Cơ quan hành chính Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý hành chính của Nhà nước. Vậy cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm những tổ chức nào? Hãy cùng Hieuluat tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết bên dưới nhé!
Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam được cấu thành từ các cơ quan quyền lực cùng cấp. Đây là một bộ phận của bộ máy Nhà nước với vai trò thực hiện chức năng quản lý hành chính dựa theo pháp luật hiện hành.
Cơ quan hành chính Nhà nước là chủ thể của pháp luật hành chính, của quan hệ pháp luật hành chính. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan hành chính Nhà nước được xác định là chủ thể quyền lực pháp luật hay chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý hành chính dựa theo pháp luật
Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm có những cơ quan nào?
Căn cứ theo Hiến pháp 2013, cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm: cơ quan hành chính trung ương, cơ quan hành chính địa phương và đơn vị cơ sở hành chính trực thuộc bộ máy Nhà nước hợp thành.
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương
Theo Hiến pháp, cơ quan hành chính Nhà nước trung ương có Chính phủ, các bộ và các cơ quan ngang bộ. Chức năng của các cơ quan hành chính trung ương là quản lý hành chính trên toàn đất nước và chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính địa phương. Cơ hành chính trung ương thực hiện ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực toàn quốc.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Những cơ quan hành chính Nhà nước cấp địa phương gồm: ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố; ủy ban nhân dân cấp huyện/quận; ủy ban nhân dân cấp xã/phường. Chức năng quyền hạn của các cơ quan địa phương này là quản lý hành chính của mọi lĩnh vực trong phạm vi giới hạn địa giới hành chính được phân chia. Những văn bản quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan cấp địa phương ban hành chỉ có hiệu lực ở phạm vi địa giới hành chính của địa phương đó.
Các đơn vị cơ sở thuộc bộ máy hành chính Nhà nước hợp thành
Các đơn vị cơ sở này không phải là cơ quan hành chính Nhà nước nhưng lại thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước. Tất cả các cơ sở này tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước. Đơn vị cơ sở thuộc bộ máy hành chính Nhà nước hợp thành chia thành 2 loại:
Đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp như: trường học, học viện, bệnh viện… Đây là những cơ sở có tài sản riêng, có đội ngũ cán bộ công nhân riêng. Các đơn vị này thực hiện các lĩnh vực chuyên môn riêng và hoạt động bằng nguồn ngân sách của Nhà nước.
Đơn vị cơ sở kinh doanh như: công ty, tổng công ty, xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp, lâm trường… Các đơn vị này thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế, sản xuất của cải vật chất cho xã hội. Nguyên tắc hoạt động của các đơn vị cơ sở kinh doanh là hạch toán kinh tế.
Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính là bộ phận trong bộ máy của Nhà nước. Đặc điểm của các cơ quan hành chính Nhà nước có:
Cơ quan hành chính có quyền nhân danh Nhà nước để tham gia quan hệ pháp luật bằng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm hướng tới tới lợi ích công, chung của đất nước, xã hội.
Cơ quan hành chính phân chia chức năng và quyền hạn cụ thể
Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước theo hệ thống được phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc thành lập và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước đề dựa trên quy định của pháp luật. Chức năng, thẩm quyền được giới hạn trong phạm vi chấp hành và điều hành.
Những cơ quan hành chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước. Cơ quan hành chính để chịu sự giám sát và thực hiện báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực của Nhà nước.
Nhân sự của các cơ quan hành chính Nhà nước là cán bộ và công chức. Họ được tuyển dụng, được nhiệm, được bầu cử tuân thủ theo đúng các quy định của Luật cán bộ, công chức 2008.
Tóm lại, đặc điểm chung của các cơ quan Nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Các cơ quan này trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc cơ quan quyền lực cùng cấp của Nhà nước. Hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính là chấp hành – điều hành trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định.
Bên cạnh những đặc điểm chung ở trên, mỗi cơ quan hành chính Nhà nước có đặc điểm riêng biệt, khác nhau. Những đặc điểm riêng này là do bản chất hoạt động của mỗi cơ quan. Đây cũng chính là đặc trưng để phân biệt giữa các cơ quan hành chính.
Vai trò, thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước
Vai trò chính của các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm: thực thi quyền hành pháp; đảm bảo quản lý Nhà nước hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Song song với đó, phục vụ nhân dân và đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương.
Xét về thẩm quyền, quyền lực của các cơ quan hành chính Nhà nước đều mang tính pháp lý:
Các cơ quan hành chính có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật buộc cơ quan cấp dưới, tổ chức khác trong xã hội, công dân phải chấp hành.
Các cơ quan hành chính có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
Các cơ quan hành chính được thực hiện giáo dục, khen thưởng, kỷ luật, cưỡng chế trong trường hợp cần thiết.
Vai trò của cơ quan hành chính là phục vụ đảm bảo quyền lợi của nhân dân
Dựa theo địa vị pháp lý, các cơ quan hành chính Nhà nước được phân thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng. Đối với thẩm quyền chung, các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện quản lý trên quy mô rộng mang tính chất lãnh thổ và nhiều lĩnh vực mang tính chất ngành nghề. Đối với thẩm quyền riêng, các cơ quan hành chính (bộ, ngành) thực hiện quản lý theo lĩnh vực, theo ngành cụ thể.
Cơ quan hành chính nhà nước nào có thẩm quyền cao nhất?
Nếu đã biết cơ quan hành chính Nhà nước gồm những cơ quan cụ thể nào, chắc chắn bạn sẽ biết cơ quan hành chính có thẩm quyền cao nhất là cơ quan nào. Theo Hiến pháp 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền cao nhất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất nắm quyền hành pháp với những chức năng và quyền hạn cụ thể bao gồm:
Quản lý công việc hành chính của Nhà nước.
Tổ chức và quyền lý các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy hành chính của Nhà nước.
Thiết lập quy định để đảm bảo thực hiện theo đúng lập pháp, pháp luật đã quy định.
Những thông tin trên đây có lẽ đã giúp bạn hiểu thêm về cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm những tổ chức nào và có vai trò gì. Nếu có những thắc mắc cần được hỗ trợ với chuyên viên tư vấn pháp lý của Hieuluat.