hieuluat
Chia sẻ email

Chức năng của Nhà nước là gì? Phân loại chức năng Nhà nước

Mỗi nhà nước đều có những chức năng nhất định để đảm bảo sự tồn tại, ổn định và phát triển của đất nước. Để biết được chức năng của Nhà nước là gì cũng như Nhà  nước có những chức năng nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp về chức năng của nhà nước nhé!  

Mục lục bài viết
  • Nhà nước là gì?
  • Chức năng của Nhà nước là gì?
  • Chức năng của Nhà nước theo phạm vi hoạt động
  • Chức năng đối nội của Nhà nước
  • Chức năng đối ngoại của Nhà nước

Nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức chính trị xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập. Đây là một bộ máy đặc biệt thể hiện sự thống trị về mặt kinh tế, thể hiện quyền lực về chính trị và tác động đến tư tưởng của quần chúng nhân dân.

Mỗi nhà nước sẽ có một hệ thống bộ máy chính quyền nắm giữ toàn bộ quyền lực của đất nước, xây dựng và thiết lập các kế hoạch, chính sách, điều tiết và điều hành mọi hoạt động của đất nước.

Đồng thời, nhà nước ban hành các quy tắc ứng xử và yêu cầu mọi công dân phải tuân thủ pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hiểu thêm về định nghĩa Nhà nước


Chức năng của Nhà nước là gì?

Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau nhằm thể hiện bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước.

Chức năng của nhà nước được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như tình hình của quốc tế trong từng giai đoạn phát triển.

Chức năng của nhà nước là gì?

Chức năng của nhà nước là gì?

Chức năng của Nhà nước theo phạm vi hoạt động

Dựa vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành hai loại là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Chức năng đối nội của Nhà nước

Chức năng đối nội của nhà nước là những mặt hoạt động của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Các chức năng đối nội của nhà nước gồm có các chức năng sau:

- Thứ nhất là chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:

Đây là một trong những chức năng cơ bản nhất của đất nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước cần phải chú trọng xây dựng các lực lượng an ninh, cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Thứ hai là chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân:

Đây là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của đất nước. Việc thực hiện chức năng này cho thấy trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Bên cạnh đó, chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của nhà nước trong việc thực hiện những chức năng khác của nhà nước gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước và chế độ.

- Thứ ba là chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Pháp luật là phương tiện quan trọng giúp nhà nước tổ chức thực hiện các chức năng một cách hiệu quả. Bởi vậy, chức năng này là hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa mang tính quyết định trong việc nâng cao năng lực quản lý của  nhà nước.

Từ đó, đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh cũng như thực hiện quản lý hiệu quả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thứ tư, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế: Đây là chức năng hàng đầu và cơ bản nhất của nhà nước nhằm xây dựng xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

- Thứ năm là chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục:

Đây là chức năng quan trọng để xây dựng được một xã hội tốt đẹp hơn. Để thực hiện được chức năng này, nhà nước phát huy nhân tố con người cũng như phát huy vai trò to lớn của khoa học công nghệ.

Chức năng đối ngoại của Nhà nước

Chức năng đối ngoại của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước và dân tộc khác. Chức năng đối ngoại bao gồm các chức năng sau:

- Thứ nhất, chức năng bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Đây là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thứ hai, chức năng củng cố tăng cường tình hữu nghị và hợp tác của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như mở rộng quan hệ với các nước khác:

Chức năng này được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, được thực hiện dựa trên cơ sở kiên trì đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.

Nhà nước  tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước khác

- Thứ ba, chức năng ủng hộ các phong trào:

Nhà nước thực hiện chức năng ủng hộ các phong trào như phong trào giải phóng đất nước, phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phong trào chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang.

Thực hiện chức năng này nhằm mục đích góp phần tích cực vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự ủng hộ của cộng đồng thế giới làm cho mỗi quốc gia ngày càng tiến bộ và phát triển.

Chức năng của Nhà nước trong các lĩnh vực xã hội

Dựa vào hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế xã hội, chức năng của nhà nước được chia theo từng lĩnh vực cụ thể như sau:

Chức năng kinh tế

Đây là một chức năng quan trọng mà nhà nước nào cũng có. Chức năng này được thực hiện nhằm củng cố vào bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước cũng như sự ổn định và phát triển của nhà nước.

Chức năng xã hội và bảo vệ trật tự xã hội

Chức năng này thể hiện toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lý các vấn đề của xã hội như là vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, việc làm của người dân, phòng chống thiên tai,…..

Đồng thời, nhà nước có những biện pháp pháp lý để phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Những hoạt động này nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như đảm bảo sự ổn định, phát triển an toàn và hài hòa của toàn xã hội.

Nhà nước thực hiện chức năng xã hội và bảo vệ trật tự xã hội

Chức năng trấn áp 

Chức năng này được thể hiện qua sự phản kháng của giai cấp bị trị trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ sự vững chắc của nhà nước cũng như bảo vệ mọi mặt của giai cấp thống trị.

Chức năng bảo vệ đất nước

Đây được xem là chức năng của mọi nhà nước. Nhiều nhà nước vẫn phát động chiến tranh xâm lược các nước khác hoặc tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với các nước khác.

Trong trường hợp như vậy, các nhà nước cần phải có những hoạt động để bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước khác cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Chức năng ngoại giao

Việc thực hiện chức năng này nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác về các lĩnh vực như là kinh tế, chính trị, văn hóa,… Qua đó, có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,... của đất nước.

Từ đó, các đất nước có thể liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.

Qua bài viết, các bạn đã có được lời giải đáp cho các câu hỏi chức năng của Nhà nước là gì và nhà nước có những chức năng nào. Hy vọng những thông tin về chức năng của Nhà nước được chia sẻ trong bài viết có ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm

X