hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 28/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cơ sở lý luận là gì? Hướng dẫn viết cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận là phần bắt buộc phải có trong bất kỳ nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án,... Cơ sở lý luận là nền tảng cho các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu,... Bạn chưa biết cơ sở lý luận là gì? Cách viết cơ sở lý luận khoa học? Bài viết này là dành cho bạn!

Mục lục bài viết
  • Cơ sở lý luận của đề tài là gì? Tầm quan trọng
  • Khái niệm của cơ sở lý luận
  • Tầm quan trọng của cơ sở lý luận trong NCKH
  • Cơ sở lý luận gồm những gì? 
  • Cấu trúc của cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài là gì? Tầm quan trọng

Khái niệm của cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận trong đề tài là khung lý thuyết và nền tảng lý luận. Đây là hệ thống các nguyên lý, khái niệm, giả thuyết căn bản và khung tham chiếu của nghiên cứu. Từ đó để giải thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu.

Cơ sở lý luận là gì? Tầm quan trọng của cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận là gì? Tầm quan trọng của cơ sở lý luận

Từ việc là cơ sở cho việc phát triển kiến thức, cơ sở lý luận cung cấp cơ sở đến người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Các phương pháp luận phổ biến được các nhà nghiên cứu sử dụng: định tính, định lượng, thực nghiệm, phi thực nghiệm, quy nạp, diễn giải, phân tích, tổng hợp.

Tầm quan trọng của cơ sở lý luận trong NCKH

Qua khái niệm, bạn đọc đã nắm được cơ sở lý luận là gì? Vậy vì sao cơ sở lý luận lại quan trọng và là phần bắt buộc trong các đề tài, nghiên cứu?

  • Cơ sở lý luận là nền tảng, khung kiến thức để xây dựng các giả thuyết, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu khoa học; cung cấp cái nhìn tổng quan nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

  • Cơ sở lý luận giúp người nghiên cứu định hướng, đánh giá các dữ liệu đã thu thập được một cách hệ thống; tạo khung công việc, đề xuất câu hỏi để nghiên cứu được tiến hành một cách hệ thống.

  • Cơ sở lý luận giúp người đọc, bao gồm cả người chấm luận văn, … hình dung được vấn đề, các giả thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong bài.

Cơ sở lý luận gồm những gì? 

Cấu trúc của cơ sở lý luận

  • Khái niệm, các lý thuyết nền tảng: đây là khung sườn cơ bản, xây dựng nguyên tắc của bài nghiên cứu.

  • Mục tiêu nghiên cứu: xác định kết quả mà nghiên cứu cần đạt được; các giả thuyết sẽ được kiểm chứng hoặc bác bỏ qua nghiên cứu.

  • Phương pháp nghiên cứu: quy trình thu thập và phân tích dữ liệu; quy trình kiểm chứng giả định.

  • Kết quả dự kiến mà nghiên cứu mong đợi đạt được.

  • Ứng dụng và hạn chế: Xác định giá trị của nghiên cứu và những giới hạn mà nghiên cứu chưa chạm đến.

  • Tổng kết và hướng phát triển: Bất kỳ nghiên cứu đều cần đề xuất hướng phát triển (phát triển các nghiên cứu tiếp nối).

Cấu trúc xây dựng cơ sở lý luận
Cấu trúc xây dựng cơ sở lý luận

Bên cạnh đó, cơ sở lý luận cần đảm bảo các yếu tố:

  • Hữu ích: cơ sở lý luận cần có tính khả thi trong áp dụng vào thực tế. Nó được đánh giá cao khi mang lại giá thị nghiên cứu, giá trị xã hội hoặc đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu đó.

  • Khoa học, nhất quán: cơ sở lý luận phải dựa trên nghiên cứu, liên kết với các khái niệm, quan điểm trong lĩnh vực tương ứng. Các phát biểu trong cơ sở lý luận phải chặt chẽ, logic và phải được chứng minh.

  • Tương xứng: cơ sở lý luận phải liên quan mật thiết đến mục tiêu, vấn đề nghiên cứu. Nó cung cấp khung lý thuyết, nền tảng phù hợp để giải quyết trọng tâm vấn đề nghiên cứu. Từ đó đạt được mục tiêu nghiên cứu.

  • Thông tin chính thống: thông tin, các lý thuyết đề cập trong cơ sở lý luận phải dựa trên nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Nội dung phải được kiểm chứng bởi các nghiên cứu, thí nghiệm,...

  • Tính linh hoạt: tính linh hoạt trong cơ sở lý luận là vô cùng cần thiết. Điều này giúp nội dung nghiên cứu thích ứng với sự phát triển, tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu.

Độ dài của cơ sở lý luận

Không có bất kỳ quy định nào về độ dài của cơ sở lý luận. Thông tin này phụ thuộc vào cấu trúc, phạm vi nghiên cứu, tài liệu liên quan, các khái niệm cần định nghĩa.

