hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 19/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chủ nghĩa tư bản là gì? Chủ nghĩa tư bản có các hình thái nào?

Chủ nghĩa tư bản là một trong những hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội được nhiều người biết đến trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được chủ nghĩa tư bản là gì và chủ nghĩa tư bản có các đặc điểm, hình thái nào. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp nhé!

 
Mục lục bài viết
  • Chủ nghĩa tư bản là gì?
  • Bản chất của chủ nghĩa tư bản là gì?
  • Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm và vai trò gì? 
  • Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm gì? 
  • Chủ nghĩa tư bản có vai trò gì?

Chủ nghĩa tư bản là gì?

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, mà trong đó phần lớn tài sản, tư liệu sản xuất thuộc về quyền sở hữu tư nhân. 

Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu và được tính từ cuộc cách mạng tư sản Hà Lan vào giữa thế kỉ XVI. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVII lan ra khắp Châu Âu và thế giới.

Chủ nghĩa tư nhân khác chủ nghĩa xã hội ở hình thức sở hữu. Khi hình thức sở hữu của chủ nghĩa xã hội là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất thì chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân.

Chủ nghĩa tư bản tồn tại với các hình thức khác nhau về giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.

Chủ nghĩa tư bản hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội mà phần lớn tài sản thuộc về tư nhân

Chủ nghĩa tư bản hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội mà phần lớn tài sản thuộc về tư nhân

Bản chất của chủ nghĩa tư bản là gì?

Chủ nghĩa tư bản có hai bản chất được thể hiện rõ nét 

- Bản chất thứ nhất là sự bóc lột lao động của nhà tư bản:

Bản chất này thể hiện qua mối quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động. Nhà tư bản bóc lột người lao động làm thuê để chiếm đoạt giá trị thặng dư. Đây là cơ chế bóc lột chủ nghĩa tư bản dựa trên quan hệ giá trị. Mối quan hệ này che dấu sự bóc lột với vỏ bọc bên ngoài là sự tự do và bình đẳng. 

Mối quan hệ mua bán giữa nhà tư bản và người lao động là mua bán hàng hóa sức lao động. Đây là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng khác với hàng hóa thông thường.

Từ đó, có thể nhận thấy nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra được gọi giá trị trị thặng dư. Do không có vốn cũng như tư liệu sản xuất, người lao động chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao động để nhận được phần lợi ích.

Quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư. 

- Bản chất thứ hai là sự phân hóa xã hội sâu sắc: 

Chủ nghĩa tư bản phân hóa thành hai giai cấp

Giai cấp thứ nhất là những nhà tư sản không trực tiếp lao động. Tuy nhiên, họ nắm giữ phần lớn các lợi ích vật chất. Giai cấp này không chỉ giàu có mà còn là giai cấp nắm quyền thống trị, áp bức đa số người trong xã hội.

Giai cấp thứ hai là giai cấp người lao động trực tiếp tạo ra mọi của cải trong xã hội. Những người này bán sức lao động cho nhà tư sản nhưng giá trị nhận về thấp hơn với giá trị thực tế tạo ra. Đây là giai cấp người lao động nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, các nhà tư bản tích cực tăng giá trị thặng dư. Điều này dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo càng lớn. Từ đó  sự phân cực xã hội càng thể hiện sâu sắc trong hệ thống chủ nghĩa tư bản.

Sự phân hóa xã hội sâu sắc trong xã hội chủ nghĩa tư bản

Sự phân hóa xã hội sâu sắc trong xã hội chủ nghĩa tư bản 

Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm và vai trò gì? 

Sau khi biết chủ nghĩa tư bản là gì cũng như bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta tìm hiểu thêm chủ nghĩa tư bản có đặc điểm và vai trò gì qua nội dung dưới đây.

Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm gì? 

Trong xã hội chủ nghĩa tư bản, nhà tư bản là người sở hữu nhiều tài sản, tư liệu sản xuất. Đây là lực lượng nắm quyền lực và thống trị xã hội. Trong thị trường tài chính của chủ nghĩa tư bản, những người này nắm quyền điều hành và đầu tư.

