trị là nghệ thuật nắm bắt xu hướng của sự vận động xã hội và đưa ra những dự báo, dự đoán chính xác tình thế và thời cơ để có những quyết định kịp thời và đúng đắn.
  • Chính trị là nghệ thuật dùng người để vận động quần chúng nhân dân tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.

Chính trị cần vừa là khoa học vừa là nghệ thuật để phù hợp thực tiễn đời sống
Chính trị cần vừa là khoa học vừa là nghệ thuật để phù hợp thực tiễn đời sống

Các khái niệm khác liên quan đến chính trị

Chính trị là một lĩnh vực có phạm vi rộng lớn. Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến chính trị thường gặp:

Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị xã hội gồm các cơ quan, tổ chức nhà nước, các đảng phái, đoàn thể xã hội liên kết mật thiết với nhau để tác động đến quá trình hoạt động của đời sống xã hội.

Thể chế chính trị là gì?

Thể chế chính trị là hình thức chính trị mà nhà nước lựa chọn để xây dựng dựa trên những quy định, điều luật nhằm điều tiết, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia có một thể chế chính trị riêng với những quy định pháp luật khác nhau và có giá trị pháp lý cao nhất.

Chế độ chính trị là gì?

Chế độ chính trị là những cách thức, phương hướng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị bao gồm: Tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, phương pháp tổ chức, hoạt động,...

Chính trị là một lĩnh vực rộng lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng

Chính trị là một lĩnh vực rộng lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng

Kết luận

Trên đây là chính trị là gì? Tại sao nói chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn một cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn về chính trị và những vấn đề xoay quanh chủ đề này.

Có thể bạn quan tâm

X