Tuy vậy, cơ sở lý luận được khuyến cáo chiếm khoảng 25% độ dài luận văn. Trong đó, xác định độ dài hợp lý có thể dựa vào các yếu tố sau:

  • Mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và độ sâu của luận văn.

  • Tuân thủ cấu trúc.

  • Tuân thủ các yêu cầu của nơi thực hiện luận văn (cơ quan, tổ chức, nhà trường,...).

Hướng dẫn cách viết cơ sở lý luận của đề tài

Xác định trọng tâm vấn đề nghiên cứu

Người nghiên cứu cần xác định rõ ràng mục tiêu và phạm vi của cơ sở lý luận. Từ đó tìm kiếm từ khóa trọng tâm nhất để giới hạn nội dung các lý thuyết trong bối cảnh nghiên cứu. Điều này sẽ giúp cơ sở lý luận đảm bảo tính súc tích, tập trung.

Trọng tâm nghiên cứu - chìa khóa để nghiên cứu thành công

Trọng tâm nghiên cứu - chìa khóa để nghiên cứu thành công

Danh sách các lý luận liên quan

Xây dựng mô hình các lý luận liên quan dưới hình thức những câu hỏi, tranh luận và phản biện. Từ đó, người nghiên cứu sẽ tìm thấy thông tin dựa trên:

  • Những ấn phẩm lý thuyết, nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này (bao gồm cả những quan điểm đồng tình và phản đối).

  • Tìm kiếm “lỗ hổng”: Tài liệu còn thiếu thông tin, dữ liệu nào? Vấn đề nào cần được giải quyết?

Các nguồn tài liệu chính thống của cơ sở lý luận

Tất cả các bài luận đều phải đính kèm thông tin về nguồn tài liệu. Vậy nguồn tài liệu trong cơ sở lý luận là gì? Nguồn tài liệu trong cơ sở lý luận là các nguồn thông tin và tài liệu người nghiên cứu sử dụng để xây dựng và hỗ trợ các luận điểm của mình.
Nguồn tài liệu sử dụng trong cơ sở lý luận

Nguồn tài liệu sử dụng trong cơ sở lý luận

Các thông tin trong cơ sở lý luận cần đến từ các nguồn lý thuyết chính thống, đã được kiểm chứng và mang tính chất khách quan. Bạn có thể tìm đến các nguồn sách, tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu uy tín, website chuyên ngành,... Việc tuân thủ tính chính thống chính là đảm bảo đạo đức khoa học.

Chúng tôi cung cấp một vài nguồn tin chính thống:

  • Danh mục thư viện trường đại học của bạn

  • Google Scholar

  • JSTOR

  • EBSCO

Viết cơ sở lý luận

Khi tiến hành viết, có một bài điểm bạn cần lưu ý:

  • Sắp xếp các lý luận theo cấu trúc logic: Bạn nên phân chia tiêu đề, tiêu đề phụ và các phần bổ sung thông tin. Bắt đầu đi từ lý thuyết chung nhất, cơ bản nhất, và đi sâu vào những khía cạnh cụ thể.

  • Viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác: Tránh sử dụng phương nghĩ, ngôn từ mang tính cá nhân; tránh sử dụng các câu phức tạp, có thể gây sai lệch thông tin; trình bày ngắn gọn, súc tính.

Phân biệt: Cơ sở lý luận - Cơ sở thực tiễn

Khi bắt tay vào công tác nghiên cứu khoa học, có tương đối nhiều bạn sinh viên, nhà nghiên cứu có chưa thực sự hiểu rõ sự khác nhau giữa cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận là gì. Dưới đây là phân biệt dễ hiểu và cơ bản giữa cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận.

Hạng mục

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

Lý thuyết đề cập

- Nguyên lý

- Khung lý thuyết

- Mô hình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Dữ liệu thực tế

- Tác động thực tế

Thông tin đem lại

- Khái niệm

- Các quan hệ trong lĩnh vực nghiên cứu

- Quy luật

- Tài liệu

- Thông tin

- Thông số thu thập từ thực tế

- Hỗ trợ nghiên cứu và phân tích

Mục tiêu

- Xác định cách tiếp cận nghiên cứu

- Cung cấp bằng chứng

- Minh họa cụ thể
- Ứng dụng cơ sở lý luận trong thực tế

Tầm quan trọng

- Cung cấp khung cơ bản cho nghiên cứu

- Hướng dẫn các phương pháp, quy trình nghiên cứu

- Cung cấp thông tin, dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các phương pháp nghiên cứu

Qua đó ta thấy cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn được sử dụng song song, có mối quan hệ gắn bó và tương trợ trong nghiên cứu, tạo một cơ sở vững chắc cho bài nghiên cứu.

Kết luận

Qua bài viết, độc giả chắc chắc đã hiểu cơ sở lý luận là gì? Cách để xây dựng cơ sở lý luận khoa học và logic. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, Quý độc giả vui lòng liên hệ hotline … để nhận giải đáp chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

X