Hình thức cơ bản của chủ nghĩa tư bản là nền tự do kinh tế. Thị trường không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát. Giá cả, phân phối hàng hóa dịch vụ được tự do  cạnh tranh trong thị trường.

Các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh không bị hạn chế, có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. 

Trong nền kinh tế chủ nghĩa tư bản, quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể giải quyết. Kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản được thực hiện thông qua các quyết định phi tập trung. 

Chủ nghĩa tư bản có vai trò gì?

Nền kinh tế chủ nghĩa tư bản tạo động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu. Đây là phương tiện hiệu quả cao góp phần tăng trưởng kinh tế. 

Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản còn có vai trò nâng cao năng lực sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng. Những sản phẩm này có chất lượng cao hơn, dễ tiếp cận với người tiêu dùng. 

Chủ nghĩa tư bản là hệ thống trao đổi hiệu quả nhất đem lại nguồn lợi to lớn cho các chủ tư bản. 

Chủ nghĩa tư bản có các hình thái nào?

Chủ nghĩa tư bản có bốn hình thái sau: 

- Đầu tiên là hình thái tư bản thương nghiệp:

Đây là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách ra làm nhiệm vụ bán hàng hóa với mục đích mang đến hàng hóa cho người tiêu dùng. Từ đó, nâng cao hiệu quả cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa 

Thông qua hình thái này, các nhà tư bản dễ dàng thực hiện việc tìm kiếm các giá trị thặng dư trong thị trường 

- Hình thái tư bản cho vay:

Do tính chất của sản xuất kinh doanh nên tồn tại hình thái tư bản cho vay. Nhà tư bản đánh giá hoạt động của mình dựa trên các tiền năng cũng như sự phù hợp với mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ.

 Khi chủ nghĩa tư bản đạt đến trình độ phát triển nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền. Nhu cầu thị trường càng lớn thì càng có cần nhiều nguồn cung. Vì vậy, các nhà tư bản thể hiện nhu cầu cao hơn về vốn để mở rộng sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Hình thái tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần: 

Đây là hình thức huy động vốn từ nhiều nhà tư bản khác nhau cùng hợp tác sản xuất hay kinh doanh. Bộ phận tư bản này mang lại cho người chủ sở hữu khoản thu nhập của công ty. 

Các khoản thu nhập này là giá trị tăng lên sau khi sản xuất kinh doanh tương ứng với khoản vốn góp của các nhà tư bản. Phần giá trị tăng lên này là lợi tức cổ phần - nguồn gốc từ giá trị thặng dư.

Đây là khoản cần được phân chia phù hợp với cổ phần - vốn góp của các nhà tư bản 

- Hình thái tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô:

Trong hình thức tư bản này tồn tại 3 giai cấp:

+ Chủ đất: Là người cho nhà tư bản thuê để kinh doanh khai thác lợi ích nông nghiệp. Chủ đất có thỏa thuận với nhà tư bản kinh doanh khi cho thuê để có được lợi ích nhất định .

 + Chủ tư bản kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp: Là người thuê mảnh đất của chủ đất để làm nông nghiệp. Đây là những người có vốn, có tư liệu sản xuất cũng như khả năng lãnh đạo. Họ thuê công nhân làm việc và trả lương cho sức lao động. Tư bản kinh doanh sẽ thu được lợi ích từ sản phẩm sau khi bán đi 

 + Công nhân nông nghiệp: Là người được tư bản kinh doanh nông nghiệp thuê làm việc. Họ làm việc theo sự phân công của chủ tư bản kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho họ. Công nhân nông nghiệp được nhận một khoản tiền từ sức lao động mình bỏ ra. 

Bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đất của chủ đất mang lại cho chủ sở hữu phần thu nhập gọi là địa tô.

Các hình thái chủ nghĩa tư bản là các hình thái đầu tư kinh tế của các chủ sở hữu nhằm mục đích tạo ra giá trị thặng dư. 

Hình thái chủ nghĩa tư bản tạo ra giá trị thặng dư

Hình thái chủ nghĩa tư bản tạo ra giá trị thặng dư 

Qua bài viết, các bạn đã có được lời giải đáp chủ nghĩa tư bản là gì cũng như chủ nghĩa tư bản có các hình thái nào. Hy vọng những thông tin trên mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn! 

Có thể bạn quan tâm

X