Chuyển đổi số có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin về chuyển đổi số nhé!
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, đặc biệt là công nghệ số.
Đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ số.
Quá trình này là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả. Vì vậy, từng cá nhân, tổ chức cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.
Chuyển đối số được ứng dụng phổ biến rộng rãi và ngày càng phát triển vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có hai lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là chuyển đổi số trong doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan nhà nước.
Khái niệm chuyển đổi số
Ví dụ về chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong giáo dục
Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang thay đổi rất tốt việc chuyển các phương thức dạy và học truyền thống sang việc ứng dụng công nghệ vào trong lớp học.
Cụ thể như sau:
Dạy và học trực tuyến: đây là hình thức dạy và học tại các lớp học trên internet. Thay vì mất thời gian di chuyển đến các lớp học thì các bạn học sinh chỉ việc ngồi trước một chiếc máy tính hoặc điện thoại di động kết nối với Wifi hay mạng không dây để tham gia học tập. Bên cạnh đó, những thầy cô mở các khóa học online có thể tiếp cận được nhiều học viên hơn dù học viên đó ở bất cứ đâu.
LXP (Nền tảng trải nghiệm học tập): Nếu như LMS (Hệ thống quản trị học tập) chỉ cung cấp lộ trình học theo một chiều, thì giờ đây LXP đã cung cấp quyền tự chủ. Vì vậy, LXP giúp các học viên có thể tự do lựa chọn nội dung học tập theo tốc độ và sở thích của mình thay vì một chương trình giảng dạy đã có sẵn.
Chuyển đổi số trong hệ thống y tế
Y tế là một ngành quan trọng và cần ứng dụng các công nghệ hiện đại vào việc khám chữa bệnh. Và trong những năm qua, chuyển đổi số đã và đang được ngành y tế áp dụng. Cụ thể như sau:
Ứng dụng thiết bị di động: máy đo oxy, máy cảm biến nhịp tim, máy đo mồ hôi,....
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) : Hiện nay các bệnh viện lớn tại Việt Nam như Vinmec, Chợ Rẫy, Ung Bướu, Việt Đức đã đầu tư đến hàng tỷ đồng để áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ khám chữa bệnh như: Điều dưỡng ảo, chẩn đoán hình ảnh, phân tích gen, hỗ trợ ra phác đồ,...
Chuyển đổi số trong ngành F&B
Ngành F&B (Ngành dịch vụ, ăn uống) là ngành phát triển hàng đầu do lượng khách hàng rất lớn. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều các thương hiệu đã áp dụng chuyển đổi số nhằm tăng khả năng phục vụ, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Một ví dụ điển hình về áp dụng chuyển đổi số trong ngành F&B đó là Domino’s Pizza: Thương hiệu này đã áp dụng giao hàng qua phương tiện tự động không người lái, nhờ đó mà doanh số bán hàng cao hơn một nửa doanh số bán lẻ toàn cầu.
Lợi ích, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số là gì?
Ở nội dung trên các bạn đã biết chuyển đổi số là gì. Tiếp theo sẽ tìm hiểu lợi ích, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác của xã hội như là Chính phủ, truyền thông, y khoa,.....
- Thứ nhất, thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức:
Chuyển đổi số làm thay đổi cách con người sống làm việc, giao dịch với nhau. Việc ứng dụng công nghệ vào vận hành đòi hỏi người quản lý cần phải thay đổi tư duy. Người quản lý cần chủ động cũng như cho phép thực hiện lưu trữ thông tin kinh doanh lên đám mây của một bên thứ ba.
Do đó, họ không cần dành nhiều thời gian để trực tiếp quản lý, theo dõi nhân viên mà vẫn nắm được tình hình hoạt động của công ty.
Có thể thấy được chuyển đổi số giúp tăng cường sự liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, có phòng ban có công việc, mục tiêu liên quan nhau. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng nắm bắt được dựa vào thông tin của hệ thống.
Từ đó, giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức cũng như tối ưu hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Chuyển đổi số tăng cường sự liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức
- Thứ hai, cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng:
Khi thực hiện chuyển đổi số ở các tổ chức thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện toán đám mây. Điều này tạo điều kiện cho các nhà quản lý dễ dàng theo dõi cũng như cập nhật thông tin nhằm đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác cho tổ chức, công ty của mình.
- Thứ ba, giảm chi phí vận hành, tăng năng suất lao động:
Việc chuyển đổi số sẽ làm cho nhiều công việc theo hình thức truyền thống được thay thế bằng công nghệ.
Ví dụ như các thông tin dữ liệu lưu trữ được đưa lên hệ thống máy tính giảm bớt lượng giấy để in ấn nhằm giúp công ty tiết kiệm chi phí vận hành. Một số công việc như văn thư, làm thủ tục giấy tờ sẽ không cần nhiều người thực hiện nhờ sử dụng các phần mềm hỗ trợ.
Mặt khác, chuyển đổi số còn góp phần tăng năng suất lao động.
- Thứ tư, nâng cao trải nghiệm của khách hàng:
Chuyển đổi số của các doanh nghiệp thực hiện lưu trữ thông tin của khách hàng trên hệ thống máy tính. Nhờ đó, người bán hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Đồng thời, sẽ biết được các thông tin như lịch sử giao dịch, các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua thường xuyên để có thể tư vấn các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, công ty có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như gửi các tin nhắn, quà tặng,.. tạo thiện cảm cho khách hàng.
Có thể thấy được việc chuyển đổi số giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, phát triển kinh doanh.
Đối với nhà nước, chuyển đổi số sử dụng dữ liệu và công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ được cung cấp bởi nhà nước. Mặt khác, thay đổi quy trình nghiệp vụ cũng như phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
- Thứ năm, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp:
Nhờ vào chuyển đổi số mà doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí vận hành, quản lý. Từ đó, doanh nghiệp có các nguồn tiền để đầu tư cho các kế hoạch phát triển, mở rộng doanh nghiệp.
Thông qua các mô hình quản lý bằng các ứng dụng công nghệ giúp người bán đến gần cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Qua đó, làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chuyển đổi số làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
Cách thức chuyển đổi số để đem lại hiệu quả
Để thực hiện chuyển đổi số, các cá nhân, tổ chức có thể áp dụng lộ trình gồm 3 bước chung dưới đây:
Bước 1: Xác định được tầm quan trọng và có một tư duy đúng đắn về chuyển đổi số.
Bước 2: Xây dựng chiến lược rõ ràng, mục tiêu cụ thể và sau đó hành động ngay lập tức.
Bước 3: Xác định các công nghệ số sẽ áp dụng trong lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là 3 bước chung nhất cho quá trình chuyển đổi số, không phải một cách thức cụ thể có thể áp dụng cho mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp, hay mọi lĩnh vực. Bởi vì chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, các cá nhân, tổ chức cần dựa trên những gì đã có để xây dựng cho mình một lộ trình riêng, thích hợp, và hiệu quả nhất.
Quá trình chuyển đổi số hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Hiện nay, cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp đang áp dụng chuyển đổi số rộng rãi và ngày càng mạnh mẽ.
Trên thế giới
Chuyển đổi số thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Khi nhận ra vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng tăng cường ứng dụng chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ, startup đến những công ty lớn đều ứng dụng phổ biến rộng rãi chuyển đổi số.
Dựa theo nghiên cứu của Microsoft năm 2017, chuyển đổi số tác động tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%.
Theo kết quả nghiên cứu của Mckinsey, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số đến GDP của nước Mỹ là 25%, đất nước Brazil là 35%, các nước Châu Âu là khoảng 36%,.....
Tùy vào mức độ phát triển công nghệ cũng như tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp mà tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau.
Trong đó, khu vực được đánh giá có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất là Châu Âu, tiếp đến là nước Mỹ và các quốc gia tại Châu Á.
Tại Việt Nam
Doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số cũng diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt trong các ngành như là giao thông, tài chính, du lịch,....
Điều này mang lại những dịch vụ có ích và có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng tạo nên nhiều mâu thuẫn thay đổi cơ bản so với mô hình kinh doanh truyền thống.
Việc tận dụng thế mạnh công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Qua đó, tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với tình hình kinh tế số hiện nay, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp và các mô hình truyền thống cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, dân số trẻ, khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng,Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong chuyển đổi số. Đó chính là cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên chuyển đổi số để tạo nên bước đột phá.
Qua bài viết trên, các bạn đã biết được chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay. Hy vọng những kiến thức về chuyển đổi số được chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn.